@thaibinh A: còn dư một vé máy bay - bác xem có ai quan tâm tour Dubai thì thay - chứ để bỏ vé máy bay giá đặc biệt thì tiếc quá!
Thấy cái này hay liên quan đến Dubai gửi cả nhà xem:
Câu chuyện thời gian - Kỳ 1: UAE (Dubai) - Thời gian là tương lai
TuoiTre - Câu chuyện trong trục thời gian về quá khứ, hiện tại và tương lai. Các quốc gia đã tận dụng lợi thế thời gian để vươn tới tương lai bằng cách nào? Làm sao để không biến mình thành người “ở lại”?... Tuổi Trẻ giới thiệu loạt bài của một nữ doanh nhân người Việt - đang là giám đốc marketing toàn cầu cho một thương hiệu quốc tế.
Đến sân bay Dubai International sau một chuyến bay dài, vừa qua khỏi hải quan sân bay tôi đã thấy tên mình ở bảng đón trên đường đến băng chuyền hành lý. Tôi chẳng phải làm gì sau đó vì đã có anh nhân viên người Philippines lo lắng mọi thứ. Bước ra khỏi sân bay, một chiếc Mercedes cáu cạnh đã chờ tại cổng ra, anh tài xế người Pakistan mỉm cười chào đón!
Thế giới của những điều “số 1”
Cô tiếp tân khách sạn Madinat Jumeirah, người Iran, với đôi mắt huyền bí của Trung Đông, hướng dẫn tôi đến cụm phòng ở với quầy tiếp tân riêng. Anh tiếp tân người Philippines, đã ở UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) năm năm, mời tôi ngồi, rồi lịch sự đến quầy bar pha chế nước uống.
Vừa bước vào phòng đã thấy ngay trên giường có một tờ menu gối (pillow menu) với 20 loại gối đủ chất liệu và công dụng khác nhau để khách lựa chọn theo ý thích. Giờ thì tôi đã bắt đầu bớt ngờ vực mục tiêu tăng lượng khách du lịch từ 5 triệu của năm 2003 lên 15 triệu năm 2010 của UAE!
Tác giả Nguyễn Thị Phi Vân sinh năm 1972.Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp TP.HCM. Học MBA tại ĐH Central Queensland, Úc. Từng làm giám đốc phát triển thương hiệu khu vực châu Á, Tập đoàn Flairview ở Sydney. Hiện là giám đốc marketing toàn cầu - Công ty Gloria Jean’s Coffees International.
Dubai ban ngày là một thế giới hoàn toàn trái ngược. Cả thành phố trải ra trước mắt tôi như một cảnh trong phim khoa học viễn tưởng về tương lai, các tòa nhà mang hình thù và kiến trúc bất thường, lạ mắt, đậm tính nghệ thuật theo trường phái trừu tượng, nhất là cách sử dụng các chất liệu xây dựng tạo màu sắc ánh kim (metallic) hiện đại.
Cạnh đó là vô số công trình khổng lồ còn dang dở. Người ta thống kê có đến 30.000 cần cẩu xây dựng đang hoạt động rải rác khắp thành phố, chiếm tỉ lệ 25% tổng số cần cẩu xây dựng của thế giới, đưa Dubai vào hàng một trong những thành phố phát triển xây dựng nhanh nhất trên thế giới.
UAE là một đất nước non trẻ, được thành lập năm 1971 khi bảy tiểu vương quốc Ả Rập sáp nhập. Các mỏ dầu hỏa được phát hiện cách đây 30 năm đã biến một đất nước nghèo khó, không có gì ngoài các khu sa mạc, thành một trong những đất nước được xem là hiện đại nhất trên thế giới với mức sống cực kỳ cao.
Thu nhập GDP đầu người của UAE đứng thứ 17 trên thế giới với 41.800 USD. Nhưng trước dự báo về nguồn dầu hỏa sẽ cạn dần kể từ năm 2010, chiến lược phát triển của Chính phủ UAE tập trung vào sứ mạng biến UAE thành trung tâm tài chính, thương mại và du lịch của khu vực Trung Đông.
