PHẦN 3 - TIẾP THEO VÀ HẾT
Hôm qua tôi đã viết tiếp đoạn này vào phần 2 ở trang 5, tuy nhiên điều đó có thể khiến các bác khó theo dõi, nên xin phép chuyển đoạn cuối cùng vào phần 3 này.
______
Sáng hôm sau, chúng tôi túc tắc cuốc bộ sang khu vực thác, sau khi đã làm một bụng bánh cuốn Cao Bằng.
Tôi xin dừng vài phút để nói về cái "sự" bánh cuốn Cao Bằng. Suốt mấy ngày chỉ ăn bún, phở, cơm rồi cháo...nay anh em nhất trí làm tý bánh cuốn vì trong suốt chặng từ Bắc Cạn qua thấy rợp trời là bánh cuốn, lòng thầm nhủ: chắc phải chuẩn chỉ đây, lạ đây, ngon đây, mà đã lạ, đã ngon thì nhất định phải ăn.
Thế là sáng hôm ấy đồng lòng bánh cuốn Cao Bằng.
Một bát nước dùng trong veo, bánh thả vào trong ấy, thêm quả trứng rán sơ qua cuộn lại, ấy được gọi là bánh cuốn. Tôi tần ngần cứ ngồi đợi giò hoặc chả mang ra, kèm thêm đĩa bánh cuốn và bát nước mắm, tôi cứ đồ rằng cái bát kia là canh ăn kèm thêm theo phong cách mới, nhưng không, nó chính là bánh cuốn Cao Bằng đích thực.
Nhạt, lõng bõng, cái không ra cái mà nước không ra nước, cái này nên gọi là súp bánh thì đúng hơn, nhưng có lẽ nhuận trường và rất hợp với các bác răng giả, chả cần nhai, cứ đưa vào là trôi thôi.
Chúng tôi lên viếng chùa Bản Dốc trước tiên, không phải là chúng tôi thích tụng niệm, cầu xin hay chiêm bái gì, mà đơn giản, tôi thấy chùa xây quá đẹp, đúng kiến trúc cổ và thuần Việt, không phô trương và lai căng như Bái Đính. Nằm ở một vị thế cao trên sườn núi, thâm nghiêm nhìn sang bên kia biên giới, tôi hiểu được cái dụng ý của những người xây dựng nên ngôi quốc tự này. Đứng từ trên chùa phóng tầm mắt ra một cõi bao la núi rừng, dòng Quây Sơn uốn lượn từ trên cao và đổ xuống tạo thành thác Bản Dốc hùng vĩ, giữa trập trùng màu xanh cây cỏ, chúng tôi đều dấy lên những tình cảm rất không dễ gọi lên thành lời.
Thác mùa này ít nước, phần nằm bên lãnh thổ TQ là thác chính thì nước nhiều hơn, nhưng phần thác phụ nằm bên mình thì lèo tèo, liu riu mấy "cọng" nước.
Chúng tôi đứng ngắm một lúc, lội xuống dòng nước lạnh ngắt ngâm chân, vốc miếng nước thiêng của miền địa đầu tổ quốc rửa mặt, chụp mấy kiểu hình rồi lưu luyến ra về, cũng không khoái cái món chèo thuyền đi lại trên sông. Nhìn sang bờ bên kia, thấy khách sạn, nhà nghỉ xây rất hoành tráng, rất to, bên này, mỗi cái khách sạn của Saigontourist là đáng kể còn chẳng có gì. Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch là cái trạm bán vé cũ từ đời Tống, em bán vé cắn hạt dưa chanh chách ngồi ngóc mỏ tám chuyện với hai ba anh mặt đỏ như gà chọi, đường dẫn xuống có cái barie bằng cây gỗ mốc thếch cột với sợi dây thừng, vài ba quán xá che bạt xanh lèo tèo trong nắng mai ! Du lịch Cao Bằng đấy sao ?
Rời Bản Dốc, chia tay bánh cuốn thần thánh, chúng tôi quay về nhé, chuyến đi của chúng tôi đến đây là kết thúc, giờ phải về với Vũng Tàu, với nắng gió vùng biển, với công việc, với "công cuộc ăn nhậu", với gia đình...
Ghé quán bên đường bắn chén rượu ngô và mua của anh lò rèn mấy con dao, nghe nói rèn bằng nhíp xe (giật mình chui xuống gầm kiểm tra Ranger có mất cái nhíp nào không), rồi lại đi. Mỗi xe một con mã có vỏ gỗ đàng hoàng, đi một đoạn rồi lại giật mình thấy ngu vì đi bán tải, lại có hàng "nóng" trên xe, đi từ biên giới vào, ngộ nhỡ bị tuýt lại nghi là buôn ma túy thì hỏng đời, cứ thon thót hết cái thằng người.
Từ Cao Bằng, chúng tôi đi về Hà Nội, rồi Thanh Hóa, đi hết địa phận Thanh Hóa thì đã quá khuya, lại một cái nhà nghỉ heo hút bên đường và vài bát mỳ tôm cho qua đêm trường...không giá lạnh tý nào.
Sáng hôm sau, chúng tôi quyết định rời QL1A và đi vào đường Hồ Chí Minh bắt đầu từ Nghệ An, đường vắng, chó chạy lung tung không hề theo luật giao thông nên xe tôi đã gây ra tội ác tày trời là tiễn một em cẩu lên đường, giữa rừng hoang vắng nên không biết ai là chủ để mà xuống tạ tội và đền bù, đang miên man trong niềm tội lỗi thì con BT-50 chạy song song, ngoắc tay ra hiệu hạ kính: Gì thế ? Má, em mới phang chết con chó ! Rồi xong.
Thế là ngoài chuyện lo tránh người, thì bây giờ nỗi lo tránh chó là rất quan trọng, chúng tôi không ai dám đi nhanh dù đường vắng hoe.
Qua đoạn Hà Tĩnh hay Quảng Bình gì đó thì rất nhiều người dân bán cam quýt hai bên đường, chúng tôi dừng lại mua ăn, khi ăn thì thấy cũng ngòn ngọt, xách mỗi xe 5 ký, nhưng khi lên xe bóc ăn thì chua vãi lều, ăn hết một quả thì bất giác sờ xuống xem vãi nước chưa. Cu bên cạnh thốt lên: Hay hề, ăn dưới đàng thì ngọt, mà lên xe mần răng hắn lại chua vại nác ra hì !!!
Sau khi ăn trưa ở Quảng Bình và nghỉ ngơi chừng hơn tiếng, chúng tôi đi tiếp. Càng đi, đường HCM càng nhỏ, chỉ có một làn xe và lâu lâu một ông container hùng hổ xông tới thì chúng tôi cứ gọi là dúi dụi vào mép, rừng núi trập trùng, bầu trời về chiều ngả màu xam xám, chúng tôi đi lạc hai lần do rẽ vào nhánh khác, lại hì hục quay ra mất thêm mấy chục cây dù chơi google đàng hoàng.
16h hơn thì trời có mưa nhỏ, cảnh vật hai bên càng thêm buồn, nhưng chúng tôi cần đến nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn trước khi trời tối.
17:15, tới được nghĩa trang, nhá nhem, nhưng chúng tôi vẫn quyết định vào thắp nén nhang, gọi là tưởng nhớ cái công lao của các anh hùng liệt sỹ, các bậc tiền nhân. Trời mờ tối, thắp nén nhang lập lòe, bác quản trang bảo tôi đánh ba tiếng chuông, cảm giác sờ sợ, rờn rợn, hoang mang dù chúng tôi ai cũng lòng thành. Khu này là Thanh Hóa, khu kia Nghệ An, khu bên cạnh Bắc Giang...Rất nhiều mộ vô danh, chỉ có ngôi sao thay tên họ, tuổi tác.
Rời nghĩa trang liệt sỹ TS, không ai bảo ai tất cả chúng tôi đều trầm lắng, mỗi người miên man trong những suy nghĩ của mình. Bất kể là ai, điều kiện, hoàn cảnh, xuất thân, tôn giáo, trường phái chính trị nào, thì cũng cần phải biết ơn họ, những người đã nằm xuống mà không tư lợi gì cho bản thân mình !
