Bác kiểm tra xem Lào và Campuchia có bao nhiêu trạm thu phí BOT nhé. Anh em diễn đàn đang quan tâm cái đó lắm. Đảm bảo view và share lên ầm ầm.
Em sẽ ghi ở phần sau ạhBác kiểm tra xem Lào và Campuchia có bao nhiêu trạm thu phí BOT nhé. Anh em diễn đàn đang quan tâm cái đó lắm. Đảm bảo view và share lên ầm ầm.
Tiếp tục hành trình đến thành phố Parkse, Lào.
Tp Parkse thuộc tỉnh Champasak, (báo Nhân Dân Việt Nam ghi là: Chăm-pa-sắc, viết đến đây mình chợt nhớ đến bài báo: Chủ tịch Quốc hội Thái Lan: Sổm-Cặc-Kiệt-Sụ-Ra-Nôn thăm nước ta trên báo Nhân Dân he he) là một tỉnh của vùng Nam Lào (Tây Nam), giáp biên giới Thái Lan - Campuchia, nơi hợp lưu của hai con sông Xedone và Mekong. Đây là kinh đô của vương quốc Champasak. Khoảng 1.400 năm về trước Champasak là một lãnh địa hùng mạnh trong lưu vực hạ sông Mekong. Từ thế kỷ I đến thế kỷ IX, Champasak là đất của vương quốc Funan và Chenla. Sau đó Champasak trở thành vùng đất tiền đồn của vương triều Khmer dưới thời Angkor. Rồi đến Vương quốc Lane Xang. Năm 1707, Vương quốc Lane Xang tan rã và bị phân chia làm 03 tiểu vương quốc, tiểu vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, tiểu vương quốc Vientiane ở miền Trung và Champasak ở phía nam. Năm 1946, vương quốc Lào ra đời và Champasak trở thành 1 tỉnh của vương quốc. Năm 1975 nhà nước CHDCND Lào ra đời và Champasak là 1 tỉnh của Lào ngày nay với thủ phủ là thành phố Parkse bên dòng sông Mekong hùng vĩ.
Parkse cũng là thủ phủ của vùng Nam Lào, lớn thứ 2 của Lào, sau thủ đô Vientiane. Từ Parkse có thể đi đường bộ sang Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Parkse cũng có sân bay nên bên cạnh đường bộ, du khách có thể chọn đường hàng không để đến thành phố này. Cộng đồng người Việt tại đây khá đông, có garage sửa xe, nhà hàng, quán cafe của người Việt. Các nhà đầu tư như SHB, PV Oil, Petrolime đều có cơ sở ở đây. Vì vậy ở đây có Tổng lãnh sự Việt Nam. Trước khi đi nên lưu lại số điện thoại của Tổng lãnh sự, đề phòng có chuyện bấc trắc thì gọi giúp đỡ.
Tỉnh Chapasak sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh như đền Wat Phu, làng dệt Saphai Veunexay, khu bảo tồn rừng Dong Hua Sao…etc. Vì được thiên nhiên ưu đãi: một bên là dòng Mekong hùng vĩ, một bên là núi nên ở đây có khá nhiều thác . Một trong những thác nổi tiếng nhất là thác Khone Phapeng, lớn nhất Đông Nam Á được mệnh danh là Niagara của Đông Nam Á. Khone Phapeng là một đoạn chảy của dòng sông Mê Kông dài 4000km từ Tây Tạng với nhiều dòng xoáy và ghềnh đá hiểm trở với độ cao là 21 m, gồm nhiều thác ghềnh nhỏ kéo dài trên 10 km theo chiều dài sông. Thác nước này cũng là nơi sinh sống của cá tra dầu, một loài cá da trơn đang nguy cấp và được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
Vừa qua khỏi cửa khẩu Lào, thấy vùng đất ở đây nắng quá, cây cối khô cằn hết nên hai con Sò huyết liền dừng lại giúp cho cây cối xanh tươi
Quốc lộ 13 Lào từ biên giới với Campuchia đi tỉnh Champasak rất đẹp. Trên đường đi chẳng thấy trạm thu phí nào và cũng không có các chú CSGT núp lùm bắn tốc độ. Biển báo giao thông ở đây tuy ít nhưng rất rõ ràng
Trên đường đến thác Khone Phapeng, bất chợt gặp lá cờ buá liềm của Đảng cọng sản Lào anh em. Dừng lại chụp cái hình để về báo cáo cho Bác
Đường vào thác Khone Phapeng, bầu trời trong và xanh gì mà xanh thế
Phí vào cổng dành cho người dân Lào và du khách nước ngoài: Người dân Lào: 20,000 Kíp (khoảng 55,000VNĐ/pax). Du khách nước ngoài: 50,000 Kíp (Khoảng 135,000VNĐ/pax)
Án ngữ trước lối đi vào thác là đền thờ cây thiêng Manikhoth cùng với bảng giới thiệu lịch sử của cây
Phía sau đền thờ là một cây cầu gỗ bắt ngang qua một khu rừng nhỏ cây cối xanh tươi và mát mẻ để dẫn xuống thác. Gắn máy hình lên chân máy, nháy phát cho đủ mặt của 6 thành viên
và tranh thủ chụp hình ở thác Khone Phapeng trước khi tiếp tục hành trình về Parkse
Tạm biệt thác Khone Phapeng và đền thờ cây thiêng Manikhoth, chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến thành phố Parkse vào chiều muộn:
Vậy là hết ngày 1 như kế hoạch ban đầu
Tp Parkse thuộc tỉnh Champasak, (báo Nhân Dân Việt Nam ghi là: Chăm-pa-sắc, viết đến đây mình chợt nhớ đến bài báo: Chủ tịch Quốc hội Thái Lan: Sổm-Cặc-Kiệt-Sụ-Ra-Nôn thăm nước ta trên báo Nhân Dân he he) là một tỉnh của vùng Nam Lào (Tây Nam), giáp biên giới Thái Lan - Campuchia, nơi hợp lưu của hai con sông Xedone và Mekong. Đây là kinh đô của vương quốc Champasak. Khoảng 1.400 năm về trước Champasak là một lãnh địa hùng mạnh trong lưu vực hạ sông Mekong. Từ thế kỷ I đến thế kỷ IX, Champasak là đất của vương quốc Funan và Chenla. Sau đó Champasak trở thành vùng đất tiền đồn của vương triều Khmer dưới thời Angkor. Rồi đến Vương quốc Lane Xang. Năm 1707, Vương quốc Lane Xang tan rã và bị phân chia làm 03 tiểu vương quốc, tiểu vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, tiểu vương quốc Vientiane ở miền Trung và Champasak ở phía nam. Năm 1946, vương quốc Lào ra đời và Champasak trở thành 1 tỉnh của vương quốc. Năm 1975 nhà nước CHDCND Lào ra đời và Champasak là 1 tỉnh của Lào ngày nay với thủ phủ là thành phố Parkse bên dòng sông Mekong hùng vĩ.
Parkse cũng là thủ phủ của vùng Nam Lào, lớn thứ 2 của Lào, sau thủ đô Vientiane. Từ Parkse có thể đi đường bộ sang Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Parkse cũng có sân bay nên bên cạnh đường bộ, du khách có thể chọn đường hàng không để đến thành phố này. Cộng đồng người Việt tại đây khá đông, có garage sửa xe, nhà hàng, quán cafe của người Việt. Các nhà đầu tư như SHB, PV Oil, Petrolime đều có cơ sở ở đây. Vì vậy ở đây có Tổng lãnh sự Việt Nam. Trước khi đi nên lưu lại số điện thoại của Tổng lãnh sự, đề phòng có chuyện bấc trắc thì gọi giúp đỡ.
Tỉnh Chapasak sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh như đền Wat Phu, làng dệt Saphai Veunexay, khu bảo tồn rừng Dong Hua Sao…etc. Vì được thiên nhiên ưu đãi: một bên là dòng Mekong hùng vĩ, một bên là núi nên ở đây có khá nhiều thác . Một trong những thác nổi tiếng nhất là thác Khone Phapeng, lớn nhất Đông Nam Á được mệnh danh là Niagara của Đông Nam Á. Khone Phapeng là một đoạn chảy của dòng sông Mê Kông dài 4000km từ Tây Tạng với nhiều dòng xoáy và ghềnh đá hiểm trở với độ cao là 21 m, gồm nhiều thác ghềnh nhỏ kéo dài trên 10 km theo chiều dài sông. Thác nước này cũng là nơi sinh sống của cá tra dầu, một loài cá da trơn đang nguy cấp và được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
Vừa qua khỏi cửa khẩu Lào, thấy vùng đất ở đây nắng quá, cây cối khô cằn hết nên hai con Sò huyết liền dừng lại giúp cho cây cối xanh tươi
Quốc lộ 13 Lào từ biên giới với Campuchia đi tỉnh Champasak rất đẹp. Trên đường đi chẳng thấy trạm thu phí nào và cũng không có các chú CSGT núp lùm bắn tốc độ. Biển báo giao thông ở đây tuy ít nhưng rất rõ ràng
Trên đường đến thác Khone Phapeng, bất chợt gặp lá cờ buá liềm của Đảng cọng sản Lào anh em. Dừng lại chụp cái hình để về báo cáo cho Bác
Đường vào thác Khone Phapeng, bầu trời trong và xanh gì mà xanh thế
Phí vào cổng dành cho người dân Lào và du khách nước ngoài: Người dân Lào: 20,000 Kíp (khoảng 55,000VNĐ/pax). Du khách nước ngoài: 50,000 Kíp (Khoảng 135,000VNĐ/pax)
Án ngữ trước lối đi vào thác là đền thờ cây thiêng Manikhoth cùng với bảng giới thiệu lịch sử của cây
Phía sau đền thờ là một cây cầu gỗ bắt ngang qua một khu rừng nhỏ cây cối xanh tươi và mát mẻ để dẫn xuống thác. Gắn máy hình lên chân máy, nháy phát cho đủ mặt của 6 thành viên
và tranh thủ chụp hình ở thác Khone Phapeng trước khi tiếp tục hành trình về Parkse
Cám ơn bác đã chia sẻ. Tết ta này em và gia đình nữa định đi Cam một chuyến. Nhờ bác chia sẻ thêm một số thông tin về thủ tục như:
- Các giấy tờ nào cần chuẩn bị từ VN (bằng lái xe, bảo hiểm, giấy tờ tuỳ thân...)? Gia đình bọn em đi có cả trẻ em thì có cần mang giấy khai sinh không (tất nhiên các cháu có hộ chiếu riêng)?
- Trên đường bên Cam có nhiều trạm - chốt kiểm tra giấy tờ không? Các bác có bị hỏi và thấy tình hình xxx bên đó thế nào?
- Đi với trẻ em sang bên đó có an toàn không?
Rất cảm ơn sự tư vấn của bác!
- Các giấy tờ nào cần chuẩn bị từ VN (bằng lái xe, bảo hiểm, giấy tờ tuỳ thân...)? Gia đình bọn em đi có cả trẻ em thì có cần mang giấy khai sinh không (tất nhiên các cháu có hộ chiếu riêng)?
- Trên đường bên Cam có nhiều trạm - chốt kiểm tra giấy tờ không? Các bác có bị hỏi và thấy tình hình xxx bên đó thế nào?
- Đi với trẻ em sang bên đó có an toàn không?
Rất cảm ơn sự tư vấn của bác!