Chuyện CSGT sai, lên án là đúng.
Chuyện người dân sai cũng nên nhận định rõ ràng thì mới công tâm. Chạy xe thì phải có bằng lái, đã có bằng lái phải nắm rõ luật, đã nắm rõ luật thì không nên vi phạm; bất khả kháng mà vi phạm thì phải trao đổi, giải thích.
Ngày Tết ai chẳng muốn về quê nhanh cùng với gia đình, nhưng cứ chạy tràn qua làn xe oto như thế thì tính mạng mình ai lo?
Còn về CSGT thì em không biết bác chủ có "cơ duyên" thế nào mà gặp lắm thế. Thấy lắm thế, tả cũng sinh động thế. Bác chủ có đi sai để bị ngoắc vào không? Nếu có thì có "trăm rưỡi" không? Nếu không thì sao mà tả hay thế, sinh động thế?
Em thắc mắc bác chủ có phải là phóng viên chăng? Chỉ có phóng viên, nghiệp vụ mới cao thế!
Còn so nước mình với láng giềng âu cũng còn khập khiễn. Nước ta thế nào? Nước bạn thế nào? Đường ta thế nào? Đường bạn thế nào? Dân ta thế nào? Dân bạn thế nào. Đâu đâu cũng có vấn đề, cũng có cái hay, cái dỡ. Sao không tuyên truyền cái hay mà lại cứ chì chiết cái dỡ. Nước bạn hay thế sao không qua sống, sống nước này, kiếm tiền trên đất nước này làm gì rồi ngày ngày lại chửi thay vì đóng góp ý kiến. Đâu đâu cũng có cái vụ lợi cá nhân, nghành nào cũng có, và người dân cũng có.
Còn về vấn đề vùng miền thì em xin nói như sau: Đã là người VN thì đừng nói như thế. Có thương, có ghét cứ để trong bụng mình biết. Nơi nào cũng có người tốt, kẻ xấu không phải cứ Miền Bắc, Miền Trung hay Miền Nam. Cái khái niệm đất khách quê người của những người xa quê đi đến TỈNH khác để làm ăn sinh sống đó là 1 khái niệm cục bộ, bởi trên đất nước này, dù đi đâu trên lãnh thổ vẫn là quê ta. Suy nghĩ như bác ngọc gì đấy là hết sức thiển cận. Một ngày nào đó ra nước ngoài, chúng ta nhìn những người đồng hương từ nhiều nơi trên đất nước đều là 1, chỉ có 1 là người VN dù là Thanh Hóa, Nghệ An hay Cà Mau, Lạng Sơn. Vậy tại sao khi đang ở trên quê cha đất Tổ lại kỳ thị lẫn nhau? Sao lại cho rằng người tỉnh khác đến kiếm giật miếng ăn của mình. Làm ăn là quyền của mỗi con người, miễn sao không vi phạm PL là được. Còn riêng con người Miền Trung, phải công nhận rằng họ chịu thương, chịu khó, không ngại khổ và rất hiền từ. Xe mì gõ có thể xem là đặc sản Sài Gòn mà người Miền Trung đem đến, bán từ chiều đến khuya, không chịu thương, chịu khó, chịu khổ sao làm được. Có người Sài Gòn nào bày ra bán Mì gõ chưa? mà nói họ cướp miếng ăn của mình. Lại nói tiếp về Hủ Tiếu Mỹ Tho, liệu có thể nói người Sài Gòn cướp của người Mỹ Tho đề làm giàu cho mình. Đây có lẽ là trường hợp cá biệt trong suy nghĩ, chứ Sài Gòn với những con hẻm bao dung vô cùng, chẳng phân biệt ai.
Em mượn Sài Gòn để nói về khái niệm vùng miền bởi Sài Gòn là nơi hội tụ của dân tứ xứ, đến, sống và phát triển tại đây. Nó là điển hình của sự không phân biệt.
Sẽ có bác ý kiến rằng sự phân biệt vùng miền có ví dụ sinh động là những bài báo nêu rằng các Doanh nghiệp ở BD, thậm chí Tp.HCM quyết không nhận lao động Thanh Hóa, Nghệ An,..... Nói ra thì có vẻ sặc mùi phân biệt, nhưng nếu nhìn kỹ thì đây là kết quả của 1 quá trình tích tụ những vấn đề về thói quen, cách hành xử của một số công nhân đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, làm cho các chủ doanh nghiệp lo lắng. Mà khi họ lo lắng thì họ phải chủ động bảo vệ bằng cách nhận những lao động từ nơi khác như Quảng Ngãi, Quảng Nam, ... Đây cũng là 1 tiếng chuông cảnh tỉnh ý thức của người lao động và thức tỉnh họ trên con đường mưu sinh, chứ không phải phân biệt vùng miền gì cả.