Hạng D
22/5/09
1.049
14.272
113
Đúng là vấn đề nằm ở khâu hướng nghiệp nhưng nói thì dễ, làm thì khó lắm. Thời của mình học xong, bạn bè chẳng mấy đứa biết thế mạnh của mình là gì và thật sự thích ngành nghề gì, phần lớn chọn ngành theo học lực (học giỏi thì chọn ngành yêu cầu điểm cao .v.v.). Cha mẹ cũng hướng con cái chọn ngành theo học lực. Mình suy nghĩ nát nước không ra được gì nên chọn học kinh tế, với suy nghĩ "cái đếch gì trong đời mà không có kinh tế !!!"
Mấy đứa con mình thì trường mời chuyên gia đến đánh giá năng lực, tính cách qua phỏng vấn và các bài xét nghiệm nhưng làm xong thấy tụi nó vẫn cứ ... mông lung. Cho đi làm thực tập 2 đợt, rồi vào công ty mình khảo sát các khâu nhưng vẫn tiếp tục ... trăn trở.
Nói chung là khâu này khó !

Hướng nghiệp khó vì từ nhỏ đến lớn toàn sống theo quyết định của cha mẹ, đến tuổi chịu được trách nhiệm hình sự mới hỏi nó mày thích cái gì? Mày giỏi cái gì thì nó ngơ ngơ ngáo ngáo là phải rồi
 
  • Like
Reactions: hoangquysg
Hạng D
23/5/12
1.937
77.855
113
Đúng là vấn đề nằm ở khâu hướng nghiệp nhưng nói thì dễ, làm thì khó lắm. Thời của mình học xong, bạn bè chẳng mấy đứa biết thế mạnh của mình là gì và thật sự thích ngành nghề gì, phần lớn chọn ngành theo học lực (học giỏi thì chọn ngành yêu cầu điểm cao .v.v.). Cha mẹ cũng hướng con cái chọn ngành theo học lực. Mình suy nghĩ nát nước không ra được gì nên chọn học kinh tế, với suy nghĩ "cái đếch gì trong đời mà không có kinh tế !!!"
Mấy đứa con mình thì trường mời chuyên gia đến đánh giá năng lực, tính cách qua phỏng vấn và các bài xét nghiệm nhưng làm xong thấy tụi nó vẫn cứ ... mông lung. Cho đi làm thực tập 2 đợt, rồi vào công ty mình khảo sát các khâu nhưng vẫn tiếp tục ... trăn trở.
Nói chung là khâu này khó !
Nếu thuộc hệ siêu nhân không xin được việc làm thì đi dạy thì không việc gì phải xoắn. Còn không thì cứ học ngành nghề nào có tên thật cụ thể gắn liền với xã hội, những nghề nghiệp với tên gọi rất trừu tượng thì né tránh cho nó lành.
 
  • Love
Reactions: gaconhung
Hạng D
22/5/09
1.049
14.272
113
Hiện tại có 2 trường phái nuôi dạy con thịnh hành:

1/ Cho tự bơi, thích làm gì làm, sống thế nào thì sống: con cái lớn lên mỗi ngày như cây cỏ dại

2/ Bọc như bọc trứng, quyết dùm mọi thứ: gà công nghiệp-> thiếu trãi nghiệm, thiếu vốn sống, thiếu tự tin, thụ động
 
Hạng C
8/4/11
884
11.656
93
Hướng nghiệp khó vì từ nhỏ đến lớn toàn sống theo quyết định của cha mẹ, đến tuổi chịu được trách nhiệm hình sự mới hỏi nó mày thích cái gì? Mày giỏi cái gì thì nó ngơ ngơ ngáo ngáo là phải rồi
Anh rành mình quá ! Con mình không ở với mình từ lớp 5
 
  • Like
Reactions: Tấn Dũng
Hạng D
2/9/12
1.060
23.738
113
Sài Gòn
Hiện tại có 2 trường phái nuôi dạy con thịnh hành:

1/ Cho tự bơi, thích làm gì làm, sống thế nào thì sống: con cái lớn lên mỗi ngày như cây cỏ dại

2/ Bọc như bọc trứng, quyết dùm mọi thứ: gà công nghiệp-> thiếu trãi nghiệm, thiếu vốn sống, thiếu tự tin, thụ động

Cũng có dạng thứ 3 là "vừa chơi vừa sợ" giống mấy anh cnl chăn rau vại...kk
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.855
113
Cũng có dạng thứ 3 là "vừa chơi vừa sợ" giống mấy anh cnl chăn rau vại...kk
Căng thẳng nhất là giờ bọn trẻ bị đám hướng nghiệp tào phớ lựu đạn chém gió, bị nhiễm độc kiểu như nhiễm đa cấp, tẩy não rất chi là cực hình.
 
Chỉnh sửa cuối:
Accountant
2/6/09
802
50.704
93
Tình hình rất là tình hình.

Hiện con mình đã được xét trúng tuyển ĐH Ngoại Thương, ĐH UEH và một trường ĐH nước ngoài.

Vấn đề là tình hình dịch bệnh hiện tại phức tạp quá nên mình muốn con xin trường nước ngoài gap year 1 năm, ở VN cho nó đi làm và đi chơi và học các môn vui chơi như nhảy chẳng hạn.

Ông bà thì muốn cháu học trong nước cho an toàn.
Mình thì thấy học trong nước cũng ổn nhưng cũng muốn con có nhiều trải nghiệm, mẹ cháu thì muốn con học nước ngoài.

Xin nhận lời tư vấn của các bác.
Gia đình xin cảm ơn.
Nếu học tại Hà Lan thì học về phân tích dữ liệu. Nghành này học xong tuong đối dễ xin việc làm trong châu âu và vài nước khác tại thời điểm hiện tại vì trường này nằm trong top 200.