Đường tối đen, không hề có đèn đóm gì, thi thoảng vài cụm nhà dân xuất hiện leo lét bên đường càng làng tăng thêm cái hiu quạnh, buồn bã, hoang vắng miền núi rừng Quảng Trị. Xe container bắt đầu đi rất nhiều và họ mặc nhiên coi con đường này là của riêng họ, các loại đèn pha lớn bé, ông cha, cháu chắt gắn trên xe nhất tề pha lên khiến mỗi khi chạy qua chúng tôi cứ như quáng gà, xe phải đánh sát vào lề mới tránh nổi. Tham khảo người dân bên đường thì được biết nếu cứ đi tiếp thì sẽ chạy qua Huế đoạn A Sầu A Lưới đường càng bé hơn và nhiều đèo vực, cảm thấy không an toàn nếu đi trong điều kiện thế này, chúng tôi quyết định kiếm đường rẽ ngang, quay lại QL1A và hành trình vào Nam.
Đến đây thì tôi xin dừng lại câu chuyện kể về chuyến hành trình của mình vì từ Huế quay vào, cũng giống như chuyến đi ra, không có gì đặc biệt, chúng tôi về đến thành phố Vũng Tàu an toàn vào rạng sáng ngày hôm sau nữa với rất nhiều câu chuyện để râm ran với bạn bè, người thân, về một chuyến đi mà không dễ trong đời lặp lại, với cùng những người bạn đồng hành đó, xe đó.
Trong đời chúng ta, đã bao lần ra sân bay Tân Sơn Nhất, uống ly cà phê sữa đá, leo lên máy bay, bay đánh vèo ra Nội Bài, có khi miệng còn đăng đắng vị cà phê, chả cảm thấy có dư vị gì về chuyến đi, đất nước mình dài ngắn ra sao, chỗ nào đẹp, nơi nào xấu. Nơi nào mang lại cho mình tâm trạng háo hức như trẻ em được cho đi chơi, nơi nào khiến tâm trạng trùng xuống và mênh mang vẩn vơ những nỗi lòng ? Chỉ có ngồi sau vô lăng xe, đạp ga qua hết chặng đường cả hơn hai ngàn km mỗi chiều, với vô vàn thành phố, thị xã, làng bản, khóm dân, sắc dân, những cung bậc của đất trời và thời tiết, mới thấy và phần nào chiêm nghiệm được hết, và qua đó, yêu cái dải đất này hơn.
Thay cho lời cuối:
Tôi xin được ơn tất cả các Osers đã theo dõi, đọc bài này, động viên cũng như chia sẻ cùng tôi. Tôi không phải là nhà văn, nhà báo (dĩ nhiên là như vậy), cũng không phải dân làm quảng cáo kiếm ăn (mong được thế), nên khả năng viết lách có rất nhiều giới hạn. Tuy nhiên tôi rất chân thành và cố gắng viết để chia sẻ cùng cả nhà những trải nghiêm của mình trong các cung đường dọc theo đất nước. Trong quá trình đi, tôi có chụp khá nhiều hình nhưng rất tiếc các hình đó độ phân giải quá cao, khi nén lại thì không đạt chất lượng, nên chủ yếu tôi up những hình chụp bằng điện thoại, mang tính chất minh họa, chứ cũng chẳng có giá trị thẩm mỹ gì nhiều.
Chính tả dĩ nhiên sai nhiều, câu cú nhiều chỗ lủng cũng, tôi cũng biết thế nhưng khi viết thì cứ gõ một mạch cho nó thuận dòng cảm xúc.
Về xe: Tôi đã sở hữu nhiều xe khác nhau, xe cỏ có, xe hơi sang sang có, to có, nhỏ có, nhưng đối với tôi chuyện đó chẳng có gì là quan trọng, cái xe tốt nhất là cái xe bên mình nhiều nhất, không hành hạ làm tiền mình và mang mình đi đến nơi, về đến chốn, cũng như cái máy hình tốt nhất, phải là cái mà mình luôn có thể mang theo, phải không ạ ?
Thân chào cả nhà !
Thêm một số hình ảnh minh họa
Hôm qua tôi đã viết tiếp đoạn này vào phần 2 ở trang 5, tuy nhiên điều đó có thể khiến các bác khó theo dõi, nên xin phép chuyển đoạn cuối cùng vào phần 3 này.
______
Sáng hôm sau, chúng tôi túc tắc cuốc bộ sang khu vực thác, sau khi đã làm một bụng bánh cuốn Cao Bằng.