Một chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia được hình thành với mục tiêu đưa UAE lên bản đồ thế giới, với các dự án táo bạo mang ý tưởng “nhất thế giới” như tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall, đài phun nước lớn nhất thế giới Dubai Fountain, khách sạn cao nhất thế giới Rose Tower...
Ngoài ý tưởng “nhất” ra, UAE còn là nơi thi thố tài năng sáng tạo của các nhà thiết kế kiến trúc, biến UAE thành đất nước có những công trình kiến trúc độc đáo nhất, những ý tưởng thiết kế có một không hai trên thế giới, như dự án khu resort dưới nước đầu tiên của thế giới Hydropolis, hòn đảo nhân tạo hình cây cọ lớn nhất thế giới The Palm Islands, 250 hòn đảo nhân tạo được xây dựng mô phỏng bản đồ thế giới khi nhìn từ trên cao xuống mang tên The World, công viên tuyết nhân tạo lớn nhất thế giới ngay trên đất nước của sa mạc mang tên Ski Dubai, khu du lịch sinh thái nhân tạo Eco Tourism World được xây dựng trong những sinh quyển (biosphere), tạo môi trường sinh thái cho các loại thực vật và động vật không tồn tại được trong thời tiết khắc nghiệt của sa mạc...
Tiền đâu để có thể đổ vào những dự án khổng lồ như vậy? Chính sách tự do thương mại, miễn thuế 100% và cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu bất động sản của chính phủ đã biến UAE thành cái túi chứa nguồn vốn đầu tư khắp thế giới.
Chỉ có... tương lai!
Cô hướng dẫn viên du lịch người Philippines đã ở UAE 17 năm chỉ vào những khu đất trống ngổn ngang và say sưa thuyết trình về tương lai, không một lần nói về lịch sử, không hề nhắc đến di tích. Trên vùng sa mạc bạt ngàn của 30 năm về trước, lịch sử không tồn tại, tương lai là những ý niệm chưa hoàn thành, tất cả công trình đều là nhân tạo.
Chiều hôm đó tôi ghé qua nhà người đồng nghiệp hiện công tác tại Dubai. Cô bạn dẫn tôi đi một vòng quanh xóm.
Bên phải căn nhà là một nhà thờ đạo Hồi của dân Ai Cập, một cửa hàng tiện lợi của người Palestine, một cửa hàng bán hoa của người Ấn Độ và hai căn biệt thự kín cổng cao tường của người Emirati - là người bản địa của UAE. Bên trái có tám căn nhà xoay quanh một vườn hoa công cộng của các chủ thuê là người Iran, Đức, Ai Cập, Libăng, Pháp, Congo, Hungary và Nam Phi.
Cho đến giờ phút này tôi vẫn chưa được diện kiến một người Emirati nào. Đồng nghiệp của tôi trả lời bằng con số thống kê của thị trường UAE với 80% dân số là dân nhập cư và chỉ có 20% là người dân bản địa trong tổng số vỏn vẹn 6 triệu dân của UAE.
Dân nhập cư vào UAE đến từ 150 quốc gia khác nhau, cùng mang theo một giấc mơ xây dựng tương lai trên mảnh đất của những giấc mơ hoành tráng.
Sau ba ngày hội thảo, chúng tôi được sắp xếp một chương trình safari khám phá khu bảo tồn sa mạc.
Anh tài xế người Ấn Độ cho biết đã ở UAE gần 20 năm, trong đó có 18 năm chạy xe cho du lịch safari. Lương cao nhưng giá cả sinh hoạt đắt đỏ, do đó đã 20 năm mà vẫn chưa góp đủ một số vốn để quay về nước. Anh chỉ hi vọng UAE thay đổi chính sách, cho phép dân nhập cư lâu năm được vào quốc tịch.
Anh nói: “Nếu được nhập quốc tịch thì người Emirati nghèo sẽ được chính phủ cấp một căn biệt thự để sinh sống!”. Giấc mơ tương lai rạng ngời trên khuôn mặt anh.
30 năm là một khoảng thời gian dài đối với một đời người nhưng lại rất ngắn đối với vòng đời của một quốc gia. Và UAE đã làm được những điều kỳ diệu: thay đổi tương lai của một đất nước trên bản đồ thế giới!
Thấy cái này hay liên quan đến Dubai gửi cả nhà xem:
Câu chuyện thời gian - Kỳ 1: UAE (Dubai) - Thời gian là tương lai
TuoiTre - Câu chuyện trong trục thời gian về quá khứ, hiện tại và tương lai. Các quốc gia đã tận dụng lợi thế thời gian để vươn tới tương lai bằng cách nào? Làm sao để không biến mình thành người “ở lại”?... Tuổi Trẻ giới thiệu loạt bài của một nữ doanh nhân người Việt - đang là giám đốc marketing toàn cầu cho một thương hiệu quốc tế.
Đến sân bay Dubai International sau một chuyến bay dài, vừa qua khỏi hải quan sân bay tôi đã thấy tên mình ở bảng đón trên đường đến băng chuyền hành lý. Tôi chẳng phải làm gì sau đó vì đã có anh nhân viên người Philippines lo lắng mọi thứ. Bước ra khỏi sân bay, một chiếc Mercedes cáu cạnh đã chờ tại cổng ra, anh tài xế người Pakistan mỉm cười chào đón!
Thế giới của những điều “số 1”
Cô tiếp tân khách sạn Madinat Jumeirah, người Iran, với đôi mắt huyền bí của Trung Đông, hướng dẫn tôi đến cụm phòng ở với quầy tiếp tân riêng. Anh tiếp tân người Philippines, đã ở UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) năm năm, mời tôi ngồi, rồi lịch sự đến quầy bar pha chế nước uống.
Vừa bước vào phòng đã thấy ngay trên giường có một tờ menu gối (pillow menu) với 20 loại gối đủ chất liệu và công dụng khác nhau để khách lựa chọn theo ý thích. Giờ thì tôi đã bắt đầu bớt ngờ vực mục tiêu tăng lượng khách du lịch từ 5 triệu của năm 2003 lên 15 triệu năm 2010 của UAE!
Tác giả Nguyễn Thị Phi Vân sinh năm 1972.Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp TP.HCM. Học MBA tại ĐH Central Queensland, Úc. Từng làm giám đốc phát triển thương hiệu khu vực châu Á, Tập đoàn Flairview ở Sydney. Hiện là giám đốc marketing toàn cầu - Công ty Gloria Jean’s Coffees International.
Dubai ban ngày là một thế giới hoàn toàn trái ngược. Cả thành phố trải ra trước mắt tôi như một cảnh trong phim khoa học viễn tưởng về tương lai, các tòa nhà mang hình thù và kiến trúc bất thường, lạ mắt, đậm tính nghệ thuật theo trường phái trừu tượng, nhất là cách sử dụng các chất liệu xây dựng tạo màu sắc ánh kim (metallic) hiện đại.
Cạnh đó là vô số công trình khổng lồ còn dang dở. Người ta thống kê có đến 30.000 cần cẩu xây dựng đang hoạt động rải rác khắp thành phố, chiếm tỉ lệ 25% tổng số cần cẩu xây dựng của thế giới, đưa Dubai vào hàng một trong những thành phố phát triển xây dựng nhanh nhất trên thế giới.
UAE là một đất nước non trẻ, được thành lập năm 1971 khi bảy tiểu vương quốc Ả Rập sáp nhập. Các mỏ dầu hỏa được phát hiện cách đây 30 năm đã biến một đất nước nghèo khó, không có gì ngoài các khu sa mạc, thành một trong những đất nước được xem là hiện đại nhất trên thế giới với mức sống cực kỳ cao.
Thu nhập GDP đầu người của UAE đứng thứ 17 trên thế giới với 41.800 USD. Nhưng trước dự báo về nguồn dầu hỏa sẽ cạn dần kể từ năm 2010, chiến lược phát triển của Chính phủ UAE tập trung vào sứ mạng biến UAE thành trung tâm tài chính, thương mại và du lịch của khu vực Trung Đông.
Một chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia được hình thành với mục tiêu đưa UAE lên bản đồ thế giới, với các dự án táo bạo mang ý tưởng “nhất thế giới” như tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall, đài phun nước lớn nhất thế giới Dubai Fountain, khách sạn cao nhất thế giới Rose Tower...