Học tại VN thì cũng mấy nghành cũ thôi chứ chưa có nghành mới.

Con nó cũng muốn học tại châu âu vì cháu cũng đã từng qua đó vài lần và thích kiểu sống bên đó.
Hỏi trường có cho nhập học và tiến hành học online không đã. Nếu họ Ok thì học thôi chứ lăn tăn gì.

Mà sao toàn ý kiến chỉ đạo từ cấp trung ương, chưa thấy ý kiến phản hồi của địa phương.
 
Hạng B2
19/6/15
356
30.202
103
Cơ Sở Dữ Liệu là môn học về quản trị cơ sở dữ liệu, nói nôm na là anh thiết kế hệ thống lưu trữ dữ liệu cho tổ chức. Ví dụ như cách anh lưu trữ đơn hàng ra sao, tồn kho ra sao, dữ liệu khách hàng ra sao .... Lưu trữ làm sao để đến lúc cần thì có thể lôi ra xài được và kết hợp được các nguồn dữ liệu khác nhau. Tưởng tượng 1 shop bán đồ ăn online, có chục món ăn thôi, và mỗi ngày có 100 đơn hàng chẳng hạn, vậy thì câu hỏi đặt ra là: 1) phải lưu trữ các thông tin gì, và 2) lưu trữ như thế nào, dùng Excel, hay dùng Google Sheet, hay dùng SQLite?


Các ngành về Data đúng là các ngành lai giữa Tin Học và Kinh Tế. Gọi nó là lai vì nó kết hợp 3 mảng kiến thức lớn: Coding, Kinh Tế và Thống Kê Toán. Tùy vào vị trí làm việc trong công ty mà cần kỹ năng nào nhiều hơn, nhưng tư duy Toán là phải có. Nếu ngồi ở vị trí phân tích - Data Analyst hoặc Business Analyst thì cần kiến thức Kinh Tế nhiều hơn, nói đúng hơn là cần kiến thức chuyên ngành. Ví dụ làm cho các tổ chức ngân hàng thì cần kiến thức về tài chính, làm cho Foody thì cần kiến thức về giao hàng/ăn uống/hành vi, ... Còn nếu ngồi ở vị trí quản lý dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu - Data Engineer, thì cần kiến thức IT nhiều hơn. Ví dụ có 1 ý tưởng thế này: dịch Corona sẽ làm người dân bi quan hay lạc quan? Để trả lời câu hỏi này, có thể lên facebook xem mọi người bàn luận thế nào về Corona, ví dụ như xem các comments, các status, ... Vậy làm thế nào để lấy được dữ liệu này trên facebook để phân tích? Đó là nhiệm vụ của Data Engineer. Vậy còn Toán đóng vai trò gì? Vai trò rất quan trọng, vì tư duy Kinh Tế hay IT/Coding cũng chỉ là tư duy, còn xử lý thế nào thì cần Toán.

Nói chung là tư duy lập trình thì cần tư duy logic. Tư duy phân tích dữ liệu thì cần logic, toán, và cảm nhận về kinh tế. Nếu anh cảm thấy con anh không thích làm việc với con số, hoặc thích bình luận trên trời dưới đất nhiều hơn là phân tích dựa trên con số, thì có lẽ không thích hợp với Data.

Nhưng phải rất cẩn thận khi đánh giá 1 con người là hợp hay không phù hợp với 1 ngành, có tư duy this hoặc tư duy that. Đánh giá sai thì sẽ đưa ra lời khuyên sai. Ví dụ như câu nói của anh "Một đứa tư duy lập trình tốt, nhưng tính toán không giỏi (kiểu tính toán con số)". Về nguyên tắc, lập trình tốt đòi hỏi tư duy tính toán tốt, cho nên tính toán mà không tốt thì sao lập trình tốt được? Nếu mà tốt, thì chắc là tốt kiểu "bắt chước", "ghi nhớ". Nhưng "tính toán" ở đây cũng không phải là ba cái "tính nhẩm", "tính nhanh", cho nên tính toán không tốt thì cũng không chắc là lập trình không tốt. Nói chung là trừ khi có chuyên gia ngồi nói chuyện và quan sát thì may ra mới biết hợp hay không hợp, nhưng cái gọi là "chuyên gia" thì cũng vô chừng lắm.
Sao thầy biết nhiều thế? Từ ngành kỹ thuật, kinh tế đến xã hội học. Còm nào cũng rất sâu rất chi tiết và rất dễ hiểu. Nể nể là! :rolleyes:
 
Hạng B2
19/6/15
356
30.202
103
Đề tài Hướng Nghiệp rất chi là hay, chắc em sẽ mở một thớt mới xin ý kiến chỉ đạo các anh và thầy @letamlove
 
  • Like
Reactions: gaconhung
Hạng D
22/5/09
1.049
14.272
113
Anh rành mình quá ! Con mình không ở với mình từ lớp 5

Em nói chung thực trạng hiện nay chứ không phải nói anh đâu. Em quote là quote cái ý anh nói là khó hướng nghiệp thôi.
Hướng nghiệp bắt đầu khi nào và Ai là ngừoi hướng nghiệp? Từ khi biết nghe hiểu, biết nói là bắt đầu được rồi chứ đợi nó chuẩn bị thi đại học mới nghĩ đến chuyện này thì hỏi sao khó. Vậy ai là ngừoi hướng: đương nhiên là cha mẹ, ngừoi nuôi dưỡng từ nhỏ, sống kè kè 1 bên, thầy cô hay các tổ chức khác chỉ là công cụ, phương tiện hỗ trợ chứ ném nó ra đường rồi kêu 1 ngừoi hoàn toàn xa lạ hướng nghiệp thì không khó mới lạ