Em post vài tấm hình trong hồi ký của Phạm Duy :
Hoa hậu Hà Nội 1930 - Bà thân sinh ra ca sĩ Khánh Ly
Cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra trong lần tổ chức kermesse ở Ấu Trĩ Viên và người được giải là một thiếu nữ nổi tiếng của Hà Thành, với bộ y phục người Thái làm tăng thêm vẻ đẹp của thân hình kiều diễm. Đó là nữ cầu thủ trong đội hockey mà tôi đã nói ở Chương Bẩy và là bà thân sinh của ca sĩ Khánh Ly sau này. Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam tên là Tân, người mà chúng tôi thèm rỏ dãi khi đi bơi và nhìn thấy thân hình của hoa hậu trong bộ đồ tắm không hở hang như bây giờ ở hồ Quảng Bá lúc đó là nơi gặp gỡ của những thanh niên nam nữ Hà Nội, mệnh danh là những ''tài hoa son trẻ'' của thời đại.
Hoạ sư Tô Ngọc Vân
Thầy Tô Ngọc Vân là người đã từng làm cho tôi kính phục khi tôi được coi tranh triển lãm của thầy. Là người đầu tiên dùng hội hoạ mới để xưng tụng người đàn bà Việt Nam với những bức tranh mỹ nữ có hình, có dáng, có khối hẳn hòi chứ không phải là mỹ nữ được vẽ phóng trong công thức (stylisé) như tranh cổ truyền. Chỉ cần thấy bố cục (composition) của tranh Tô Ngọc Vân cũng đủ làm xiêu lòng người coi tranh. Thầy dùng mầu sắc hết sức táo bạo, so với thời đó. Nhưng thầy đã dạy cho tôi thấy cái quan trọng trong tranh sơn dầu không phải chỉ ở mầu sắc. Phải làm sao cho thấy được ánh sáng nổi bật trên nền ngũ sắc đó. Phải rồi, coi tranh Renoir hay tranh Gauguin, tôi chỉ nhìn thấy nắng. Không thấy gì hơn là nắng ! Tuy nhiên nắng ở trời Âu mà tôi thấy trong tranh của các hoạ sư đó chỉ là nắng phản chiếu (lumière réflective), còn nắng trong tranh sơn dầu Việt Nam (như tranh của Tô Ngọc Vân chẳng hạn) là nắng trực tiếp (lumière directe). Hãy coi lại bức tranh người đàn bà trước bụi chuối của thầy Vân : người đẹp có hình có khối, ánh sáng chói chan, bức tranh không gợi dâm mà chỉ gợi tình. Tuyệt
Văn Cao thời trai trẻ
Thi sĩ Hoàng Cầm (không phải HC tướng lĩnh nha!)
Hoạ sư Bùi Xuân Phái lúc sinh thời
Nghệ sĩ Đặng Thế Phong tác giả ca khúc ' Con Thuyền Không Bến ' , ' Đêm Thu ', ' Giọt Mưa Thu '
Đặng Thế Phong sinh năm 1918, thứ nam của cụ Đặng Hiển Thể, thông phán Sở Trước Bạ thành phố Nam Định, là con thứ hai của một gia đình có sáu anh em, hai trai bốn gái. Thân phụ mất sớm, gia đình thiếu thốn, ông phải bỏ dở học vấn khi đang học lớp 2ème année P.S. (bây giờ là lớp Đệ Lục bậc Trung Học Phổ Thông). Ông có lên Hà Nội theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật với tư cách bàng thính viên. Trong một kỳ thi, ông vẽ tranh cho báo HšC SINH (chủ bút là Phạm Cao Củng) như tranh các truyện Hoàng Tử Sọ Dừa, Giặc Cờ Đen để lấy tiền ăn học. Mùa Xuân năm 1941 ông có đi Saigon rồi Nam Vang. — Nam Vang ông có mở một lớp dạy nhạc. Đến mùa Thu 1941 ông lại trở về Hà Nội. Lúc sinh thời Đặng Thế Phong là một nhạc sỹ rất nghèo nên cuộc sống của ông thật là khổ cực, chật vật. Ngoài tài sáng tác, ông còn là một ca sỹ, tuy chưa hẳn được là ténor nhưng giọng hát khá cao, đã nhiều lần ra sân khấu mà lần đầu tiên ông hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da) Hà Nội năm 1940. Đến đầu 1942 thì ông từ giã cõi đời tại nhà, trên một căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng vì bịnh lao. Ông hưởng thọ được 24 tuổi.
Một số hình ảnh khác về Hà Nội xưa:
Phố Mã Mây - Rue Des Pavillons Noirs - phố Cờ Đen
(circa 1920)
Ô Quan Chưởng - Hà Nội
Hồ Gươm xưa
Đã có nhiều nhà văn cho chúng ta thấy cái thơ mộng của hồ Gươm. Anh bạn Nguyễn Đình Toàn nhìn nó như trái tim của Hà Nội rồi còn nghe được tiếng guốc thiếu nữ reo vang trên những lối đi quanh hồ... Ông còn ví hồ này, vào mùa thu, giống như con mắt buồn bã của người tình. Tôi cũng thấy như vậy. Nhưng vì quanh năm sống với hồ Gươm nên tôi còn thấy nó trong những hoàn cảnh ít nên thơ hơn, như ra coi những xác người treo cổ trên cây đa bên bờ hay trầm mình xuống hồ nước, vì thất tình hay vì lý do buồn bã hơn là sự túng quẫn.
Nói tới Hồ Gươm, người ta còn nói tới mùi nhang thơm trong đền Ngọc Sơn hay nói tới môi hôn ngọt của cặp tình nhân trên cầu Thê Húc. Tôi được sống lâu với chiếc cầu và ngôi đền nên còn nhìn thấy cả đám ăn mày ngồi la liệt trên lối ra vào với lũ ruồi bu đầy trên những đôi mắt toét đỏ lòm. Và cảnh nhà nho cuối cùng mặc áo bông rách, ngồi viết những chữ Phúc Lộc Thọ hay những câu đối trên giấy đỏ... chỉ làm tôi bùi ngùi hơn là bồi hồi. Hồ Gươm với tôi là giọt lệ, không phải lệ ngọc ngà mà là lệ buồn thương.
Hồ Gươm còn có những buổi chiều mùa lạnh với sương mù toả xuống mặt hồ, cảnh vật mờ ảo làm tôi tưởng tượng như đang sống trong một truyện Liêu Trai. Tôi vừa sợ, vừa thèm gặp con ma hồ Gươm mà người trong khu phố cho rằng nó thường hay ra đây dụ dỗ người ta tự tử. Hình như con ma này đẹp lắm !
Xe điện Hà Nội xưa
Thời đó, những ai thi trượt vào trường Bưởi thì được gia đình cho đi học tại trường Trung Học Thăng Long. Hằng ngày tôi đi học bằng xe điện và có cái thú nhẩy xe điện của lớp trẻ Hà Nội thời đó. Luôn luôn nhẩy xuống đường trước khi xe điện ngừng.
Luôn luôn chờ xe điện chuyển bánh rồi mới nhẩy lên xe. Mỗi ngày, chiếc xe điện già nua lọc cọc đưa tôi từ Quan Thánh xuống Hàng Cót (Rue Takou) -- con phố có nhà hộ sinh nơi tôi sinh ra -- rồi tôi đi bộ qua đường Hàng Da, Hàng Giầy để tới nhà trường nằm tại Ngõ Trạm (Henri D'Orléans). Trước mặt trường là cầu xe lửa với những chuyến tầu đông đặc hành khách. Dưới gầm cầu là nơi trú ngụ của những kẻ không nhà.
Vào thời điểm 1935-36 này, trường Thăng Long là cái ổ của những nhà giáo muốn làm Cách Mạng. Thầy dạy của tôi là Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến...
Rue du lac
Ngã Năm vào các Phố Hàng Gai, Hàng Đào thời xưa...
Chú thích :
Các bức ảnh những giải thích cho bức ảnh là các trích đoạn trong hồi ký Phạm Duy.