Ngoài ý tưởng “nhất” ra, UAE còn là nơi thi thố tài năng sáng tạo của các nhà thiết kế kiến trúc, biến UAE thành đất nước có những công trình kiến trúc độc đáo nhất, những ý tưởng thiết kế có một không hai trên thế giới, như dự án khu resort dưới nước đầu tiên của thế giới Hydropolis, hòn đảo nhân tạo hình cây cọ lớn nhất thế giới The Palm Islands, 250 hòn đảo nhân tạo được xây dựng mô phỏng bản đồ thế giới khi nhìn từ trên cao xuống mang tên The World, công viên tuyết nhân tạo lớn nhất thế giới ngay trên đất nước của sa mạc mang tên Ski Dubai, khu du lịch sinh thái nhân tạo Eco Tourism World được xây dựng trong những sinh quyển (biosphere), tạo môi trường sinh thái cho các loại thực vật và động vật không tồn tại được trong thời tiết khắc nghiệt của sa mạc...
Tiền đâu để có thể đổ vào những dự án khổng lồ như vậy? Chính sách tự do thương mại, miễn thuế 100% và cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu bất động sản của chính phủ đã biến UAE thành cái túi chứa nguồn vốn đầu tư khắp thế giới.
Chỉ có... tương lai!
Cô hướng dẫn viên du lịch người Philippines đã ở UAE 17 năm chỉ vào những khu đất trống ngổn ngang và say sưa thuyết trình về tương lai, không một lần nói về lịch sử, không hề nhắc đến di tích. Trên vùng sa mạc bạt ngàn của 30 năm về trước, lịch sử không tồn tại, tương lai là những ý niệm chưa hoàn thành, tất cả công trình đều là nhân tạo.
Chiều hôm đó tôi ghé qua nhà người đồng nghiệp hiện công tác tại Dubai. Cô bạn dẫn tôi đi một vòng quanh xóm.
Bên phải căn nhà là một nhà thờ đạo Hồi của dân Ai Cập, một cửa hàng tiện lợi của người Palestine, một cửa hàng bán hoa của người Ấn Độ và hai căn biệt thự kín cổng cao tường của người Emirati - là người bản địa của UAE. Bên trái có tám căn nhà xoay quanh một vườn hoa công cộng của các chủ thuê là người Iran, Đức, Ai Cập, Libăng, Pháp, Congo, Hungary và Nam Phi.
Cho đến giờ phút này tôi vẫn chưa được diện kiến một người Emirati nào. Đồng nghiệp của tôi trả lời bằng con số thống kê của thị trường UAE với 80% dân số là dân nhập cư và chỉ có 20% là người dân bản địa trong tổng số vỏn vẹn 6 triệu dân của UAE.
Dân nhập cư vào UAE đến từ 150 quốc gia khác nhau, cùng mang theo một giấc mơ xây dựng tương lai trên mảnh đất của những giấc mơ hoành tráng.
Sau ba ngày hội thảo, chúng tôi được sắp xếp một chương trình safari khám phá khu bảo tồn sa mạc.
Anh tài xế người Ấn Độ cho biết đã ở UAE gần 20 năm, trong đó có 18 năm chạy xe cho du lịch safari. Lương cao nhưng giá cả sinh hoạt đắt đỏ, do đó đã 20 năm mà vẫn chưa góp đủ một số vốn để quay về nước. Anh chỉ hi vọng UAE thay đổi chính sách, cho phép dân nhập cư lâu năm được vào quốc tịch.
Anh nói: “Nếu được nhập quốc tịch thì người Emirati nghèo sẽ được chính phủ cấp một căn biệt thự để sinh sống!”. Giấc mơ tương lai rạng ngời trên khuôn mặt anh.
30 năm là một khoảng thời gian dài đối với một đời người nhưng lại rất ngắn đối với vòng đời của một quốc gia. Và UAE đã làm được những điều kỳ diệu: thay đổi tương lai của một đất nước trên bản đồ thế giới!
Last edited by a moderator: