Hạng D
17/10/19
1.961
2.762
113
25
Bến Tre
www.facebook.com
Hỗ trợ đổ đèo hay hỗ trợ đổ dốc là một trong những tính năng ít được sử dụng nhất trên xe hơi, tuy nhiên đây lại là một tính năng rất có ích đối với những bác tài mới lái giúp xe vận hành hiệu quả hơn, an toàn hơn, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ hệ thống phanh trên xe.

262478477_428001021996937_6010105954034373103_n.jpg

Hệ thống hỗ trợ đổ đèo là gì?

Khi thả dốc cao hoặc xuống đèo, người lái cần phải kiểm soát tốt chân phanh.

Nếu rà phanh liên tục tạo ra lực ma sát rất lớn, làm dầu phanh dễ bị sôi, có thể gây mất áp suất phanh hay cháy má phanh, khiến xe mất phanh. Còn nếu quá tự tin cũng có thể gây mất an toàn cho người lái và hành khách.

Vì vậy hệ thống hỗ trợ đổ đèo (HDC/DAC: Hill Descent Control/Downhill Assist Control) được sinh ra để kiểm soát tốc độ của xe trong quá trình đổ đèo/đổ dốc mà không cần tới sự can thiệp của người lái đến chân phanh.

hỗ trợ đổ đèo.jpg


Hãng Land Rover giới thiệu tính năng hỗ trợ đổ đèo trên mẫu xe compact Freelancer thế hệ đầu tiên vào khoảng năm 2002. Đây là mẫu xe không có các cấp số thấp để hỗ trợ việc xuống dốc với tốc độ chậm như ở các mẫu xe Land Rover khác, hay các mẫu Jeep hay Land Cruisers…

Do đó, tính năng này vốn được sinh ra để phục vụ mục đích offroad, tuy nhiên với sự ra đời của nhiều mẫu SUV gia đình hơn, tính năng này dần được trang bị rộng rãi để giúp đưa chiếc xe xuống dốc một cách an toàn hơn.

Hệ thống hỗ trợ đổ đèo hoạt động như thế nào?

Tương tự như các hệ thống EBD (phân phối lực phanh điện tử), BA (hỗ trợ phanh gấp) hay ESP (cân bằng điện tử), hệ thống hỗ trợ đổ đèo cũng hoạt động dựa trên hệ thống chống bó cứng phanh ABS.

Ngoài ra, nó còn kết hợp với hệ thống kiểm soát lực kéo TCS và động cơ, để điều chỉnh tốc độ trên từng bánh xe, nhằm tránh tình trạng xe bị trượt khi xuống dốc.

Hỗ trợ đổ đèo trên xe Toyota

Khi xe đổ dốc và hệ thống hỗ trợ đổ đèo được kích hoạt, các cảm biến hoặc con quay hồi chuyển sẽ hoạt động để phát hiện ra góc nghiêng của xe. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý thông qua ECU để kiểm soát hoạt động của ly hợp, hệ thống phanh và phân bổ momen xoắn của động cơ đến các bánh xe.

Hệ thống tự động tính toán lực phanh đảm bảo xe di chuyển xuống dốc theo tốc độ đã được thiết lập sẵn bên trong ECU điều khiển trung tâm. Cùng với đó, lực phanh trên từng bánh xe sẽ được điều khiển độc lập và ngắt nhả để ngăn hiện tượng khóa cứng bánh xe.

Từ đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe phù hợp với độ nghiêng của dốc.

Lúc này, người lái không phải đạp phanh hoặc ga chỉ việc tập trung vào tay lái đề phòng các mối nguy hại tiềm ẩn.

Cách sử dụng tính năng Hỗ trợ đổ đèo

Thông thường, để kích hoạt tính năng Hỗ trợ đổ đèo, người lái sẽ ấn vào nút có ký hiệu như hình thường được bố trí gần khu vực cần số.

Sau khi ấn nút, màn hình lái sẽ hiển thị ký hiệu cho biết tính năng này đã được bật trên xe.

Trong trường hợp lái xe đang sử dụng phanh, hệ thống HDC sẽ ở trạng thái chờ và không hỗ trợ phanh xe trong suốt thời gian này (đèn hiệu trên bảng đồng hồ không sáng).

hỗ trợ đổ đèo (2).jpg


Khác với hệ thống khởi hành ngang dốc, hệ thống hỗ trợ đổ đèo kiểm soát luôn cả tốc độ di chuyển của chiếc xe. Người lái xe cũng có thể tăng giảm tốc độ qua hệ thống điều khiển hành trình – Cruise Control.

Để tắt Hỗ trợ đổ đèo, nhấn lại nút bấm trên bảng điều khiển cạnh cần số. Nếu nhìn thấy đèn LED trên nút đã tắt tức là bạn đã hủy thành công.

Đa số các hãng xe đều giới hạn tốc độ cho phép tính năng HDC hoạt động ở dưới ngưỡng 30km/h hoặc 10km/h thậm chí 5km/h đối với những xe offroad, vượt quá vận tốc này HDC sẽ tự ngừng hoạt động.

Hệ thống cũng sẽ ngừng kích hoạt khi nhận thấy tài xế đạp ga hoặc khi xe đã di chuyển trên đường bằng phẳng.

Trong một số trường hợp lái xe đã di chuyển xuống quãng đường đèo khá dài trước khi sử dụng HDC, má phanh sẽ bị nóng. Hệ thống sẽ không khởi chạy, hãy chờ phanh nguội trước khi bật chức năng này

Hỗ trợ đổ đèo có cần thiết không?

Nhiều người lầm tưởng hệ thống hỗ trợ đổ đèo dùng để đổ đèo nhưng thực tế hệ thống này ra đời nhằm mục đích hỗ trợ người lái tập trung vào vô lăng hơn ở những đoạn đường dốc, khó đi chứ không phải hỗ trợ người lái xe ở những đoạn đường đèo dốc uốn lượn quanh co.

len-doc.jpg


Hệ thống công nghệ hỗ trợ đổ đèo thường thấy trên những chiếc xe SUV gầm cao và đặc biệt là sẽ xuất hiện nhiều trên những mẫu xe được trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh AWD hoặc 4x4 do hệ thống này có thể tận dụng được tối đa các tính năng của xe để kiểm soát tốc độ xe khi xuống dốc một cách hiệu quả hơn.

hỗ trợ đổ đèo.jpg


Tất nhiên mỗi chức năng được trang bị trên xe đều có công dụng riêng và đều cần thiết cho người lái. Một khi chúng ta rơi vào trường hợp cần sử dụng mới có thể thấy được mức độ hiệu quả và cần thiết của tính năng đó. Riêng tính năng hỗ trợ đổ đèo tại Việt Nam sẽ giúp xe an toàn hơn khi xuống dốc cao khi trời mưa, mặt đường trơn trượt khiến lốp dễ mất độ bám.

Dù mang lại nhiều lợi ích như giúp kiểm soát tốc độ của xe khi đổ đèo dốc, góp phần mang lại sự thoải mái cho người lái… nhưng thực tế nhiều lái mới thường lãng quên hoặc chưa biết cách sử dụng tính năng này.

Trong thực tế, nhiều người sử dụng ô tô đặc biệt là các lái mới do không nắm rõ cơ chế hoạt động của hệ thống hỗ trợ xuống dốc, nên không tự tin khi sử dụng.

Các bác đánh giá tính năng Hỗ trợ đổ đèo có cần thiết trên xe không?
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hoang244
Hạng C
25/11/21
635
15.506
93
Hệ thống này mà gọi là hệ thống hỗ trợ đổ đèo là sai hoàn toàn , phải gọi là hệ thống hỗ trợ đổ dốc ( Downhill Assist Control ), chỉ dùng trong các trường hợp dốc rất cao, thường là khi off road, tốc độ đổ dốc rất chậm, đổ đèo mà dùng hệ thống này nó cứ bò từ từ làm sao mà chạy ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/17
7.782
10.819
113
đây là hệ thống hỗ trợ đỗ dốc(hill descent control) chứ k phải đỗ đèo. Vì chức năng này chỉ hữu dụng trên những con dốc có độ dốc lớn để giữ tốc độ thấp trong khoản 9 12km/h(lý tưởng) và tối đa là 32km/h(xe e là vậy) khi đỗ dốc thôi.
 
  • Like
Reactions: LeoLee
Hạng C
25/11/21
635
15.506
93
đây là hệ thống hỗ trợ đỗ dốc(hill descent control) chứ k phải đỗ đèo. Vì chức năng này chỉ hữu dụng trên những con dốc có độ dốc lớn để giữ tốc độ thấp trong khoản 9 12km/h(lý tưởng) và tối đa là 32km/h(xe e là vậy) khi đỗ dốc thôi.
Bởi vậy, nhiều a nghe bảo hệ thống hỗ trợ đổ đèo bèn bấm nút khi đổ đèo, đổ có được đâu, ghì chậm rì luôn. :D :D
 
Hạng F
7/8/17
7.782
10.819
113
Bởi vậy, nhiều a nghe bảo hệ thống hỗ trợ đổ đèo bèn bấm nút khi đổ đèo, đổ có được đâu, ghì chậm rì luôn. :D :D
Thật ra tác dụng lớn nhất trên đường dốc đất trơn trượt thôi. nhưng độ ồn từ abs thì quá lớn.
 
Hạng F
29/10/14
8.702
11.593
113
Ngoài dân ọp rốt xài ra thì người sử dụng bình thường ko bao giờ đụng tới chức năng này
 
Hạng C
7/12/17
805
1.100
93
36
Đi đèo thì dùng lẫy số đi cho khoẻ, chứ cái này dốc ngắn ổn, dài thì thua.
 
Hạng F
7/8/17
7.782
10.819
113
Đi đèo thì dùng lẫy số đi cho khoẻ, chứ cái này dốc ngắn ổn, dài thì thua.
Do người ta lầm tưởng giữa đỗ dốc và đỗ đèo.
Thực chất chỉ là đỗ dốc, chủ yếu là dốc đất cao và trơn trượt, abs trong chế độ này sẽ giữ xe thẳng lái, khác với đạp phanh thông thường khiến xe vừa trượt vừa xổ xéo xuống.
 
Hạng D
29/7/16
1.572
385
93
50
Trên Ford Everest 18+ bản Bi 2 cầu có nút này, tốc tầm 20 km/h thôi Bác chủ ạh...!
Đổ dốc cao thì ok, mang cảm giác tự tin hơn cho tài mới.
 
Hạng C
7/10/19
927
1.372
58
45
Bởi vậy, nhiều a nghe bảo hệ thống hỗ trợ đổ đèo bèn bấm nút khi đổ đèo, đổ có được đâu, ghì chậm rì luôn

Do người ta lầm tưởng giữa đỗ dốc và đỗ đèo.
Thực chất chỉ là đỗ dốc, chủ yếu là dốc đất cao và trơn trượt, abs trong chế độ này sẽ giữ xe thẳng lái, khác với đạp phanh thông thường khiến xe vừa trượt vừa xổ xéo xuống.
Kiểu đậu xe ở tầng 1, tầng 2 để chống ngập khi mưa to lũ về. Chức năng hỗ trợ sẽ phát huy cao độ.