Hạng D
9/9/07
3.437
51
48
Saigon
@KL : welcome to Dubai :)

@caubasg, KL & Mike : nó mời 25-27Jan, làm sao mà kịp làm visa & book hotel, đặc biệt là vé máy bay - nên tiếc quá đợi next show vậy!

Quote from organizer:
Dear Kevinthai,
We are exhibiting at LONDON ASIA EXPO and very much hope that you will be visiting the show from (Monday) 25 - (Wednesday) 27, January, 2010 at the Olympia Exhibition Centre in London.

Special travel and value accommodation packages are available for you (Buyer)....."


Keenlon Milano - Italy show năm sau mới có, Kevin đã đi 2 lần rồi - vậy năm nay cố gắng đi London nha!

Theo thông báo của nó thì event sắp tới là tháng 28-30 Oct, 2010.
Show này chuyên về : GIFTs, DÉCOR & HOME + OFFICE & STATIONARY
Chỉ cần tài trợ 50% vé máy bay, 100% hotel & thư mời visa là mình lên đường liền :)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
9/9/07
3.437
51
48
Saigon
ÚC ĐẠI LỢI:

SYDNEY - KATOOMBA - CANBERRA - MELBOURNE
[size="+0"][size="+0"]
australia_kangaroo.jpg
[/size][/size][/h5] Thời gian: 9 ngày 8 đêm
[/h5]
*************************************************************************************

Ngày 1: TP. HỒ CHÍ MINH - SYDNEY
Hướng dẫn viên sẽ đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục cho chuyến bay đường dài từ TP.HCM đi ÚC. Nghỉ đêm trên máy bay.
NGÀY 2: SYDNEY. (Ăn trưa,tối)
Đến sân bay Kingford Smith ( Sydney), HDV địa phương đón đoàn về khách sạn nhận phòng. Sau đó xe đưa đoàn đi tham quan Khu Mũi Đá lịch sử - nơi định cư đầu tiên của những người da trắng. Ngồi duthuyền Captain Cook trên vịnh Jackson thưởng ngoạn phong cảnh toàn Sydney.Ăn trưa buffet trên du thuyền.Tiếp tục tham quan Vườn ThựcVật Hoàng Gia & Mũi Macquarie,Nhà Hát Opera Con Sò, biểu tượng của thành phố Sydney, cầu cảng Sydney - Sydney Harbor Bridge, Bãi biển Bondi.Ăn tối. Quí khách có thể về khách sạn nghỉ ngơi hoặc tự do dạo phố đêm.
NGÀY 3: SYDNEY - KATOOMBA - SYDNEY. (Ăn ba bữa)
Ăn sáng tại khách sạn. Xe đưa đoàn ra ngoại ô tham quan Vườn Thú Hoang Dã Úc Ăn trưa thịt Cừu nướng. Sau đó đi tiếp đến Thị Trấn Katoomba thuộc Dãy Núi Xanh - Blue Mountainstham quan khối đá Ba Chị Em huyền thoại. Ngồi xe lửa bánh răng dốc nhất thế giới xuống thung lũng Jamieon. Đi dạo trong rừng dưới thung lũng.Quay về bằng cáp treo. Sau đó khởi hành về Sydney. Ăn tối. Về khách sạn nghỉ ngơi. với các loài động vật đặc trưng của Uc như chuột túi Kangaroo, Gấu Koala, Đà Điểu Uc…
NGÀY 4: SYDNEY - HOMEBUSH BAY - CABRAMATTA - SYDNEY. (Ăn ba bữa)
Ăn sáng tại khách sạn. Xe đưa đoàn đến khu Homebush Bay tham quan Làng Thế Vận Hội Olympic Sydney 2000. Tham quan sân vận động trung tâm. Đi tiếp đến khu Cabramatta nơi tập trung cộng đồng người Việt đông nhất Sydney. Ăn trưa. Tự do đi dạo tham quan các khu phố Việt, chợ Việt. Sau đó khởi hành về trung tam Sydney mua sắm. Ăn tối. Về khách sạn nghỉ ngơi.
NGÀY 5: SYDNEY - CANBERRA. (Ăn ba bữa)
Ăn sáng tại khách sạn. Trả phòng, khời hành đi Canberra.Đến Canberra ăn trưa. Tham quan đài tưởng niệm chiến tranh và Bảo Tàng chiến tranh.Trung tâm triển lãm thủ đô, Hồ Burley Griffin với Tháp phun nước Captain Cook Memorial cao 147m.Tham quan Khu sử quán và Ngoại dao đoàn các nước, Tòa Nhà Quốc Hội mới của liên Bang Uc với kiến trúc rất hiện đại. Ăn tối. Nhận phòng khách sạn. Nghỉ ngơi.
NGÀY 6: CANBERRA - MELBOURNE. (Ăn ba bữa)
Ăn sáng tại khách sạn. Làm thủ tục trả phòng,Khởi hành ra sân bay đáp chuyến bay nội địa đi Melbourne. Tại sân bay Tullamarine(Mellbourne), HDV địa phương đón đoàn về khách sạn nhận phòng. Ăn trưa.Chiều tham quan Melbourne với Công ViênFitzroy, Ngôi nhà của thuyền trưởng Cook, Tòa Nhà Quốc Hội bang Victoria. Xe đưa đoàn rời Melbourne đi đến đảo Philips khám phá thế giới chim cánh cụt. Quí khách sẽ tận mắt chứng kiến từng đàn chim cánh cụt từ biển trở về khi hoàng hôn buông xuống. Ăn tối. Quay về khách sạn nghỉ ngơi.
NGÀY 7: MELBOURNE - BALLARAT - MELBOURRNE. (Ăn ba bữa)
Ăn sáng tại khách sạn. Xe đưa đoàn đếnThị Trấn Ballarat nơi diễn ra cơn sốt vàng trong những năm 1850. Tham quan thị trấn Ballarat được tái hiện như dưới dân nhập cư đếnđào vàng, Đồi Mỏ Vàng Sovereiga Hill. Quí khách sẽ có dịp thử vận may bàng cách đãi vàng với các dụng cụ thô sơ. Ăn trưa. Xe đưa đoàn rời Ballarat di tiếp đến Thị trấn Footscray một trong những khu tập trung cộng đồng người Việt lớn ở Melbourne tham quan khu phố Việt. Ăn tối. Về khách sạn nghỉ ngơi.
NGÀY 8: MELLBOURNE - TP.HỒ CHÍ MINH. (Ăn sáng)
Ăn sáng tại khách sạn. Tự do mua sắm hoặc hoạt động cá nhân cho đến giờ tập trung ra sân bay Tullamarine để đápchuyến bay về Việt Nam. Nghỉ đêm trên máy bay.
NGÀY 9: TP. HỒ CHÍ MINH
Về đến sân bay Tân Sơn Nhất, Kết thúc chuyến tham quan.Chia tay đoàn và hẹn ngày tái ngộ.
 
Hạng C
6/11/09
592
5
18
@kevin, Sydney hơi bị thừa, bớt 1 ngày đi thành phố khác hay hơn. Mel cũng bị dư khoảng 1/2 ngày....
 
Hạng C
10/1/08
768
0
16
46
cõi bồng lai
Tuần sau em đi công tác China qua Shenzhen, Taizhou, Fuzhou, Xiamen & Guangzhou, bác nào có kinh nghiệm gì chia sẻ cho em với. Thanks các bác
 
Hạng B2
11/4/09
235
2
18
47
hcm
Bài viết hay qúa !thank bác kevin !E đọc bài này của bác là e máu đi DUBAI rồi....kaka
080402cool_prv.gif
:)
 
Hạng D
9/9/07
3.437
51
48
Saigon
conkiencon nói:
Bài viết hay qúa !thank bác kevin !E đọc bài này của bác là e máu đi DUBAI rồi....kaka
080402cool_prv.gif
:)

Dubai nếu được thì tuyệt - không thì anh đang có kế hoạch du lịch USA nè :)
Giá vé các bạn vừa mua luôn thuế đến Cali chỉ 750$/pax/return - nên khá hấp dẫn.

Người ta hay nói nếu chưa đi thì không bao giờ đến.
Anh em bắt đầu "tập đi" bằng cách ng/cứu qui định, thủ tục, hồ sơ, cách điền form, mẹo phỏng vấn ....visa Mỹ - đến khi nào "chín mùi" thì apply phỏng vấn & xách balo lên đường thôi!

Trước tiên cần đọc các câu hỏi thường gặp cho việc xin visa vào Mỹ nha:
Những câu hỏi thường gặp (FAQs)
- Thị thực Công tác/Du lịch/Chữa bệnh (B-1/B-2)
- Thị thực Du học (F-1, J-1, M-1)
<h2>Thị thực Công tác/Du lịch/Chữa bệnh
</h2> <h2>1. Tôi không thể tham dự phỏng vấn theo lịch hẹn. Tôi có thể xin phỏng vấn vào một ngày khác được không?

Kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những đơn xin cấp thị thực phải được đăng ký, thay đổi, hoặc huỷ trên mạng thông qua trang web của Lãnh sự quán (nhấp vào trang “Thủ tục nộp đơn xin thị thực” để được hướng dẫn). Sau khi đăng ký hẹn phỏng vấn, đương đơn có thể thay đổi hoặc huỷ cuộc hẹn vào bất kỳ thời gian nào thông qua trang web của chúng tôi. Trên trang đăng ký cuộc hẹn, chỉ cần nhấp vào thẻ “Thay đổi/Hủy cuộc hẹn”, nhập vào họ tên của đương đơn và số xác nhận ID chính thức (lưu ý: ID phân biệt chữ hoa thường (case-sensitive)).

2. Tôi nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt được không?

Có thể. Các viên chức Lãnh sự đều được đào tạo để phỏng vấn bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sắp xếp nhân viên địa phương phiên dịch cho các đương đơn.

3. Thân nhân hoặc luật sư đại diện của tôi có thể tham dự buổi phỏng vấn xin cấp thị thực của tôi hay không?

Theo thông lệ quốc tế, không một bên thứ ba nào được phép tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực không di dân. Quy định này cũng áp dụng cho các bên thứ ba là Công dân Mỹ hoặc Thường Trú Nhân Tại Mỹ. Nếu một bên thứ ba nào đó quan tâm đến trường hợp của đương đơn, vui lòng đề nghị họ viết thư nói rõ mối quan tâm của họ và đương đơn nên mang theo thư này khi đến phỏng vấn. Những đương đơn nhỏ tuổi có thể đi kèm với ba/mẹ hoặc một người giám hộ hợp pháp khi đến phỏng vấn.

4. Các đại lý dịch vụ thị thực có thể giúp tôi xin được thị thực hay không?

Không. Đương đơn đừng bao giờ trả tiền cho bất kỳ người nào cho rằng họ có thể giúp bạn có được thị thực. Đương đơn cũng không nên trả tiền làm giấy tờ giả mạo vì các viên chức Lãnh sự của chúng tôi được đào tạo những kỹ năng phát hiện giấy tờ giả.

5. “Những ràng buộc tại Việt Nam” được hiểu như thế nào?

“Những ràng buộc” là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản. Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, và những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào chứng minh được những ràng buộc này.

6. Nếu như tôi có một lá thư từ một người có chức quyền bảo đảm việc quay trở về Việt Nam của tôi, tôi có được cấp thị thực hay không?

Một lá thư, kể cả từ người có chức quyền, không nhất thiết chứng minh được những ràng buộc của đương đơn bên ngoài phạm vi nước Mỹ. Luật pháp Mỹ yêu cầu mỗi đương đơn phải tự mình thuyết phục viên chức phỏng vấn bằng khả năng của chính mình.

7. Có tốt hơn nếu tôi che giấu việc tôi có bà con thân thuộc đang sinh sống tại Mỹ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh định cư, hoặc tôi đã bị từ chối cấp thị thực trước đây? Sẽ có hậu quả gì xảy ra nếu như tôi giấu giếm, khai báo sai lệch hoặc nộp giấy tờ giả mạo?

Việc khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Chúng tôi hiểu rằng rất nhiều đương đơn có gia đình, bà con đang sinh sống tại Mỹ, nhưng đương đơn chỉ muốn thăm viếng họ trong thời gian ngắn cũng như đương đơn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng chưa có ý định định cư tại Mỹ vào thời điểm này. Do đó, tốt nhất đương đơn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Khi viên chức phỏng vấn phát hiện đương đơn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch, đương đơn sẽ bị từ chối cấp thị thực và, trong một số trường hợp, đương đơn sẽ vĩnh viễn không được phép nhập cảnh vào Mỹ.

8. Nếu tôi có đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tôi có được cấp thị thực hay không?

Không nhất thiết như vậy. Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng:

Mỗi ngoại kiều (đương đơn xin thị thực) chắc chắn sẽ được coi như có ý định nhập cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không di dân. . .

Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn xem rằng đương đơn có ý định định cư tại Mỹ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Mỹ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

9. Tại sao cuộc phỏng của tôi quá ngắn? Viên chức chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi và hầu như không xem đến các giấy tờ của tôi.

Trong một ngày làm việc điển hình, một viên chức Lãnh sự có thể phải phỏng vấn 80 đương đơn hoặc nhiều hơn, do đó mỗi đương đơn chỉ có thể được phỏng vấn trong một vài phút. Tuy nhiên, mẫu đơn xin thị thực của đương đơn, nếu được điền đầy đủ, đã bao gồm hầu hết các thông tin cần thiết để xét cấp thị thực. Viên chức Lãnh sự chỉ xem xét các giấy tờ bổ sung khi cần làm sáng tỏ hơn nữa hoàn cảnh của đương đơn.

10. Tôi có thể ở Mỹ được bao lâu đối với loại thị thực công tác hoặc du lịch (B1/B2)?

Thị thực được xem như giấy phép nhập cảnh vào Mỹ. Có sự khác nhau giữa hiệu lực của thị thực (tối đa là một năm đối với các đương đơn quốc tịch Việt Nam) và thời hạn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày). Ngày hết hạn của thị thực là ngày mà đương đơn phải nhập cảnh vào Mỹ. Viên chức Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ (DHS) tại cửa khẩu nhập cảnh, không phải viên chức Lãnh sự, sẽ quyết định thời gian đương đơn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ. Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ thường cho phép đương đơn ở lại Mỹ trong thời gian cần thiết để hoàn thành mục đích của chuyến đi.

Nếu đương đơn muốn gia hạn thời gian lưu trú tại Mỹ, đương đơn phải gửi đơn xin gia hạn đến văn phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Các hình phạt sẽ được áp dụng đối với đương đơn nào ở lại Mỹ quá thời hạn cho phép. Việc “ở quá hạn” thậm chí chỉ trong một ngày cũng có thể gây ảnh hưởng rất xấu đến cơ hội được cấp thị thực trong tương lai.

11. Với thị thực công tác hoặc du lịch, tôi có thể làm gì ở Mỹ?

Thị thực du lịch là thị thực được cấp cho các đương đơn lưu trú tạm thời ở Mỹ với mục đích công tác hoặc du lịch. “Công tác” nói chung không bao gồm các công việc sinh lợi nhuận, nhưng bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại hợp pháp khác. Một đương đơn được cấp thị thực công tác có thể đến Mỹ để trao đổi với các hiệp hội thương mại, thương lượng ký kết hợp đồng, mua hàng hóa hay nguyên vật liệu, giải quyết vấn đề tài sản, làm nhân chứng trong một phiên tòa, tham dự các hội nghị chuyên ngành hoặc hội thảo, hay thực hiện các cuộc nghiên cứu độc lập.

“Du lịch" bao gồm các hình thức tham quan, thăm bạn bè, thân nhân, chữa bệnh, tham dự các hội nghị, hội thảo, hoặc các hội kín hay các tổ chức xã hội, tham gia các buổi biểu diễn nghiệp dư không nhận thù lao ở các lĩnh vực âm nhạc, thể thao, và tham dự các sự kiện hay cuộc thi tương tự khác.

Tại cuộc phỏng vấn xin thị thực, đương đơn phải có khả năng giải thích thật rõ ràng lý do muốn đến Mỹ. Viên chức phỏng vấn sẽ dựa vào đó quyết định loại thị thực thích hợp cho mỗi đương đơn.

12. Tôi là công dân Việt Nam. Tôi có thể nộp đơn xin cấp thị thực không di dân tại Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán Mỹ ở nước khác được không?

Có thể. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích đương đơn xin cấp thị thực không di dân vào Mỹ tại một nước thứ ba như Thái Lan, Malaysia, v.v… bởi vì rất khó khăn cho các viên chức Lãnh sự ở những quốc gia này đánh giá được những ràng buộc của đương đơn đối với đất nước của họ và thường là các viên chức sẽ từ chối cấp thị thực và thông báo cho đương đơn nên nộp đơn tại quốc gia mà đương đơn đang cư trú.

13. Tôi kết hôn với một công dân Mỹ. Tôi có thể nộp đơn xin cấp thị thực du lịch đến Mỹ để thăm chồng/vợ tôi tại Lãnh sự quán Mỹ hay không?

Có thể. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn cho các đương đơn chứng minh cho viên chức phỏng vấn tin rằng đương đơn chỉ có ý định đến Mỹ trong thời gian ngắn, đây cũng chính là điều kiện cần để được cấp thị thực du lịch. Các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ khi xem xét các đơn xin cấp thị thực không di dân phải tuân theo tinh thần của điều luật và luôn cho rằng tất các đương đơn đều có ý định nhập cư vào Mỹ cho đến khi các đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Nếu đương đơn nào bày tỏ ý định sẽ định cư trong tương lai gần, điều đó sẽ vô cùng khó khăn cho đương đơn để chứng minh được rằng đương đơn sẽ không ở lại Mỹ sau khi nhận được thị thực du lịch. Hầu hết các đương không thể trình bày được “ý định kép” (có nghĩa là “vâng, tôi sẽ đi định cư, nhưng chưa phải tại thời điểm này), một lý do khiến đương đơn rất khó hội đủ điều kiện để được cấp thị thực du lịch.

14. Đơn xin cấp thị thực của tôi bị từ chối. Tôi phải làm gì để xin cứu xét cho trường hợp bị từ chối cấp thị thực?

Theo các chuẩn mực toàn cầu, bất kỳ đơn xin cấp thị thực không di dân nào, một khi đã bị từ chối theo Điều khoản 214(b), sẽ không được xem xét hoặc cứu xét lại cho đến khi đương đơn đó xin tái phỏng vấn. Qui trình đúng cho việc xin cứu xét trường hợp thị thực bị từ chối là đương đơn phải xin tái phỏng vấn để một viên chức Lãnh sự khác xem xét lại đơn xin cấp thị thực của mình. Đương đơn phải đóng lại lệ phí xin cấp thị thực và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới. Xin lưu ý rằng chúng tôi luôn khuyến cáo các đương đơn đã hơn một lần bị từ chối gần đây KHÔNG nên nộp đơn tái phỏng vấn trừ phi hoàn cảnh của đương đơn có sự thay đổi đáng kể, nếu không, kết quả cũng sẽ không thay đổi.

15. Hộ chiếu của tôi đã hết hạn, tuy nhiên thị thực được phép ra vào nước Mỹ nhiều lần vẫn còn giá trị và tôi đã có hộ chiếu mới. Vậy tôi có phải xin lại thị thực mới hay không?

Đương đơn không cần xin lại thị thực khác mà có thể mang theo hộ chiếu cũ và hộ chiếu mới để đến Mỹ.
</h2> 16. Tôi có thể mua vé máy bay trước khi thị thực được cấp?

Đương đơn không nên mua vé máy bay trước khi được cấp thị thực. Vui lòng không sắp xếp bất kỳ kế hoạch bắt buộc nào cho đến khi nhận được thị thực.





Thị thực Du học


1. Tôi có thể tìm thêm thông tin về cơ hội học tập tại Mỹ ở đâu?

Bộ phận Tư vấn Sinh viên thuộc Phòng Văn hoá Thông tin tại Tổng lãnh sự quán Mỹ có thể liên lạc theo số điện thoại: 84-8-3911 8092 hoặc email: [email protected]. Văn phòng này sẽ cung cấp cho đương đơn thông tin về cơ hội học tập tại Mỹ. Xin lưu ý rằng Bộ phận Tư vấn Sinh viên sẽ không thể trả lời những thắc mắc liên quan đến thị thực. Đương đơn nên liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ [email protected] đối với các vấn đề về thị thực.

2. Tôi không thể tham dự phỏng vấn theo lịch hẹn. Tôi có thể xin phỏng vấn vào một ngày khác được không?

Kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những đơn xin cấp thị thực phải được đăng ký, thay đổi, hoặc huỷ trên mạng thông qua trang web của Lãnh sự quán (nhấp vào trang “Thủ tục nộp đơn xin thị thực” để được hướng dẫn). Sau khi đăng ký hẹn phỏng vấn, đương đơn có thể thay đổi hoặc huỷ cuộc hẹn vào bất kỳ thời gian nào thông qua trang web của chúng tôi. Trên trang đăng ký cuộc hẹn, chỉ cần nhấp vào thẻ “Thay đổi/Hủy cuộc hẹn” và nhập vào họ tên của đương đơn và số xác nhận ID chính thức (lưu ý: ID phân biệt chữ hoa thường (case-sensitive)).

3. Tôi nghe nói rằng việc xin cấp thị thực du học Mỹ rất khó? Điều này có đúng không?

Mỗi sinh viên phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản khi xin thị thực du học Mỹ. Những điều kiện đó là:

1) Đương đơn phải là sinh viên nghiêm túc có ý định đi du học thực sự: Vì lẽ đương đơn nộp đơn xin thị thực du học, do đó mục đích đương đơn đến Mỹ phải là để học tập. Viên chức Lãnh sự hy vọng rằng đương đơn có thể trả lời những câu hỏi căn bản về trường mà đương đơn sẽ theo học, những khoá học mà đương đơn dự định học, những kế hoạch khi trở về Việt Nam, lý do chọn trường học tại Mỹ, v.v.

2) Đương đơn phải có đủ nguồn tài chính: Đương đơn phải cho viên chức Lãnh sự thấy rằng đương đơn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian theo học tại Mỹ. Sau đây là một số ví dụ về giấy tờ chứng minh tài chính: học bổng, học bổng nghiên cứu sinh, thư hỗ trợ tài chính của trường đương đơn theo học, giấy tờ kinh doanh của gia đình, biên lai thuế hoặc giấy tờ bất động sản, và thư xác nhận tiền gửi ngân hàng.

3) Đương đơn phải trình bày được ý định quay trở về Việt Nam: Khi nộp đơn xin thị thực du học, chúng tôi hiểu rằng đương đơn xin phép vào Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành khoá học. Sau khi hoàn thành khoá học, đương đơn phải quay trở về Việt Nam.

4. Tôi có thân nhân đang định cư tại Mỹ. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội được cấp thị thực du học của tôi hay không?

Không. Mọi đương đơn xin thị thực đều phải khai báo họ có thân nhân ở Mỹ hay không. Viên chức Lãnh sự hiểu rằng việc có thân nhân sinh sống ở nước ngoài là điều bình thường đối với các đương đơn, đặc biệt là đối với người miền Nam. Việc đương đơn ở cùng với thân nhân cũng có thể được chấp nhận. Đương đơn nên khai báo trung thực về hoàn cảnh gia đình. Chúng tôi sẽ không cấp thị thực nếu chúng tôi nghĩ rằng đương đơn xin thị thực chỉ để đoàn tụ với gia đình tại Mỹ.

5. Thân nhân của tôi ở Mỹ mở hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi đi định cư. Vậy tôi còn có khả năng được cấp thị thực du học hay không?

Có thể; tuy nhiên, những sinh viên đã từng xin thị thực định cư sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành khoá học. Đôi khi, đương đơn có thể trình bày ý định kép -- có nghĩa là, trước mắt đương đơn chỉ đi trong một thời gian ngắn, nhưng sau này có thể sẽ có ý muốn định cư tại Mỹ. Mỗi trường hợp mỗi khác nhau – tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho tất cả các đương đơn là hãy thành thật về hoàn cảnh gia đình của mình và giải thích thật rõ ràng cho viên chức Lãnh sự kế hoạch công việc sau khi đương đơn hoàn thành khoá học ở Mỹ.

6. Các đại lý dịch vụ thị thực có thể giúp tôi xin được thị thực hay không?

Không. Đương đơn đừng bao giờ trả tiền cho bất kỳ người nào cho rằng họ có thể giúp bạn có được thị thực. Đương đơn cũng không nên trả tiền làm giấy tờ giả mạo vì các viên chức Lãnh sự của chúng tôi được đào tạo những kỹ năng phát hiện giấy tờ giả.

7. Tôi nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt được không?

Có thể. Các viên chức Lãnh sự đều học tiếng Việt và sẽ có nhân viên địa phương phiên dịch trong trường hợp cần thiết.

8. Làm thế nào để đóng phí SEVIS?

Để biết thêm thông tin về thủ tục đóng phí SEVIS, vui lòng truy cập trang web của Sở Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ (USICE) tại địa chỉ [link]http://www.ice.gov/sevis/students/index.htm[/link]

9. Nếu tôi có đầy đủ các loại giấy tờ, tôi có được cấp thị thực du học không?

Nhiều đương đơn xin thị thực du học thường cảm thấy mơ hồ khi không được cấp thị thực sau khi đã trình mẫu đơn I-20 của trường học tại Mỹ và những thông tin khác. Theo điều luật của Mỹ, tất cả các đương đơn xin thị thực không di dân phải đưa ra những chứng cứ để thuyết phục viên chức Lãnh sự tin rằng đương đơn sẽ rời khỏi Mỹ trước khi thời gian lưu trú cho phép hết hạn.

Đối với thị thực du học, đương đơn có thể dự định ở lại Mỹ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để theo đuổi khóa học. Do đó, viên chức Lãnh sự phải xem xét hoàn cảnh tổng thể của đương đơn trước khi quyết định cấp thị thực.

Sinh viên có thể bị từ chối cấp thị thực du học nếu viên chức phỏng vấn phát hiện rằng mục đích chủ yếu của đương đơn khi đến Mỹ không phải để học tập, mà chỉ muốn cư trú vô thời hạn hoặc tìm việc làm bất hợp tại Mỹ. Do đó, việc một trường học hay một chương trình nào đó chấp nhận sinh viên vào học và cấp I-20 chỉ là một yếu tố phải được xem xét trong quá trình xét cấp thị thực.

10. Với thị thực du học, tôi có thể được lưu trú tại Mỹ trong bao lâu?

Khi nhập cảnh vào Mỹ theo diện thị thực du học, đương đơn thường được phép lưu trú tại Mỹ trong suốt thời gian theo học. Điều này có nghĩa là đương đơn có thể ở lại Mỹ với điều kiện đương đơn vẫn còn là sinh viên toàn thời gian, cho dù thị thực du học (F1) trong hộ chiếu đã hết hạn trong lúc đương đơn vẫn còn đang ở Mỹ.

11. Tôi mới bị từ chối cấp thị thực du học theo điều khoản 214(b) của Luật Di trú Mỹ. Điều này có nghĩa là gì? Liệu tôi có thể nộp đơn lại hay không?

Thông thường, đương đơn xin thị thực du học thường bị từ chối vì một trong những lý do sau: (a) đương đơn không thuyết phục được viên chức việc đương đơn thực sự có ý định học tập tại Mỹ hoặc đương đơn có khả năng học tốt ở Mỹ; (b) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự việc đương đơn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học; (c) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự rằng đương đơn có ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khoá học tại Mỹ. Đương đơn có thể xin tái phỏng vấn bất kỳ lúc nào, tuy nhiên đương đơn nên xem xét thật kỹ hồ sơ của mình trước khi tái phỏng vấn. Khi phỏng vấn lại, đương đơn phải chuẩn bị giải thích thật rõ ràng (a) kế hoạch học tập; (b) tình hình tài chính; (c) kế hoạch làm việc sau khi hoàn tất khoá học tại Mỹ.

12. Tôi sẽ về thăm gia đình. Thị thực du học của tôi được phép ra vào nước Mỹ nhiều lần vẫn còn hiệu lực, nhưng tôi đã chuyển sang một trường khác. Để trở lại Mỹ tiếp tục khoá học, tôi có cần phải xin cấp thị thực du học mới trong khi thị thực du học cũ của tôi vẫn còn hiệu lực?

Cho dù đương đơn đã chuyển trường, đương đơn vẫn có thể tiếp tục đi du lịch với thị thực du học hiện tại, với điều kiện thị thực này vẫn còn hiệu lực và đương đơn không được nghỉ học nhiều hơn 5 tháng. Tại cửa khẩu nhập cảnh vào Mỹ, đương đơn nên chuẩn bị sẵn mẫu đơn I-20 của trường mà đương đơn đang theo học để trình cho viên chức cửa khẩu.

13. Tôi muốn tham gia chương trình Ðào tạo Thực hành Tự chọn (OPT) sau khi kết thúc khoá học. Tôi có thể tìm hiểu thông tin này ở đâu?

Sinh viên có thể tham khảo thông tin về chương trình Ðào tạo Thực hành Tự chọn (OPT) với viên chức được trường học chính thức chỉ định hoặc tham khảo trang web của USCIS và trang web ICE International Students.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
9/9/07
3.437
51
48
Saigon
Thủ Tục Nộp đơn xin thị thực không di dân
<h2>7 Bước Chuẩn Bị Trước Khi Phỏng Vấn Xin Thị Thực</h2> Dưới đây là những bước cơ bản để nộp đơn xin thị thực (nếu như không được đề cập, không cần thiết phải thực hiện những bước này theo thứ tự thời gian cụ thể).
Lưu ý: Đương đơn có thể nhấp vào các bước được tô đậm màu xanh để có thêm thông tin.
  1. Hoàn tất các mẫu đơn
  2. Đóng lệ phí xin thị thực
  3. Chụp hình thẻ
  4. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
  5. Sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực
    Đương đơn phải sử dụng hộ chiếu còn giá trị để du lịch đến Mỹ với thời hạn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến đi dự kiến đến Mỹ.
  6. Đăng ký cuộc hẹn phỏng vấn trên mạng: Nhấp vào đây để đăng ký hẹn phỏng vấn thông qua hệ thống đăng ký cuộc hẹn trực tuyến của chúng tôi. Để có thêm thông tin và hướng dẫn về hệ thống đăng ký cuộc hẹn trực tuyến, nhấp vào đây
  7. Đến Lãnh sự để tham dự cuộc phỏng vấn
Đương đơn nên đến Lãnh sự không sớm hơn 20 phút trước giờ hẹn phỏng vấn. Nếu đơn xin thị thực được chấp thuận, đương đơn sẽ được phát một phiếu cấp thị thực. Bất kỳ ai mang theo phiếu này đều có thể nhận hộ chiếu và thị thực của đương đơn vào ngày làm việc kế tiếp lúc 3 giờ chiều, chỉ từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Nếu bị từ chối cấp thị thực, đương đơn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn. Vui lòng xem mục Từ chối cấp Thị thực trên trang web của chúng tôi để có thêm thông tin.


Thêm thông tin về visa vào Mỹ:
http://vietnamese.hochimi...thacmac/thuonggap.html
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
9/9/07
3.437
51
48
Saigon
Linhperfume nói:
Em đang theo dõi các tour, e hỏi chút, có bác nào cho baby theo ko ạ? Em có 2 nhóc, 19 tháng và 3 tháng tuổi.

ack ack... HFC thường đi du lịch dạng phượt, nhanh, di chuyển nhiều.... - động viên bé ít nhất 7 tuổi mới thích hợp:)
còn trong nước phượt vài ngày thì vô tư bác Linh@
 
Hạng D
10/9/08
2.433
473
83
57
HCM
Em xin có vài ý kiến cho chương trình OFF-LINE của hội mình ( ủa, hổng phải member của HFC mà kêu là hội mình...?! ) :

1) Theo bác Kevin thì 1 năm ACE chúng ta cố gắng chinh phục được 2 nước, vậy thì nên đi 1 gần 1 xa, 1 nhiều lúa 1 ít lúa. Chẳng hạn như tháng 4 này mình đi Dubai, lúa khoảng 1200-1500 $, cuối năm mình đi Trung quốc, Campuchia-Lào, Myanmar...lúa vài trăm, ( đó là chưa kể những lần off lai rai Nha trang, Côn đảo, Phú quốc, Đà lạt...của các chi hội ) có như vậy lúa nhà em mới kịp thu hoạch ạ, ngồi ở nhà nhìn bác Kevin dắt đoàn vi vu thì không cam tâm....cứ cái đà này thành con nợ thành đạt là cái chắc...:):):)

2) Em xin đề cử một số điểm đến để chúng ta ngâm cứu thêm :
- Về mặt trận Châu Âu : em có ông bác định cư tại Pháp đã lâu năm, rất khoái du lịch bụi, nếu chúng ta đi châu Âu dịp hè thì bác sẽ là 1 HDV bản địa lý tưởng. Chỉ cần visa vào 1 nước là chúng ta tha hồ đi khắp châu Âu.
- Về mặt trận Mỹ : ngoài Cali chúng ta có thể đi New York, vé máy bay giá rẻ 800$ 2 chiều, đi khoảng cuối tháng 4 ngắm hoa anh đào nở ở Washington DC là cực kì. Hoặc đi vào dịp cuối năm sau lễ thanksgiving là cơ hội shopping hàng hiệu giá rẻ. Từ New York chúng ta dzọt luôn sang Toronto Canada, tiện thể nghía cái thác Viagra, í quên...Niagra. Cái thác hùng vĩ này chắc các bác cũng mê nó từ lâu rồi.
- Về những điểm đến gần thì có :
- Cửu trại câu ở Trung quốc: đi vào cuối tháng 9 thì đây đúng là chốn thiên đường nơi hạ giới, có bác hocap làm chứng ạ. Xem hình Jenny Ho chụp xong chỉ muốn quảy balo đến thiên đường luôn.
- Campuchia : đi với cty Lửa Việt là hay nhất, nên kéo theo anh Mỹ giám đốc cty cùng đi . Đây là người đã lăn lộn cả thời trai trẻ của mình trên chiến trường campuchia nên rất am hiểu về nó, và anh cũng là người đọc thơ bàn luận truyện Kiều, kể chuyện tiếu lâm rất có duyên. Chúng ta cũng có thể kết hợp tour Cam- Thái - LÀo.
- Vòng cung Tây bắc của Việt Nam ta. Khách Tây khách Nhật rất khoái cung đường này. Mình thì nhào sang Nhật xem núi Phú sĩ, họ thì chạy sang đây đi Mèo Vạc, Hà Giang, Phan-xi-phăng.

Vài dòng ý kiến của em. Mời các bác bóng bàn thêm.
 
Last edited by a moderator: