Hạng D
18/7/04
2.261
17
0
55
RE: hệ thống đánh lửa => rất quan trọng

Xưa gì bác Đè, bây giờ giàn em toàn là động cơ Diesel của Ca téc thôi.....:D:D KHông biết bác Ca tec này có ra giàn em bảo trì bọn ấy bao giờ chưa nhỉ[8D][8D][8D]
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: hệ thống đánh lửa => rất quan trọng

Vậy hả bác Pi , tôi không rành chuyện giàn khoan lắm , nhưng ngày xưa trong Nam thì lọai máy Catec nhiều vô kể , nguồn gốc là quân đội Mỹ để lại , máy phát điện , xe cơ giới , đầu kéo , đa phần họ xài máy này , mười mấy năm sau ngày giải phóng , các nhà máy lớn như Cơ khí Giao thông 622 ,nhà máy xay đá 623 , đòan vận tải xi măng Hà Tiên , Cty thủy sản Cần thơ , nhà máy nước Đá Vũng Tàu ...cứ hì hục sửa chữa chế tác mấy cái máy cũ mà xài , khi đó mọi người mới thấy nó bền bỉ tới cỡ nào , đúng là " Phương tiện chiến tranh ", mà cứ máy đó hư là người ta lại ....kêu tui ! ;) , vì tui ...GIỎI ......phán !
Bác nào có bài viết về điện xe hơi thì còn không biết mau đăng lên đi !
 
O.S.P.D
27/9/05
1.693
311
83
64
www.vnexpress.net
RE: hệ thống đánh lửa => rất quan trọng

Trích đoạn: Der Fahrer

Đó là NDV 8 , ở VN rất chuộng máy này để chế thành ...Máy Phát Điện ! Nó giống Ca-tec của Mỹ lắm !
Em đang cần tìm một số máy phát hoặc máy thủy loại này(8NVD hoặc 6NVD - 26 hoặc 36 hoặc 48)bác có thể giúp em được không?Phụ tùng của nó nữa!
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: hệ thống đánh lửa => rất quan trọng

Bác Mina ! Tại Magderburg có một nhà máy động cơ của Đông Đức cũ , nay họ SX theo mẫu hàng mới , nên nhiều máy thànhphẩm và bán thành phẩm cỡ lớn vẫn còn đọng lại , 2 năm trước tôi có qua đó , thấy vẫn còn nhiều , dân Đông Âu vẫn ghé qua ngó nghiêng . Nếu cần thì tôi PM cho bác cụ thể hơn , ở đây sợ các " Sếp " phê bình !:)

Phụ tùng thì rất " Căng " Bác ạ ![8|]
 
O.S.P.D
27/9/05
1.693
311
83
64
www.vnexpress.net
RE: hệ thống đánh lửa => rất quan trọng

Xin phép các bác cho em "chét"cái nữa thôi.
@ Bác Đè:
Chỗ đó thì em cũng đã đến làm việc rồi,thuốc đau mắt lắm bác ạ!Bác lưu tâm hộ em xem những kho khác bác nhé!Em cảm ơn bác nhiều!
 
Hạng B2
5/11/05
202
37
28
41
RE: hệ thống điện của xe hơi

ECU made in VN !
Em hẹn với các bác là viết 1 bài về ECU của ĐHBKHN mà đến bây giờ mới có thời gian viết.Tuy rằng em cũng có tìm hiểu về cái ECU này nhưng do trình độ có hạn nên mong các bác đừng cười em.
Với 1 động cơ phun xăng thì ngoài các yếu tố như có xăng trong bình hay bình điện đủ điện, các dây điện ống xăng ngon lành, đủ không khí trong đường nạp, bơm cao áp bình thường… thì theo các bác phải làm sao để nó nổ được ? Đơn giản thôi :phun xăng và đánh lửa hợp tình hợp lý.Hợp lý hợp tình như thế nào ? Đơn giản chỉ là đúng và đủ (thừa tý cũng được)…
Về xăng : Đúng là phun đúng lúc đúng chỗ, đủ là đủ với nhu cầu cần thiết.
Về điện : Đúng là đúng lúc mới chơi chứ ko bậy bạ lúc nào cũng chiến…
Các bác thông cảm em mắc cái bệnh lan man….
Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao mà biết đúng và đủ là như thế nào ? Đơn giản thôi, các cảm biến để làm gì ? Để cảm nhận cái gì đấy và biến đổi 1 cái khác theo cái gì đấy qua đó thể hiện được các yếu tố thay đổi bằng cách thay đổi 1 yếu tố khác để ECU hiểu được, điều này có thể hiểu tương tự như các bác thông dịch làm việc.
(lại nói lung tung nữa roài) .
Em xin trình bày qua với các bác một ít về điện tử số nếu có bác nào thấy em nói sai cũng đừng mắng em mà tội nghiệp nhé.
Đầu tiên là Vi Điều Khiển (Microcontroller) : Các bác gọi con PenIV là cái gì ạ ?Vi xử lý đúng không ạ ?Vi xử lý của các bác ko có ROM,RAM nó có chạy được ko ạ ?Làm sao mà chạy được cơ chứ !!!Vi điều khiển là 1 con vi xử lý nhưng được tích hợp luôn bên trong cả rom cả ram và các bác có thể lập trình được cho nó chạy bằng các ngôn ngữ lập trình( phổ biến nhất là Asembly và C).Khi hoạt động nó sẽ căn cứ vào các câu lệnh của các bác mà đặt lên các chân của nó các điện áp 0V hay 5V,ngoài ra nó có thể biết được chân nào của nó đang có điện áp 0V hay 5V tương ứng với mức logic 0 hay 1 (thật ra là ranh giới là 1 mức nào đó dưới 3V chứ ko thể chính xác được) qua đó sẽ làm các công việc tương ứng với các mức logic đó do các bác lập trình.
Thứ 2 là ADC (Analog Digital Converter) : biến đổi từ 1 giá trị điện áp nào đó thành 1 số tuỳ theo điện áp mẫu và độ phân giải của ADC (bit).Ví dụ 1 phát :Nếu điện áp của bác đặt vào là 5V,mẫu cũng 5V, độ phân giải là 8 bít thì sẽ cho ra 1 số là 256; 2,5V là 128.Số nào được thể hiện qua mức logic ở các chân của ADC.
Thứ 3 là DAC : Ngược lại với ADC.
Cấu trúc phần cứng của chiếc ECU này chỉ đơn giản là có các linh kiện như thế, cộng thêm các điện trở để phân áp, tụ điện để lọc, Tranzitor và FET hay MOSFET…..
Hoạt động :
Dựa trên dữ liệu từ các cảm biến đưa về qua ADC để biến đổi thành các dạng tín hiệu mà VĐK nó hiểu được,sau khi đã hiểu có bao nhiêu không khí được hút vào trong xy lanh, biết được vòng tua máy là bao nhiêu,mức độ tải thế nào…. chương trình nạp trong VĐK sẽ tính toán các số liệu dựa trên các công thức và bảng đã nạp sẵn để đưa ra các quyết định về nhấc kim phun trong bao lâu và đánh lửa ở thời điểm nào trước TDC. Các quyết định này được thi hành bằng cách đặt các chân tương ứng của VĐK lên mức logic 1 để mở các tranzitor công suất nhấc vòi phun hay đóng mở các tranzitor đóng cắt dòng sơ cấp ở biến áp đánh lửa.
Một vấn đề được đặt ra ở đây là các công thức và bảng biểu ở đâu ra ?Qua tham khảo các tài liệu và đặc biệt quan trọng là quá trình chạy thử để lấy số liệu. Đầu tiên sẽ dựa trên lý thuyết để đưa ra các công thức và hệ số khác nhau cho việc tính toán,sau đó tiến hành chạy thử trên băng thử động cơ để đo đạc các số liệu (công suất,khí thải….) để hiệu chỉnh dần dần các thông số. Sau đó lại đưa các thông số này vào ECU để tiếp tục đo đạc để hoàn thiện dần các bảng biểu.Sau khi chán ở phòng thí nghiệm thì lắp lên xe để chạy trên đường tiếp tục hoàn thiện tiếp các số liệu.(Do em cũng chỉ hóng hớt nên ko rõ lắm vụ này).
Qua đó ECU này chỉ làm 1 việc là đo các thông số và bảo cái vòi phun ấy lên ấy xuống cũng thằng đánh lửa làm ăn cho nhịp nhàng.Còn phần chẩn đoán có lẽ tác giả chưa quan tâm đến vì nhiều lý do.Nhưng có lẽ lý do lớn nhất là kinh phí vì cũng khá tốn kém mà bán thì cũng khó (xe mới thì vào hãng còn xe cũ-đối tượng phục vụ- thì nổ được là ngon roài cần gì chẩn đoán).

Một số thông tin ngoài lề :
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo Dục.
Đứng tên chủ đề tài là trưởng bộ môn Động cơ Đốt trong ĐHBKHN nhưng thực chất là của giảng viên tên là Trung làm tốt nghiệp cao học sau đó phát triển thêm với sự cộng tác của bộ môn-nhưng công đầu là của anh Trung.
Đầu tiên đề tài dùng VĐK AT89C51/AT89C52 nhưng do họ VĐK này hơi cũ và chết nhiều (họ 8051 nổi tiếng kém trong việc chịu nhiễu) nên các phiên bản sau đã chuyển sang sử dụng VĐK họ AVR.
Đây hình như là công trình đầu tay của phòng thí nghiệm trị giá 5M USD do Áo tài trợ.

Em nhớ được cái gì thì viết cái đấy nên ngôn từ chưa chính xác lắm (em dân cơ khí mà) nên hơi lôm côm các bác đọc đừng chửi em ngu nhé…….
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: hệ thống điện của xe hơi

Vậy tóm lại, cái ECU mà bác nói :
1. Có gì khác với các ECU và Hệ thống EFI của những xe Sedan thế hệ 8x-9x không?[8|]
2. Hệ thống này đã được ứng dụng trên 1 động cơ hay Phương tiện cụ thể nào rồi?[:-]
3. Các cảm biến ở đâu ra hả bác? Hay là đi...mua chợ trời?[8D]