Re:HFC off L7/12:Condao Summer Vacation 28-31/5/12
G/đình em chỉ phượt nhà chúa Đảo, tập trung cho biết thế nào là "chuồng cọp" rồi là xong phần lịch sử CM. Còn các ch/trình & ngày kế tiếp toàn bộ là đi khám phá thiên nhiên, chùa & ở "ẩn" luôn trong SixSense
Tiếp theo & không thể thiếu khi các bác đến CD: miếu thờ bà Phi Yến
Nhờ đến CĐ mà em biết thêm về sử Việt - mời các bác dành chút th/gian đọc chơi:
Tục truyền: Bà Phi Yến là thứ phi, không rõ là người vợ thứ mấy của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Bà còn có tên gọi Lê Thị Răm, sanh hạ ra Hoàng tử Hội An, còn có tên gọi Hoàng tử Cải. Cuối mùa thu năm 1783, Nguyễn Ánh bỏ đất liền bôn ba chạy ra Côn Đảo để tránh nạn. Vì bị quân Tây Sơn săn đuổi, Nguyễn Phúc Ánh cùng các quan cận thần và linh mục Bá Đa Lộc bày mưu tính kế, có ý định đưa Hoàng tử Cải cùng linh mục Bá Đa Lộc sang Pháp để làm con tin xin cầu viện.
Ngày 28/11/1783, Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cải và vương ấn của Nguyễn Ánh sang Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh ký với đại diện cho vua thứ 16 của nước Pháp, nhà Nguyễn nhường cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Đảo. Để đổi lại, Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1.200 quân, 200 lính pháo thủ, 250 lính người Phi (châu Phi) để Nguyễn Ánh đánh trả quân Tây Sơn. Nhưng lúc bây giờ nước Pháp không thực hiện được… Bà Phi Yến biết được việc này không bằng lòng đưa con đi làm con tin mưu đồ bán nước cầu vinh của Nguyễn Ánh.
Miếu thờ bà Hoàng Phi Yến
Một người phụ nữ Việt Nam có tấm lòng trung kiên – hiếu nước kiên quyết trước một ông vua tàn bạo. Bà nói: “Việc đánh nhau với Tây Sơn ta có thể coi như việc trong nhà, chúa công nên dùng nghĩa binh trong xứ thì hơn, bệ hạ mà nhờ sức mạnh của người ngoài về giải quyết vấn đề nội bộ dù ta có thắng Tây Sơn chăng nữa, cái thắng ấy cũng chẳng vẻ vang, thiếp e còn có lắm điều rắc rối tai tiếng về sau…”.
Nếu không có các quan cận thần trong triều, ắt Bà Phi Yến khó thoát khỏi tội chém đầu.
Tuy nhiên một ông vua bạo chúa còn cao tay ác ý nham hiểm hơn, làm khổ người vợ trẻ mới 25 tuổi đời, đầy sắc xuân lộng lẫy, nghiêng trời sắc nước phải chịu đày ải cực hình.
Nguyễn Ánh truyền cho các quan cận thần đưa Bà Phi Yến ra một hòn đảo hoang vắng riêng biệt (nay gọi là Hòn Bà), nhốt bà vào một hang đá, có nhiều tảng đá đem bịt kín trước cửa hang, trong đó có một ít cơm nếp và một chum nước lã để bà đủ ăn uống trong mười lăm ngày. Bà ở trong hang thì ngoài cửa hang có con vượn bạch mà bà đã nuôi dưỡng từ trước. Con vượn bạch khôn ngoan thông minh ở ngoài hang hầu hạ nuôi dưỡng bà, ngày ngày vào rừng đi tìm trái cây, quả chín về nuôi bà.
Một hôm Nguyễn Ánh được tin quân Tây Sơn xuống thuyền ra Côn Đảo truy tìm đuổi theo. Triều thần hoảng sợ, hỗn loạn, Hoàng tử Cải và con hắc hổ mà hoàng tử đã nuôi từ nhỏ cùng xuống thuyền.
Hoàng tử không thấy có mẹ đi theo bèn hỏi các quan trong triều, có người mách bảo rằng Bà Phi Yến bị vua cha bắt nhốt vào hang đá…
Hoàng tử cuống cuồng khóc to lên đòi vua cha cho mẹ được đi theo. Nếu không hoàng tử ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh không bằng lòng, nói với các quan trong triều: Thằng nhãi con này rất có thể một lòng với mẹ phản lại ta. Ngay bây giờ nếu ta không trừ trước, biết đâu nó chẳng phải là một phản tặc loạn thần… Chính tay ông túm lấy đầu thằng bé ném xuống biển, ông nói: Tao cho phép mày đi theo mẹ mày! Con hắc hổ vội vàng lao theo, ý để cứu giúp hoàng tử. Nhưng không kịp rồi, xác hoàng tử từ từ chìm xuống biển, con hắc hổ bơi luôn vào bờ. Ba ngày sau, xác hoàng tử trôi tấp vào bờ thuộc làng Cỏ Ống, con hắc hổ đứng sẵn đó, kéo xác hoàng tử lên bờ, dùng hai chân trước đào bới một hố sâu để chôn, lấp lại. Hắc hổ vào rừng kiếm ăn bất ngờ gặp con vượn bạch đã được sống với nhau từ trước trong hoàng gia. Con vượn bạch đưa con hắc hổ về hang, mở cửa hang đưa Bà Phi Yến về mộ Hoàng tử Cải.
Miếu thờ Hoàng Tử Cải
Dân làng Cỏ Ống kể chuyện lại cho bà nghe và biết được mộ của con bà là Hoàng tử Cải. Dân làng xây miếu thờ từ đó đến nay.
Chuyện truyền thuyết dân gian đã có hàng trăm năm nay. Do quá trình biến đổi của thời gian lịch sử, trong dân gian vẫn lưu truyền lời ru:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”
Đến Côn Đảo, tôi nghe cô thuyết minh của huyện đảo kể về Bà Phi Yến và Hoàng tử Cải, tôi mới nhớ ra lời ru ấy mẹ tôi đã hát ru cho hầu hết các em tôi trong nhà khi sinh chúng nó.