Ủa có chích nữa hả bác, em thì hồi nhỏ hay uống ké của mẹ em (con cháu biếu cụ). Bẻ 1 đầu ống mút từ từ cho đỡ hao , đầu lưỡi đệm nhè nhẹ hông có đứt lưỡianhbocau nói:Hehehe.............Philatop ( sao em nhớ Sg có tên khác ta ) , em cũng chích mấy mũi .
Ngày trước , đối diện BV truyền máu huyết học , đường "Thịt rừng" có 1 chỗ.......
Thấy em mảnh khảnh như bồ câu quá , bà già chở ra...chích . Nghe đồn đâu mập .
Kết quả..........mấy bác biết rồi
Mồng X Tết 2000 , ra Q5 , nhà thèng bạn , có khứa kia bạn anh trai nó , đi xe hơi tới , móc ra "nhung nai" cắt bỏ vô rượu .
Nghe nói ăn nhung nai mập lắm . Cu bồcâu nhai luôn......
Thế mà siêu gì bác, em nghe nói giờ tụi bán bánh tét dạo ... bỏ thứ gì đó (Do OEM TQ còn Kim Biên là dít chi bu sần) vào nó bán hoài không hư, lá bên ngoài héo nó lột bọc lại lớp lá mới luộc sơ lại cho chín lá, bán tiếp ... nghe khiếp quá! Quản lý ATTP kiểu này ... TQ cần mịa gì thị lang
phantan nói:Bánh tét loại siêu là loại sau khi nấu có thể để lâu > 15 ngày không hư hỏng.
Tết xưa em chỉ nhớ là xếp hàng chít miẹ, mua được hộp mứt thập cẩm chẩy nước , mấy bao Sông Cầu, với gói chè bồm, mới đó mà mấy chục năm rùi. Dưng mà em vẫn thấy hồi đấy vui hơn bây giờ thì phải.
Hihi... kín đáo mà vẫn gợi cảm chính xác để tả chiếc áo dài Việtnam! Ngôn ngữ Việtnam có vay mượn khá nhiều ngôn từ ngoại quốc, tuy nhiên khi ngoại quốc khi mô tả áo dài, Tết, ... của Việtnam họ không có từ trong ngôn ngữ nước họ để mô tả chính xác, họ vẫn phải dùng từ thuần Việt để gọi!
Cũng hãnh diện chớ bộ!
Cũng hãnh diện chớ bộ!
Đọc được bài viết dự thi ' Tết và những kỷ niệm đáng nhớ ' thấy xúc động khi đọc những tâm sự, cảm nghĩ một người con - tác giả bài viết - nhớ về Mẹ trong ngày Tết - khoảnh khắc thiêng liêng của trời đất :
Từ ngày mẹ mất, chiếc khuôn bánh và cái xoong to dùng để luộc bánh chưng vẫn để nguyên xi ở góc bếp mà chưa một lần được mang ra cọ rửa.
Thưởng thức hương vị của miếng bánh chưng do chính tay mẹ gói... (Ảnh minh họa)
Nỗi buồn phủ kín khiến chúng tôi chẳng ai còn có đủ can đảm lần giở những gì gắn bó với hình ảnh mẹ. Dù không ai nói ra, nhưng có lẽ trong lòng chúng tôi đều rất day dứt khi mẹ ra đi quá sớm mà chưa ai kịp làm một điều gì đó để đền đáp công ơn sinh thành của mẹ. Thành ra mọi sinh hoạt trong gia đình dường như cũng đảo lộn hết.
Chiều nay, khi ghé qua hiệu sách, chợt thấy những cuốn lịch đã được bày bán rất nhiều. Vậy là một năm mới lại sắp đến rồi. Tôi khẽ thốt lên: Nhanh vậy sao? Từ ngày mẹ đi xa, tôi cũng bỏ luôn thói quen bóc lịch mà ngày xưa tôi phải tranh giành mãi mới được.
Tôi sợ cái vòng xoáy nhiều khi rất vô tình của thời gian. Cứ tưởng thời gian có thể làm lành mọi vết thương. Nhưng có những vết thương trong đời chẳng phương thuốc nào, chẳng thứ thời gian nào có thể làm vơi bớt, đó là khi mất mát những người thương yêu bên mình.
Vậy là đã sắp sửa đến cái Tết thứ 3 không có mẹ. Bất giác tôi chợt thấy thèm một cái Tết ấm áp, yêu thương như ngày xưa đến thế. Tôi với tay cầm một cuốn lịch và thầm hỏi: Liệu còn có thể được nữa không?