Tôi xin dừng vài phút để nói về cái "sự" bánh cuốn Cao Bằng. Suốt mấy ngày chỉ ăn bún, phở, cơm rồi cháo...nay anh em nhất trí làm tý bánh cuốn vì trong suốt chặng từ Bắc Cạn qua thấy rợp trời là bánh cuốn, lòng thầm nhủ: chắc phải chuẩn chỉ đây, lạ đây, ngon đây, mà đã lạ, đã ngon thì nhất định phải ăn.
Thế là sáng hôm ấy đồng lòng bánh cuốn Cao Bằng.
Một bát nước dùng trong veo, bánh thả vào trong ấy, thêm quả trứng rán sơ qua cuộn lại, ấy được gọi là bánh cuốn. Tôi tần ngần cứ ngồi đợi giò hoặc chả mang ra, kèm thêm đĩa bánh cuốn và bát nước mắm, tôi cứ đồ rằng cái bát kia là canh ăn kèm thêm theo phong cách mới, nhưng không, nó chính là bánh cuốn Cao Bằng đích thực.
Nhạt, lõng bõng, cái không ra cái mà nước không ra nước, cái này nên gọi là súp bánh thì đúng hơn, nhưng có lẽ nhuận trường và rất hợp với các bác răng giả, chả cần nhai, cứ đưa vào là trôi thôi.
Chúng tôi lên viếng chùa Bản Dốc trước tiên, không phải là chúng tôi thích tụng niệm, cầu xin hay chiêm bái gì, mà đơn giản, tôi thấy chùa xây quá đẹp, đúng kiến trúc cổ và thuần Việt, không phô trương và lai căng như Bái Đính. Nằm ở một vị thế cao trên sườn núi, thâm nghiêm nhìn sang bên kia biên giới, tôi hiểu được cái dụng ý của những người xây dựng nên ngôi quốc tự này. Đứng từ trên chùa phóng tầm mắt ra một cõi bao la núi rừng, dòng Quây Sơn uốn lượn từ trên cao và đổ xuống tạo thành thác Bản Dốc hùng vĩ, giữa trập trùng màu xanh cây cỏ, chúng tôi đều dấy lên những tình cảm rất không dễ gọi lên thành lời.
Thác mùa này ít nước, phần nằm bên lãnh thổ TQ là thác chính thì nước nhiều hơn, nhưng phần thác phụ nằm bên mình thì lèo tèo, liu riu mấy "cọng" nước.
Chúng tôi đứng ngắm một lúc, lội xuống dòng nước lạnh ngắt ngâm chân, vốc miếng nước thiêng của miền địa đầu tổ quốc rửa mặt, chụp mấy kiểu hình rồi lưu luyến ra về, cũng không khoái cái món chèo thuyền đi lại trên sông. Nhìn sang bờ bên kia, thấy khách sạn, nhà nghỉ xây rất hoành tráng, rất to, bên này, mỗi cái khách sạn của Saigontourist là đáng kể còn chẳng có gì. Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch là cái trạm bán vé cũ từ đời Tống, em bán vé cắn hạt dưa chanh chách ngồi ngóc mỏ tám chuyện với hai ba anh mặt đỏ như gà chọi, đường dẫn xuống có cái barie bằng cây gỗ mốc thếch cột với sợi dây thừng, vài ba quán xá che bạt xanh lèo tèo trong nắng mai ! Du lịch Cao Bằng đấy sao ?
Rời Bản Dốc, chia tay bánh cuốn thần thánh, chúng tôi quay về nhé, chuyến đi của chúng tôi đến đây là kết thúc, giờ phải về với Vũng Tàu, với nắng gió vùng biển, với công việc, với "công cuộc ăn nhậu", với gia đình...
Ghé quán bên đường bắn chén rượu ngô và mua của anh lò rèn mấy con dao, nghe nói rèn bằng nhíp xe (giật mình chui xuống gầm kiểm tra Ranger có mất cái nhíp nào không), rồi lại đi. Mỗi xe một con mã có vỏ gỗ đàng hoàng, đi một đoạn rồi lại giật mình thấy ngu vì đi bán tải, lại có hàng "nóng" trên xe, đi từ biên giới vào, ngộ nhỡ bị tuýt lại nghi là buôn ma túy thì hỏng đời, cứ thon thót hết cái thằng người.
Từ Cao Bằng, chúng tôi đi về Hà Nội, rồi Thanh Hóa, đi hết địa phận Thanh Hóa thì đã quá khuya, lại một cái nhà nghỉ heo hút bên đường và vài bát mỳ tôm cho qua đêm trường...không giá lạnh tý nào.
Sáng hôm sau, chúng tôi quyết định rời QL1A và đi vào đường Hồ Chí Minh bắt đầu từ Nghệ An, đường vắng, chó chạy lung tung không hề theo luật giao thông nên xe tôi đã gây ra tội ác tày trời là tiễn một em cẩu lên đường, giữa rừng hoang vắng nên không biết ai là chủ để mà xuống tạ tội và đền bù, đang miên man trong niềm tội lỗi thì con BT-50 chạy song song, ngoắc tay ra hiệu hạ kính: Gì thế ? Má, em mới phang chết con chó ! Rồi xong.
Thế là ngoài chuyện lo tránh người, thì bây giờ nỗi lo tránh chó là rất quan trọng, chúng tôi không ai dám đi nhanh dù đường vắng hoe.
Qua đoạn Hà Tĩnh hay Quảng Bình gì đó thì rất nhiều người dân bán cam quýt hai bên đường, chúng tôi dừng lại mua ăn, khi ăn thì thấy cũng ngòn ngọt, xách mỗi xe 5 ký, nhưng khi lên xe bóc ăn thì chua vãi lều, ăn hết một quả thì bất giác sờ xuống xem vãi nước chưa. Cu bên cạnh thốt lên: Hay hề, ăn dưới đàng thì ngọt, mà lên xe mần răng hắn lại chua vại nác ra hì !!!
Sau khi ăn trưa ở Quảng Bình và nghỉ ngơi chừng hơn tiếng, chúng tôi đi tiếp. Càng đi, đường HCM càng nhỏ, chỉ có một làn xe và lâu lâu một ông container hùng hổ xông tới thì chúng tôi cứ gọi là dúi dụi vào mép, rừng núi trập trùng, bầu trời về chiều ngả màu xam xám, chúng tôi đi lạc hai lần do rẽ vào nhánh khác, lại hì hục quay ra mất thêm mấy chục cây dù chơi google đàng hoàng.
16h hơn thì trời có mưa nhỏ, cảnh vật hai bên càng thêm buồn, nhưng chúng tôi cần đến nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn trước khi trời tối.
17:15, tới được nghĩa trang, nhá nhem, nhưng chúng tôi vẫn quyết định vào thắp nén nhang, gọi là tưởng nhớ cái công lao của các anh hùng liệt sỹ, các bậc tiền nhân. Trời mờ tối, thắp nén nhang lập lòe, bác quản trang bảo tôi đánh ba tiếng chuông, cảm giác sờ sợ, rờn rợn, hoang mang dù chúng tôi ai cũng lòng thành. Khu này là Thanh Hóa, khu kia Nghệ An, khu bên cạnh Bắc Giang...Rất nhiều mộ vô danh, chỉ có ngôi sao thay tên họ, tuổi tác.
Rời nghĩa trang liệt sỹ TS, không ai bảo ai tất cả chúng tôi đều trầm lắng, mỗi người miên man trong những suy nghĩ của mình. Bất kể là ai, điều kiện, hoàn cảnh, xuất thân, tôn giáo, trường phái chính trị nào, thì cũng cần phải biết ơn họ, những người đã nằm xuống mà không tư lợi gì cho bản thân mình !
Đường tối đen, không hề có đèn đóm gì, thi thoảng vài cụm nhà dân xuất hiện leo lét bên đường càng làng tăng thêm cái hiu quạnh, buồn bã, hoang vắng miền núi rừng Quảng Trị. Xe container bắt đầu đi rất nhiều và họ mặc nhiên coi con đường này là của riêng họ, các loại đèn pha lớn bé, ông cha, cháu chắt gắn trên xe nhất tề pha lên khiến mỗi khi chạy qua chúng tôi cứ như quáng gà, xe phải đánh sát vào lề mới tránh nổi. Tham khảo người dân bên đường thì được biết nếu cứ đi tiếp thì sẽ chạy qua Huế đoạn A Sầu A Lưới đường càng bé hơn và nhiều đèo vực, cảm thấy không an toàn nếu đi trong điều kiện thế này, chúng tôi quyết định kiếm đường rẽ ngang, quay lại QL1A và hành trình vào Nam.
Đến đây thì tôi xin dừng lại câu chuyện kể về chuyến hành trình của mình vì từ Huế quay vào, cũng giống như chuyến đi ra, không có gì đặc biệt, chúng tôi về đến thành phố Vũng Tàu an toàn vào rạng sáng ngày hôm sau nữa với rất nhiều câu chuyện để râm ran với bạn bè, người thân, về một chuyến đi mà không dễ trong đời lặp lại, với cùng những người bạn đồng hành đó, xe đó.
Trong đời chúng ta, đã bao lần ra sân bay Tân Sơn Nhất, uống ly cà phê sữa đá, leo lên máy bay, bay đánh vèo ra Nội Bài, có khi miệng còn đăng đắng vị cà phê, chả cảm thấy có dư vị gì về chuyến đi, đất nước mình dài ngắn ra sao, chỗ nào đẹp, nơi nào xấu. Nơi nào mang lại cho mình tâm trạng háo hức như trẻ em được cho đi chơi, nơi nào khiến tâm trạng trùng xuống và mênh mang vẩn vơ những nỗi lòng ? Chỉ có ngồi sau vô lăng xe, đạp ga qua hết chặng đường cả hơn hai ngàn km mỗi chiều, với vô vàn thành phố, thị xã, làng bản, khóm dân, sắc dân, những cung bậc của đất trời và thời tiết, mới thấy và phần nào chiêm nghiệm được hết, và qua đó, yêu cái dải đất này hơn.
Thay cho lời cuối:
Tôi xin được ơn tất cả các Osers đã theo dõi, đọc bài này, động viên cũng như chia sẻ cùng tôi. Tôi không phải là nhà văn, nhà báo (dĩ nhiên là như vậy), cũng không phải dân làm quảng cáo kiếm ăn (mong được thế), nên khả năng viết lách có rất nhiều giới hạn. Tuy nhiên tôi rất chân thành và cố gắng viết để chia sẻ cùng cả nhà những trải nghiêm của mình trong các cung đường dọc theo đất nước. Trong quá trình đi, tôi có chụp khá nhiều hình nhưng rất tiếc các hình đó độ phân giải quá cao, khi nén lại thì không đạt chất lượng, nên chủ yếu tôi up những hình chụp bằng điện thoại, mang tính chất minh họa, chứ cũng chẳng có giá trị thẩm mỹ gì nhiều.
Chính tả dĩ nhiên sai nhiều, câu cú nhiều chỗ lủng cũng, tôi cũng biết thế nhưng khi viết thì cứ gõ một mạch cho nó thuận dòng cảm xúc.
Về xe: Tôi đã sở hữu nhiều xe khác nhau, xe cỏ có, xe hơi sang sang có, to có, nhỏ có, nhưng đối với tôi chuyện đó chẳng có gì là quan trọng, cái xe tốt nhất là cái xe bên mình nhiều nhất, không hành hạ làm tiền mình và mang mình đi đến nơi, về đến chốn, cũng như cái máy hình tốt nhất, phải là cái mà mình luôn có thể mang theo, phải không ạ ?
Thân chào cả nhà !
Thêm một số hình ảnh minh họa
Attachments
-
103,7 KB Đọc: 60
-
157,4 KB Đọc: 55
-
163,4 KB Đọc: 58
-
122 KB Đọc: 58
-
199,7 KB Đọc: 60
-
130,9 KB Đọc: 59
-
238,4 KB Đọc: 57
-
120,1 KB Đọc: 55
-
222,7 KB Đọc: 59
-
154,1 KB Đọc: 56
-
96,1 KB Đọc: 58
-
183,6 KB Đọc: 59
-
115,2 KB Đọc: 28
-
174,5 KB Đọc: 58
-
117,2 KB Đọc: 57
-
89,5 KB Đọc: 57
-
204,3 KB Đọc: 59
-
119,4 KB Đọc: 57