Hạng D
17/10/19
1.961
2.762
113
25
Bến Tre
www.facebook.com
Hệ thống Hỗ trợ khởi hành ngang dốc ra đời để hỗ trợ người lái khi lái xe đường dốc. Nhất là với những người mới lái xe, việc dừng-đi trên những con dốc cao hoặc gặp tình huống kẹt xe giữa chân cầu, trên đèo thật sự là một cơn ác mộng.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc.jpg

Hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì?

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (gọi tắt là HAC: Hill-start Assist Control hay HSA: Hill Start Assist là một trong nhiều hệ thống an toàn phổ biến trên ô tô ngày nay. Hệ thống này giúp xe tự động giữ phanh khi người lái nhả chân phanh chuyển sang đạp chân ga lúc khởi hành ngang dốc.

so sánh xe có và không có khởi hành ngang dốc.jpg

Vì sao ô tô nên có Hỗ trợ khởi hành ngang dốc?

Ngay từ khi học lái xe ô tô cho đến lúc thi sát hạch, bài Khởi hành ngang dốc luôn là cơn ác mộng đối với các thí sinh bởi nó đòi hỏi sự kiểm soát tốt lực chân khi nhấn/nhả phanh và ga.

Còn trên điều kiện lái xe thực tế, khi người lái nhả phanh chuyển sang đạp ga sẽ phải mất vài giây. Nếu nhả phanh mà đạp ga bị chậm hoặc đạp ga không đủ lực, xe sẽ dễ bị tụt dốc. Nếu nhả phanh mà đạp ga quá mạnh, xe dễ bị vọt, thậm chí mất kiểm soát. Do đó để giúp việc khởi hành ngang dốc trở nên đơn giản và an toàn hơn, các nhà sản xuất ô tô đã phát triển ra hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC.

Bài thi Khởi hành ngang dốc khi thi sát hạch B1, B2.jpg

Bài thi Khởi hành ngang dốc khi thi sát hạch B1, B2

Hệ thống Hỗ trợ khởi hành ngang dốc hoạt động như thế nào?

Trên nhiều mẫu xe, HAC hoạt động một cách tự động mà không cần tác động của người lái. Tuy nhiên ở một số xe, người lái sau khi dừng xe giữa dốc phải đạp phanh mạnh hơn một chút thì HAC mới hoạt động.

Các cảm biến sẽ theo dõi góc nghiêng của xe sau đó kết hợp ECU để phân bổ momen xoắn đều lên những bánh xe đồng thời giữ phanh giúp xe không bị trôi về phía sau.

Tuy nhiên việc giữ phanh này chỉ diễn ra từ 3-5 giây - vừa đủ để người lái thong thả chuyển sang chân ga và đạp ga để xe tiến lên phía trước.

hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc hoạt động ra sao.jpg


Hỗ trợ khởi hành ngang dốc không phải là một công nghệ mới, nó đã xuất hiện được một thời gian trên nhiều mẫu ô tô khác nhau. Điểm mới là cách thức hoạt động của hệ thống này khác nhau ở các hãng. Chẳng hạn như Volkswagen Golf, có hệ thống khóa phanh hoàn toàn nếu xe ở một góc lớn hơn 5 độ.

Còn ở Toyota, nếu có bất kỳ chuyển động lùi nào được phát hiện bởi nhiều cảm biến trên xe, hệ thống HAC sẽ ngay lập tức điều khiển áp lực của dầu phanh ở cả 4 bánh khi người lái nhấc chân khỏi bàn đạp phanh. Về cơ bản, nó làm chậm quá trình giảm áp suất phanh để giúp người lái đủ thời gian xuất phát. Giữ phanh ở mức tối thiểu cho đến khi đạt được momen xoắn chính xác để ô tô bắt đầu di chuyển về phía trước tại nơi nó nhả phanh, cho phép xe khởi hành suôn sẻ. Đây có lẽ cũng là nguyên lý hoạt động phổ biến nhất của hệ thống HAC.

Khởi hành ngang dốc của Toyota

Trên thực tế, hệ thống Khởi hành ngang dốc là tập hợp rất nhiều cơ cấu khác nhau cùng hoạt động.

Cảm biến đo độ nghiêng xe: Khi dừng lại giữa dốc trong khi vẫn giữ máy xe nổ, lúc này cảm biến đo độ nghiêng xe sẽ hoạt động và gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU. ECU sẽ tính toán để nhận biết chiếc xe có khả năng bị trôi dốc hay không và đưa ra tín hiệu điều khiển hợp lý.

Bộ điều khiển ECU: Bộ phận này chính là bộ não của của toàn bộ hệ thống. Nếu phát hiện thấy xe có khả năng bị tuột dốc, ECU sẽ gửi tín hiệu điều khiển hệ thống phanh và đồng thời điều khiển lượng momen xoắn phù hợp để chiếc xe di chuyển một cách tốt nhất.

Cảm biến chuyển động của bánh xe: Trên mỗi bánh xe đều có một cảm biến để đo tốc độ vòng quay. Mỗi khi bánh xe chuyển động đều xuất hiện từ trường được mã hóa thành các tín hiệu và gửi về ECU. Từ các tín hiệu này ECU cũng nhận biết được hướng chuyển động của xe.

Bộ điều khiển áp suất dầu phanh: Sau khi phân tích các tín hiệu và xác định chiếc xe có thể bị trôi, ECU sẽ đưa ra tín hiệu kích hoạt bộ điều khiển áp suất dầu phanh để điều chỉnh lực phanh nhằm ngăn cản xe bị tuột dốc.

Bộ ly hợp: Đối với những chiếc xe được trang bị hộp số sàn và có trang bị khởi hành ngang dốc, trước khi nổ máy người lái phải đạp bàn đạp ngắt ly hợp, lúc này sẽ xuất hiện tín hiệu gửi về ECU. Qua đó ECU sẽ xác định thời điểm để kích hoạt hệ thống phanh nhằm giữ cho xe ổn định.

Kiểm soát momen xoắn: Tính năng này nhằm kiểm soát lực kéo trên các bánh xe đủ để chiếc xe không bị trôi hoặc trượt bánh trong lúc xe bắt đầu chạy và tự động ngắt khi xe tăng tốc.

Nguyên lý hoạt đông Khởi hành ngang dốc

Có lắp thêm Khởi hành ngang dốc được không?

Trước đây hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc là một tính năng an toàn nâng cao, chỉ có trên những xe hạng sang hay xe phổ thông cao cấp. Nhưng càng về sau này, tương tự như hệ thống cân bằng điện tử, hệ thống chống bó cứng phanh… HAC đã dần dần được áp dụng rộng rãi hơn. Hiện nay, ngay từ các xe hạng B như Toyota Vios, Honda City, Mazda 2, Hyundai Accent, Kia Soluto… đã được trang bị tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc này.

Hệ thống khởi hành ngang dốc hay hỗ trợ xuống dốc, đổ đèo không hoạt động độc lập mà sử dụng chung cơ cấu chấp hành với nhiều hệ thống an toàn trên ô tô khác. Do đó cấu tạo và việc lắp đặt rất phức tạp. Vì thế, lắp thêm hỗ trợ khởi hành ngang dốc, xuống dốc ở cơ sở bên ngoài là điều không khả thi. Chỉ có nhà sản xuất mới trang bị được.

Các bác không có "Khởi hành ngang dốc" trên xe, các bác đã xử lý như thế nào?
>> Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/7/16
2.000
14.646
113
Xe mình có radar (2 mắt)gửi tín hiệu đến CPu (não) để biết xe đag trên dốc. Lập tức gửi tín hiệu v điều khiển CHÂN nhấc lên hay hạ xuống rồi chạy

Ps: mình đi xe 2 bánh
 
9/7/20
882
1.253
93
28
Xe mình cũng có HAC điều khiển bằng cơm :D. Đi số sàn bấy lâu nay thấy dốc nào cũng chiến được nên HAC cũng ko cần thiết lắm
Tuỳ thôi bác ơi, đợt đi đà lạt lên chỗ chùa trúc lâm, mấy ông innova 7 chỗ full tải, xe 16 chỗ đông đứng xếp hàng trên dốc thi nhau tụt dốc mã hãi hùng. Các xe sau bấm còi hoảng loạn kinh hoàng.

sau đợt đó mới thấy sự cần thiết của hac. Và mấy bác tài đó nình ko nghĩ là tay non đâu, chả qua tải quá nặng cộng thêm xe ko hỗ trợ thì có thánh cũng vã mồ hôi. Có công nghệ an toàn hơn bao nhiêu
 
Hạng F
7/8/17
7.816
10.884
113
Tuỳ thôi bác ơi, đợt đi đà lạt lên chỗ chùa trúc lâm, mấy ông innova 7 chỗ full tải, xe 16 chỗ đông đứng xếp hàng trên dốc thi nhau tụt dốc mã hãi hùng. Các xe sau bấm còi hoảng loạn kinh hoàng.

sau đợt đó mới thấy sự cần thiết của hac. Và mấy bác tài đó nình ko nghĩ là tay non đâu, chả qua tải quá nặng cộng thêm xe ko hỗ trợ thì có thánh cũng vã mồ hôi. Có công nghệ an toàn hơn bao nhiêu
Cái dốc đấy thì xe số sàn lên sẽ dễ hơn với thắng tay. Còn xe tự động mà k có HAC thì biết là xe tầm gì rồi. Nhưng nếu vận dụng thắng tay chắc vẫn lên dc. Mà k hiểu bố nào làm cái dốc đấy hãi thật =)).
 
  • Like
Reactions: Tuandta
Hạng B2
10/4/20
357
290
63
25
Xe số sàn thấy còn cần thiết cái option này, chứ xe số tự động thả phanh ra là nó đã tự tiến lên rồi. Cần chi hỗ trợ *___* còn nếu xe đang chở quá nặng mà lên dốc đứng thì kết hợp với phanh tay thêm thôi, ez game
 
  • Like
  • Haha
Reactions: kunsg and lecuong86
Hạng D
25/10/07
1.401
7.099
113
Xe số sàn thấy còn cần thiết cái option này, chứ xe số tự động thả phanh ra là nó đã tự tiến lên rồi. Cần chi hỗ trợ *___* còn nếu xe đang chở quá nặng mà lên dốc đứng thì kết hợp với phanh tay thêm thôi, ez game
Xe auto nó giữ phanh cho anh để anh mớm thêm ga cho khỏe.

Tiện thêm 1 tí cũng là tiện.
 
  • Like
Reactions: Tuandta
Hạng F
7/8/17
7.816
10.884
113
Xe số sàn thấy còn cần thiết cái option này, chứ xe số tự động thả phanh ra là nó đã tự tiến lên rồi. Cần chi hỗ trợ *___* còn nếu xe đang chở quá nặng mà lên dốc đứng thì kết hợp với phanh tay thêm thôi, ez game
Vấn đề là ngay khi anh nhả phanh thì xe đã bắt đầu tụt rồi. Chuyển qua chân ga sẽ tiêu tốn 1 lượng năng lượng nhiều hơn để thắng lực trôi của xe. Những thứ có ích thì đừng cố phủ định nó vì xe mình k có.