Ngoài kia những giọt nắng chiều đông xuyên qua những kẽ lá vàng bay, làm vơi bớt cái lạnh se sắt.
Tôi nhớ, ngày xưa mẹ vẫn bảo: “Làm cả năm ăn ba ngày Tết”, nên bao giờ mẹ cũng chuẩn bị Tết rất sớm và chu đáo.
Gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh rồi măng, miến… là những thứ được mẹ chuẩn bị đầu tiên. Trước kia hàng hóa mua bán khó khăn, phải tích trữ từ trước đã đành. Đằng này, cho đến mãi về sau này mẹ tôi vẫn giữ thói quen đó.
Thành thử Tết luôn đến với gia đình tôi từ rất sớm và thật rộn ràng, háo hức. Và chỉ sau Tết Ông Công Ông Táo (23 tháng Chạp) là không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập trong gia đình tôi.
Ngày nào chúng tôi cũng hồi hộp chờ đợi xem hôm nay mẹ sẽ mua thêm được những gì. Nào là bánh kẹo, đồ lễ Tết ông bà, cho đến hương hoa, đồ mặn, đồ chay đủ cả. Chúng tôi cứ xuýt xoa, thèm thuồng và rồi lại kiên nhẫn chờ đợi.
Ngoài bánh chưng thì một thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ nhà tôi đó là đĩa hành muối.
Mẹ giải thích rất cặn kẽ về những nếp xưa:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh”.
Mà cũng thật kỳ lạ. Hành – một thứ gia vị không thể thiếu khi chế biến nhiều món ăn, vậy mà tôi không thể ăn nổi. Trong khi đó, tôi lại có thể ngồi ăn vã cả bát dưa hành, nhưng phải là do chính tay mẹ muối.
Vì mẹ biết tôi chỉ ăn được hành muối khi đã đủ vị chua, không còn vị nồng nồng, hăng hăng, nên bao giờ mẹ cũng muối sớm hơn mọi nhà. Khi mẹ mang những bó hành to từ ngoài chợ về, anh em chúng tôi xà vào phụ mẹ bóc vỏ, cắt rễ và rửa hành. Có khi cay sè cả mắt và tay lạnh cóng nhưng vẫn thấy thật vui. Những củ hành vừa mới đó rễ còn bám đầy đất, giờ đã trắng tinh và chỉ ít bữa nữa thôi sẽ có vị chua chua, cay cay thật tuyệt, nhất là khi ăn kèm với bánh chưng và thịt áp chảo.
Tôi nghe các cụ bảo phụ nữ muối dưa hành ngon là những người rất khéo léo, ngược lại người nào muối mà hành bị khú thì rất vụng về. Chẳng biết có phải vì thế không mà tôi chưa dám thử muối một lần nào.
Vui sướng nhảy cẫng lên khi được nhận những bao lì xì đỏ thắm từ tay mẹ... (Ảnh minh họa)
Có lẽ thú vị nhất và được anh em chúng tôi mong chờ nhất vẫn là lúc cùng mẹ gói bánh chưng.
Thực ra, chúng tôi làm vướng chân, vướng tay mẹ thì đúng hơn. Bao giờ cũng vậy, đêm hôm trước chúng tôi đi ngủ từ rất sớm và không quên dặn đi dặn lại mẹ phải nhớ đánh thức anh em chúng tôi dậy để cùng gói bánh chưng với mẹ.
Khi gạo nếp, đỗ xanh, nhân bánh, lá dong, dây lạt đã được bày biện ngay ngắn, mẹ bắt tay vào gói bánh. Từng cặp bánh chưng đầy đặn, vuông vức rất đẹp mắt. Còn chúng tôi nhấp nhổm lựa những miếng lá dong mẹ cắt thừa và cũng tự gói cho mình những chiếc bánh bé tí xíu, đủ mọi kích cỡ, hình dạng. Hồi hộp nhất là bữa cơm tất niên chiều 30 Tết.
Bữa cơm thật đầm ấm, thú vị và tràn đầy tình yêu thương cũng như tiếng cười. Dù trên bàn tràn ngập các món thức ăn ngon, cầu kỳ nhưng cả nhà vẫn không quên thưởng thức hương vị của miếng bánh chưng do chính tay mẹ gói. Với chúng tôi ngày bé đó là một niềm hân hoan, háo hứng lạ kỳ, đã in đậm vào trong ký ức không thể nào lãng quên.
Sau này, khi cuộc sống đã khá giả hơn và mọi thứ đều trở nên sẵn có. Hầu hết các gia đình đều bỏ gói bánh chưng vì quá cầu kì, vất vả, tốn nhiều công sức mà chẳng ăn được bao nhiêu.
Thay vào đó là ra cửa hàng mua về hoặc cẩn thận hơn thì đặt trước người ta vài ba cái cho có không khí Tết.
Nhưng mẹ tôi thì vẫn tự tay gói bánh chưng.
Mẹ bảo cái gì sẵn có thì cũng sẽ trở nên tẻ nhạt.
Quả đúng vậy!
Ngày nay sắm Tết trở nên thật đơn giản. Nhưng cũng chính vì vậy mà Tết chẳng khác ngày thường là mấy. Chỉ cần dành ra một buổi sáng đi một vòng quanh chợ hoặc siêu thị là đã có một cái Tết tương đối đầy đủ.
Mà thậm chí cũng chẳng phải mua bán nhiều như trước vì mồng 3 Tết là đã có người bán hàng.
Riêng với mẹ tôi thì Tết vẫn là một dịp rất quan trọng và không thể xem thường một chút nào cả.
Mẹ mang Tết về tràn ngập không gian gia đình chúng tôi.
Mẹ làm cho bố và anh em chúng tôi cảm thấy thật bình yên, ấm áp và đầy ý nghĩa trong những ngày Tết cổ truyền dù năm nào cũng có, dù vẫn là những món ăn chẳng khác mấy ngày thường.
Bởi vậy cho nên, dù chúng tôi đã lớn, đã làm cha, làm mẹ nhưng vẫn khao khát được trở về đón cái không khí rất Tết của gia đình. Những lúc đó, chúng tôi như được trở lại tuổi thơ hồn nhiên với nụ cười trong trẻo. Vẫn nũng nịu, vẫn vui sướng nhảy cẫng lên khi được nhận những bao lì xì đỏ thắm từ tay mẹ. Dường như trong mắt mẹ, chúng tôi vẫn là những thiên thần bé bỏng mà ông Trời đã ban phát cho cuộc đời mẹ. Còn chúng tôi thì cũng cứ muốn cuộn mình nhỏ lại để tranh nhau sà vào lòng mẹ như những ngày xưa bé.
Thấp thoáng dáng mẹ hiện về từ những ngày xưa.
Mẹ như biển cả bao la mà chúng tôi là những nhánh sông.
Tất cả sông rồi sẽ đi về biển, từ biển bao la sẽ rót vào những lòng sông mênh mông tràn đầy, mạch luân lưu không ngơi nghỉ ấy là cuộc sống.
Tôi chợt nhớ tới một câu nói mà tôi rất thích trong một cuốn tiểu thuyết: “ Sẽ không bao giờ có cái chết vì nơi tận cùng cũng là khởi thủy cho những mầm sống mới”.
Không ngần ngại tôi chọn cho mình một cuốn lịch to và đẹp nhất.
Háo hức mong Tết đến thật nhanh.
Tôi tự nhủ sẽ thay mẹ đem không khí Tết ngày xưa trở về bên gia đình.
Và tôi tin mình có thể làm được điều đó vì tôi là con gái của mẹ.
-----------
Bài viết này em không biết được xếp thứ hạng bao nhiêu trong cuộc thi viết nói trên, nhưng nói lên được tình cảm của mình như tác giả cũng là đáng khen rùi!
(Em chưa post link để dẫn nguồn được!)
Từ ngày mẹ mất, chiếc khuôn bánh và cái xoong to dùng để luộc bánh chưng vẫn để nguyên xi ở góc bếp mà chưa một lần được mang ra cọ rửa.
Thưởng thức hương vị của miếng bánh chưng do chính tay mẹ gói... (Ảnh minh họa)
Nỗi buồn phủ kín khiến chúng tôi chẳng ai còn có đủ can đảm lần giở những gì gắn bó với hình ảnh mẹ. Dù không ai nói ra, nhưng có lẽ trong lòng chúng tôi đều rất day dứt khi mẹ ra đi quá sớm mà chưa ai kịp làm một điều gì đó để đền đáp công ơn sinh thành của mẹ. Thành ra mọi sinh hoạt trong gia đình dường như cũng đảo lộn hết.
Chiều nay, khi ghé qua hiệu sách, chợt thấy những cuốn lịch đã được bày bán rất nhiều. Vậy là một năm mới lại sắp đến rồi. Tôi khẽ thốt lên: Nhanh vậy sao? Từ ngày mẹ đi xa, tôi cũng bỏ luôn thói quen bóc lịch mà ngày xưa tôi phải tranh giành mãi mới được.
Tôi sợ cái vòng xoáy nhiều khi rất vô tình của thời gian. Cứ tưởng thời gian có thể làm lành mọi vết thương. Nhưng có những vết thương trong đời chẳng phương thuốc nào, chẳng thứ thời gian nào có thể làm vơi bớt, đó là khi mất mát những người thương yêu bên mình.
Vậy là đã sắp sửa đến cái Tết thứ 3 không có mẹ. Bất giác tôi chợt thấy thèm một cái Tết ấm áp, yêu thương như ngày xưa đến thế. Tôi với tay cầm một cuốn lịch và thầm hỏi: Liệu còn có thể được nữa không?
Ngoài kia những giọt nắng chiều đông xuyên qua những kẽ lá vàng bay, làm vơi bớt cái lạnh se sắt.
Tôi nhớ, ngày xưa mẹ vẫn bảo: “Làm cả năm ăn ba ngày Tết”, nên bao giờ mẹ cũng chuẩn bị Tết rất sớm và chu đáo.
Gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh rồi măng, miến… là những thứ được mẹ chuẩn bị đầu tiên. Trước kia hàng hóa mua bán khó khăn, phải tích trữ từ trước đã đành. Đằng này, cho đến mãi về sau này mẹ tôi vẫn giữ thói quen đó.
Thành thử Tết luôn đến với gia đình tôi từ rất sớm và thật rộn ràng, háo hức. Và chỉ sau Tết Ông Công Ông Táo (23 tháng Chạp) là không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập trong gia đình tôi.
Ngày nào chúng tôi cũng hồi hộp chờ đợi xem hôm nay mẹ sẽ mua thêm được những gì. Nào là bánh kẹo, đồ lễ Tết ông bà, cho đến hương hoa, đồ mặn, đồ chay đủ cả. Chúng tôi cứ xuýt xoa, thèm thuồng và rồi lại kiên nhẫn chờ đợi.
Ngoài bánh chưng thì một thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ nhà tôi đó là đĩa hành muối.
Mẹ giải thích rất cặn kẽ về những nếp xưa:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh”.
Mà cũng thật kỳ lạ. Hành – một thứ gia vị không thể thiếu khi chế biến nhiều món ăn, vậy mà tôi không thể ăn nổi. Trong khi đó, tôi lại có thể ngồi ăn vã cả bát dưa hành, nhưng phải là do chính tay mẹ muối.
Vì mẹ biết tôi chỉ ăn được hành muối khi đã đủ vị chua, không còn vị nồng nồng, hăng hăng, nên bao giờ mẹ cũng muối sớm hơn mọi nhà. Khi mẹ mang những bó hành to từ ngoài chợ về, anh em chúng tôi xà vào phụ mẹ bóc vỏ, cắt rễ và rửa hành. Có khi cay sè cả mắt và tay lạnh cóng nhưng vẫn thấy thật vui. Những củ hành vừa mới đó rễ còn bám đầy đất, giờ đã trắng tinh và chỉ ít bữa nữa thôi sẽ có vị chua chua, cay cay thật tuyệt, nhất là khi ăn kèm với bánh chưng và thịt áp chảo.
Tôi nghe các cụ bảo phụ nữ muối dưa hành ngon là những người rất khéo léo, ngược lại người nào muối mà hành bị khú thì rất vụng về. Chẳng biết có phải vì thế không mà tôi chưa dám thử muối một lần nào.
Vui sướng nhảy cẫng lên khi được nhận những bao lì xì đỏ thắm từ tay mẹ... (Ảnh minh họa)
Có lẽ thú vị nhất và được anh em chúng tôi mong chờ nhất vẫn là lúc cùng mẹ gói bánh chưng.
Thực ra, chúng tôi làm vướng chân, vướng tay mẹ thì đúng hơn. Bao giờ cũng vậy, đêm hôm trước chúng tôi đi ngủ từ rất sớm và không quên dặn đi dặn lại mẹ phải nhớ đánh thức anh em chúng tôi dậy để cùng gói bánh chưng với mẹ.
Khi gạo nếp, đỗ xanh, nhân bánh, lá dong, dây lạt đã được bày biện ngay ngắn, mẹ bắt tay vào gói bánh. Từng cặp bánh chưng đầy đặn, vuông vức rất đẹp mắt. Còn chúng tôi nhấp nhổm lựa những miếng lá dong mẹ cắt thừa và cũng tự gói cho mình những chiếc bánh bé tí xíu, đủ mọi kích cỡ, hình dạng. Hồi hộp nhất là bữa cơm tất niên chiều 30 Tết.
Bữa cơm thật đầm ấm, thú vị và tràn đầy tình yêu thương cũng như tiếng cười. Dù trên bàn tràn ngập các món thức ăn ngon, cầu kỳ nhưng cả nhà vẫn không quên thưởng thức hương vị của miếng bánh chưng do chính tay mẹ gói. Với chúng tôi ngày bé đó là một niềm hân hoan, háo hứng lạ kỳ, đã in đậm vào trong ký ức không thể nào lãng quên.
Sau này, khi cuộc sống đã khá giả hơn và mọi thứ đều trở nên sẵn có. Hầu hết các gia đình đều bỏ gói bánh chưng vì quá cầu kì, vất vả, tốn nhiều công sức mà chẳng ăn được bao nhiêu.
Thay vào đó là ra cửa hàng mua về hoặc cẩn thận hơn thì đặt trước người ta vài ba cái cho có không khí Tết.
Nhưng mẹ tôi thì vẫn tự tay gói bánh chưng.
Mẹ bảo cái gì sẵn có thì cũng sẽ trở nên tẻ nhạt.
Quả đúng vậy!
Ngày nay sắm Tết trở nên thật đơn giản. Nhưng cũng chính vì vậy mà Tết chẳng khác ngày thường là mấy. Chỉ cần dành ra một buổi sáng đi một vòng quanh chợ hoặc siêu thị là đã có một cái Tết tương đối đầy đủ.
Mà thậm chí cũng chẳng phải mua bán nhiều như trước vì mồng 3 Tết là đã có người bán hàng.
Riêng với mẹ tôi thì Tết vẫn là một dịp rất quan trọng và không thể xem thường một chút nào cả.
Mẹ mang Tết về tràn ngập không gian gia đình chúng tôi.
Mẹ làm cho bố và anh em chúng tôi cảm thấy thật bình yên, ấm áp và đầy ý nghĩa trong những ngày Tết cổ truyền dù năm nào cũng có, dù vẫn là những món ăn chẳng khác mấy ngày thường.
Bởi vậy cho nên, dù chúng tôi đã lớn, đã làm cha, làm mẹ nhưng vẫn khao khát được trở về đón cái không khí rất Tết của gia đình. Những lúc đó, chúng tôi như được trở lại tuổi thơ hồn nhiên với nụ cười trong trẻo. Vẫn nũng nịu, vẫn vui sướng nhảy cẫng lên khi được nhận những bao lì xì đỏ thắm từ tay mẹ. Dường như trong mắt mẹ, chúng tôi vẫn là những thiên thần bé bỏng mà ông Trời đã ban phát cho cuộc đời mẹ. Còn chúng tôi thì cũng cứ muốn cuộn mình nhỏ lại để tranh nhau sà vào lòng mẹ như những ngày xưa bé.
Thấp thoáng dáng mẹ hiện về từ những ngày xưa.
Mẹ như biển cả bao la mà chúng tôi là những nhánh sông.
Tất cả sông rồi sẽ đi về biển, từ biển bao la sẽ rót vào những lòng sông mênh mông tràn đầy, mạch luân lưu không ngơi nghỉ ấy là cuộc sống.
Tôi chợt nhớ tới một câu nói mà tôi rất thích trong một cuốn tiểu thuyết: “ Sẽ không bao giờ có cái chết vì nơi tận cùng cũng là khởi thủy cho những mầm sống mới”.
Không ngần ngại tôi chọn cho mình một cuốn lịch to và đẹp nhất.
Háo hức mong Tết đến thật nhanh.
Tôi tự nhủ sẽ thay mẹ đem không khí Tết ngày xưa trở về bên gia đình.
Và tôi tin mình có thể làm được điều đó vì tôi là con gái của mẹ.
-----------
Bài viết này em không biết được xếp thứ hạng bao nhiêu trong cuộc thi viết nói trên, nhưng nói lên được tình cảm của mình như tác giả cũng là đáng khen rùi!
(Em chưa post link để dẫn nguồn được!)
Last edited by a moderator: