Cò Đất
22/6/12
5.358
40.241
113
Em có một vài chia sẻ thế này (chỉ là quan điểm cá nhân).

Để thành nhân, đứa trẻ cần trao dồi 3 "cái thức".
- Ý thức.
- Kiến thức.
- Nhận thức.

Mỗi "cái thức" trên cần có "môi trường" riêng của nó.
- Ý thức: do môi trường gia đình, con trẻ chịu ảnh hưởng nhiểu nhất từ cha mẹ.
- Kiến thức: do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô.
- Nhận thức: do môi trường xã hội: hàng xóm, bạn bè, những người con trẻ mắt thấy tai nghe hàng ngày bên ngoài 2 môi trường trên.

Từ những nhận định trên vợ chồng em đã và đang xây dựng cũng như nuôi 3 nhóc nhà em sau:

- Em thích nghe những câu nói của con em, cho dù là những câu hát, những lời nói bâng quơ, tưởng tượng của chúng, cũng như những hành vi - cử chỉ. Để từ đó em đọc được những suy nghĩ, tâm tư cũng như sự phát triển của chúng và sẵn sàng chia sẻ khi cần. Đưa đón con là việc em luôn làm và xem công việc đó là bổn phận của mình chứ không phải của vợ em (trừ khi em đi công tác). Bữa cơm nhà với em là quan trọng và ít khi bỏ bữa.

Các bác có con gái đến tuổi dậy thì sẽ hiểu. Với con em, khi chúng có những hành vi, lời nói thể hiện sự quan tâm đến người khác phái là em và vợ thảo luận ngay, tạo ra tình huống để giải quyết. Mục tiêu là để chúng "tự khai" và mình cho chúng biết những điều mình nói với chúng về vấn đề này là muốn bảo vệ chúng. Không la rầy, lờn tiếng, chỉ là tâm sự và chia sẻ.

Vợ chồng em luôn cho chúng hiểu việc học là quan trọng, là quyền lợi, và đó là con đường duy nhất để tiến thân, để tồn tại trong cuộc sống. Luôn cố gắng tạo ra sự kích thích, ham học. Một ví dụ để tạo ra sự kích thích, ham học mà vc em làm như thế này:
3 đứa con em ngay khi vô lớp 1 là em cho học anh văn (em cho học Ila), thực ra việc học này lúc vở lòng chỉ là chơi, chơi nhưng mà học. Dần dà có được kiến thức anh văn, khi vào lớp học phổ thông môn anh văn luôn vượt trội hơn các bạn, thế là có sự so kè, không muốn thua các bạn những môn còn lại. Vậy là các con của em cứ thế mà liệu. Vợ chồng em chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho chúng học thôi. Đứa út còn nhỏ chưa có gì để nói, hai chị lớn năm nay học lớp 7-8 và cũng từng ấy năm là học sinh giỏi. Hè rồi, em bất ngờ thưởng cho 1 chuyến du lịch Singapor. chỉ có 2 chị đi cùng nhóm của trường Ila. Chúng rất thích và muốn năm sau được đi nữa thì em nói rằng phải xem tụi con học như thế nào đã. Đó là tạo ra sự kích thích đồng thời cũng tạo điều kiện để cho chúng có cơ hội phát triển. Vợ chồng em không quan trọng điểm số của các con mình, nhưng khi chúng có điểm tốt thì mừng ra mặt, và khi chúng có điểm xấu thì hỏi con làm sai chổ nào, giải thích cho chúng hiểu vì sao bị sai, không la rầy. Từ đó chúng hiểu rằng mình cần làm như thế nào để ba mẹ vui.

Vậy đó, có rất rất nhiều vấn đề mà em và vợ em phải đối diện và tìm cách xử lý. Mục tiêu cuối cùng là cho chúng biết ý nghĩa của 2 chữ "gia đình" nó như thế nào, quan trọng ra sao. Và luôn thể hiện cho chúng biết ba và mẹ là nơi các con có thể tham vấn những vấn đề mà con gặp phải.

- Như em nói ở trên. Kiến thức là do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô. Nhưng đó chỉ là điều kiện đủ. Phải xem con mình như thế nào, tố chất ra sao, như thế nào là phù hợp với chúng để chúng có thể phát huy tối đa sở trường. Đó mới là điều kiện cần.

- Một khi có sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, có tư duy tốt thì việc nhận thức của trẻ sẽ không quá khó đối với chúng.

Lan man dài dòng, nhưng tựu trung cũng 2 chữ "gia đình".

Hãy thực sự hiểu con mình để có định hướng đúng cho nó. Xem như cha mẹ cho con hành trang vào đời là một "cái đầu thực sự" mà chúng có thể tồn tại bất cứ đâu. Đó là mong mỏi của vợ chồng em.

Chúc bác @Phước.OS có lựa chọn đúng cho con mình. :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
14/2/14
352
12.015
93
Buổi chiều đi đón con, mấy đứa trong lớp nói với nhau bằng tiếng Anh, mình hổng hiểu gì hết trơn, bực bội quá...
Sang năm cho chuyển trường thôi...
 
Hạng C
14/6/11
693
32.946
93
Long An
Em đang có 2 đứa, một đứa lớp 1, một đứa lớp 2. Em thường vào đây để nghe những chia sẻ của các anh chị em về việc "làm cha mẹ" (parenting). Xin cảm ơn các ace đã chia sẻ.

Em xin gom lại đây mấy ý kiến mà em thấy tâm đắc nhất sau khi đọc 11 trang:
Em chả dám ý kiến ý cò, cá nhân em mà nói thì chỉ muốn con cái có công việc ổn định, phù hợp với khả năng, có đóng góp cho cộng đồng. Em cũng ráng đủ phòng thủ bản thân để mai sau khỏi phụ thuộc.
Trước 18t em chỉ muốn con ở bên cạnh, chăm sóc và chơi với nó với thời gian nhiều nhất có thể, vì đơn giản sau 18t là hết cơ hội, khỏi hối hận.
Chơi với con, dạy bảo nó nhưng không áp đặt. Đôi khi vợ chồng em cũng nóng quá mà mắng con, bắt nó phải làm thế này, thế kia,... thì trước đấy khi bình tĩnh vui vẻ em cũng đã dặn nó có thể xảy ra chuyện như trên, tốt nhất lúc đó con im lặng vâng dạ, còn con thấy làm gì hợp lý thì làm. .
Trường học hay cách dạy thì tùy thuộc cha mẹ. Cha mẹ thành đạt như @tuando xuất thân trường nào, học kiểu gì thì cứ thế mà áp dụng. Như em kém ngoại ngữ thì chăm chăm cho nó học Anh ngữ từ mới đẻ. Gia đình nội ngoại ba đời cũng chả có ngành nghề nào cho trẻ kế thừa nên nó phải tự bay thôi, chỉ mong nó bay đúng hướng nó thích, không cần giàu có, chỉ cần được làm cái nó thích và đủ ăn.
Lan man dài dòng quá, xin lỗi các bác. Em nhấn "gửi trả lời" ngay bây giờ.
fanstic, Thứ hai lúc 23:20

Như tuổi chúng tôi thì lúc nhỏ chỉ có học trường làng chứ làm gì có trường khác?

Học ở trường cũng một phần thôi, cái quý nhất là thời gian cha mẹ dành cho con cái. Mỗi ngày tôi cố gắng dành trung bình 2h cùng học và chơi với con.
tuando, Thứ hai lúc 23:34

3 yếu tố chính quyết định sự thành công trong giáo dục là:
a) sự quan tâm của gia đình,
b) năng lực bẩm sinh của đứa bé, và
c) chất lượng trường lớp.
Nếu phải cày cuốc tối mặt, tối mày không có thời gian quan tâm đến con chỉ để đủ tiền cho nó vào trường chất lượng thì coi như được cái này, mất cái kia, không ăn thua gì. Ở những trường tốt, thầy cô sẽ phối hợp chặt chẽ với gia đình (với điều kiện gia đình quan tâm) để giáo dục và phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu của các em. Điều này quan trọng vì thường thì em nào cũng có 1-2 điểm mạnh nào đó mà nếu phát huy thì thành công không thua gì các em thoạt nhìn có vẻ nhỉnh hơn một cách toàn diện ở trường. Chọn trường thì phải để ý đến cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên và thành phần học sinh. Chẳng có trường nào trọn vẹn mọi mặt và vai trò của gia đình là xử lý những khiếm khuyết đó.
Duc Huan, Hôm qua, lúc 07:13

Cái gì cũng có cái giá của nó. Không hẳn QT hay Công lập tốt. Vì sự thành bại của môt ngươi không chỉ đơn giản là học vấn. Quan trọng là chúng ta muốn trao cho con cái chúng ta những gì???

Vấn đề này em đã tranh luận với gia đình e rất lâu để được đưa ra quyết định sau cùng. Đa số đều bảo "số tiền ăn học đó nếu sau này đầu tư cho chúng làm ăn sẽ ko thua ai", "thời gian bỏ ra để chăm sóc tụi nhỏ có thể kiếm thêm biết bao nhiêu tiền". Nhưng em nghĩ hoàn toàn ngược lại, mặc dù là người một gia đình.

Cái em muốn là chúng nó có thể đứng vững trong xã hội hiện đại, hội nhập bằng chính năng lực bản thân và trình độ chuyên môn (chứ ko phải điều kiện gia đình). Còn nó muốn trở thành người như thế nào (trung lưu, thượng lưu hay hạ lưu) là do nổ lực bản thân của nó.
tonyhai20, Hôm qua, lúc 08:56

Em chọn môi trường học, môi trường sống, môi trường kiến thức để con em nổ lực theo đuổi.
Mỗi tuần em bán ve chai (bán 1/3 giá thôi nhé) lấy tiền cho nó bổ ống heo (mà nó cũng chẳng biết mệnh giá nữa) mỗi quý em có cho gạo, thuốc, tập vở cho những hoàn cảnh khó khăn thì đều hỏi nó muốn "chia sẽ" hay ko? Nếu muốn thì bao nhiêu thì nó sẽ tự đưa cho mẹ nó? Còn ko thì thôi. Nhưng mừng là lần nào nó cũng góp tờ tiền lớn nhất nó co, nhưng chỉ 1 tờ thôi hà, còn lại nó dành ăn kem. Lần nào nó ko kẹt học em cũng dẫn đi theo để thấy xung quanh nó còn nhiều người khó khăn cần sự chia sẽ.

Mỗi tháng thành tích học tốt thì em thưởng "một ngày tự do" nó muốn làm gì em cũng cho. Có lần nó ăn gần 1kg kem em ko ngăn, nhưng hôm sau bệnh em bắt đi chích thuốc. De no co trach nhiem voi viec no lam.

ko biet em day con vay co sai ko cac bac?
tonyhai20, Hôm qua, lúc 09:11

Em có một vài chia sẻ thế này (chỉ là quan điểm cá nhân).

Để thành nhân, đứa trẻ cần trao dồi 3 "cái thức".
- Ý thức.
- Kiến thức.
- Nhận thức.

Mỗi "cái thức" trên cần có "môi trường" riêng của nó.
- Ý thức: do môi trường gia đình, con trẻ chịu ảnh hưởng nhiểu nhất từ cha mẹ.
- Kiến thức: do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô.
- Nhận thức: do môi trường xã hội: hàng xóm, bạn bè, những người con trẻ mắt thấy tai nghe hàng ngày bên ngoài 2 môi trường trên.

Từ những nhận định trên vợ chồng em đã và đang xây dựng cũng như nuôi 3 nhóc nhà em sau:

- Em thích nghe những câu nói của con em, cho dù là những câu hát, những lời nói bâng quơ, tưởng tượng của chúng, cũng như những hành vi - cử chỉ. Để từ đó em đọc được những suy nghĩ, tâm tư cũng như sự phát triển của chúng và sẵn sàng chia sẻ khi cần. Đưa đón con là việc em luôn làm và xem công việc đó là bổn phận của mình chứ không phải của vợ em (trừ khi em đi công tác). Bữa cơm nhà với em là quan trọng và ít khi bỏ bữa.

Các bác có con gái đến tuổi dậy thì sẽ hiểu. Với con em, khi chúng có những hành vi, lời nói thể hiện sự quan tâm đến người khác phái là em và vợ thảo luận ngay, tạo ra tình huống để giải quyết. Mục tiêu là để chúng "tự khai" và mình cho chúng biết những điều mình nói với chúng về vấn đề này là muốn bảo vệ chúng. Không la rầy, lờn tiếng, chỉ là tâm sự và chia sẻ.

Vợ chồng em luôn cho chúng hiểu việc học là quan trọng, là quyền lợi, và đó là con đường duy nhất để tiến thân, để tồn tại trong cuộc sống. Luôn cố gắng tạo ra sự kích thích, ham học. Một ví dụ để tạo ra sự kích thích, ham học mà vc em làm như thế này:

3 đứa con em ngay khi vô lớp 1 là em cho học anh văn (em cho học Ila), thực ra việc học này lúc vở lòng chỉ là chơi, chơi nhưng mà học. Dần dà có được kiến thức anh văn, khi vào lớp học phổ thông môn anh văn luôn vượt trội hơn các bạn, thế là có sự so kè, không muốn thua các bạn những môn còn lại. Vậy là các con của em cứ thế mà liệu. Vợ chồng em chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho chúng học thôi. Đứa út còn nhỏ chưa có gì để nói, hai chị lớn năm nay học lớp 7-8 và cũng từng ấy năm là học sinh giỏi. Hè rồi, em bất ngờ thưởng cho 1 chuyến du lịch Singapor. chỉ có 2 chị đi cùng nhóm của trường Ila. Chúng rất thích và muốn năm sau được đi nữa thì em nói rằng phải xem tụi con học như thế nào đã. Đó là tạo ra sự kích thích đồng thời cũng tạo điều kiện để cho chúng có cơ hội phát triển. Vợ chồng em không quan trọng điểm số của các con mình, nhưng khi chúng có điểm tốt thì mừng ra mặt, và khi chúng có điểm xấu thì hỏi con làm sai chổ nào, giải thích cho chúng hiểu vì sao bị sai, không la rầy. Từ đó chúng hiểu rằng mình cần làm như thế nào để ba mẹ vui.

Vậy đó, có rất rất nhiều vấn đề mà em và vợ em phải đối diện và tìm cách xử lý. Mục tiêu cuối cùng là cho chúng biết ý nghĩa của 2 chữ "gia đình" nó như thế nào, quan trọng ra sao. Và luôn thể hiện cho chúng biết ba và mẹ là nơi các con có thể tham vấn những vấn đề mà con gặp phải.

- Như em nói ở trên. Kiến thức là do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô. Nhưng đó chỉ là điều kiện đủ. Phải xem con mình như thế nào, tố chất ra sao, như thế nào là phù hợp với chúng để chúng có thể phát huy tối đa sở trường. Đó mới là điều kiện cần.

- Một khi có sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, có tư duy tốt thì việc nhận thức của trẻ sẽ không quá khó đối với chúng.

Lan man dài dòng, nhưng tựu trung cũng 2 chữ "gia đình".

Hãy thực sự hiểu con mình để có định hướng đúng cho nó. Xem như cha mẹ cho con hành trang vào đời là một "cái đầu thực sự" mà chúng có thể tồn tại bất cứ đâu. Đó là mong mỏi của vợ chồng em.

Chúc bác @Phước.OS có lựa chọn đúng cho con mình.
Chỉnh sửa cuối: Hôm qua, lúc 23:25
Ba Văn, Hôm qua, lúc 23:03
 
Chỉnh sửa cuối:
Full Sinopharm
25/12/09
2.700
33.331
113
Em thấy hỏi kiểu anh thớt giống hỏi nên mua Kia Morning, Vios, Altis, Mec E, BmW 7, hay Roll royce....xe nào cũng ngon, anh nào cũng thấy mình xài tiền thông manh cả...
Trường Cuốc Tế 500chai ++ / năm, trường làng vài chai / năm, cả rổ trường ở giữa nữa, ...so kiêủ gì???
Cuối cùng cũng là mua dịch vụ thôi.
Mấy anh chửi GD, Y tế VN cũng hài, trả giá bèo thì nó thế thôi, Gà 5-1, 8-2 nó khác Gà 1000$/ shot....bao giờ tư duy nó kinh tế thị trường đi.
 
Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Buổi chiều đi đón con, mấy đứa trong lớp nói với nhau bằng tiếng Anh, mình hổng hiểu gì hết trơn, bực bội quá...
Sang năm cho chuyển trường thôi...
Bác ko hiểu hay con bác ko hiểu ?
bác chuyển trường hay con bác chuyển trường :D
 
Hạng B2
14/2/14
352
12.015
93
Bác ko hiểu hay con bác ko hiểu ?
bác chuyển trường hay con bác chuyển trường :D
Mình ko hiểu tụi nhỏ nói j. Mình IELTS cũng 4.5 chứ ít gì!
Sang năm cho con về học trường nào cho nó đỡ mất gốc :D
 
  • Like
Reactions: ve sau
Hạng D
11/4/10
1.571
3.315
113
TP.HCM
Em có một vài chia sẻ thế này (chỉ là quan điểm cá nhân).

Để thành nhân, đứa trẻ cần trao dồi 3 "cái thức".
- Ý thức.
- Kiến thức.
- Nhận thức.

Mỗi "cái thức" trên cần có "môi trường" riêng của nó.
- Ý thức: do môi trường gia đình, con trẻ chịu ảnh hưởng nhiểu nhất từ cha mẹ.
- Kiến thức: do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô.
- Nhận thức: do môi trường xã hội: hàng xóm, bạn bè, những người con trẻ mắt thấy tai nghe hàng ngày bên ngoài 2 môi trường trên.

Từ những nhận định trên vợ chồng em đã và đang xây dựng cũng như nuôi 3 nhóc nhà em sau:

- Em thích nghe những câu nói của con em, cho dù là những câu hát, những lời nói bâng quơ, tưởng tượng của chúng, cũng như những hành vi - cử chỉ. Để từ đó em đọc được những suy nghĩ, tâm tư cũng như sự phát triển của chúng và sẵn sàng chia sẻ khi cần. Đưa đón con là việc em luôn làm và xem công việc đó là bổn phận của mình chứ không phải của vợ em (trừ khi em đi công tác). Bữa cơm nhà với em là quan trọng và ít khi bỏ bữa.

Các bác có con gái đến tuổi dậy thì sẽ hiểu. Với con em, khi chúng có những hành vi, lời nói thể hiện sự quan tâm đến người khác phái là em và vợ thảo luận ngay, tạo ra tình huống để giải quyết. Mục tiêu là để chúng "tự khai" và mình cho chúng biết những điều mình nói với chúng về vấn đề này là muốn bảo vệ chúng. Không la rầy, lờn tiếng, chỉ là tâm sự và chia sẻ.

Vợ chồng em luôn cho chúng hiểu việc học là quan trọng, là quyền lợi, và đó là con đường duy nhất để tiến thân, để tồn tại trong cuộc sống. Luôn cố gắng tạo ra sự kích thích, ham học. Một ví dụ để tạo ra sự kích thích, ham học mà vc em làm như thế này:
3 đứa con em ngay khi vô lớp 1 là em cho học anh văn (em cho học Ila), thực ra việc học này lúc vở lòng chỉ là chơi, chơi nhưng mà học. Dần dà có được kiến thức anh văn, khi vào lớp học phổ thông môn anh văn luôn vượt trội hơn các bạn, thế là có sự so kè, không muốn thua các bạn những môn còn lại. Vậy là các con của em cứ thế mà liệu. Vợ chồng em chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho chúng học thôi. Đứa út còn nhỏ chưa có gì để nói, hai chị lớn năm nay học lớp 7-8 và cũng từng ấy năm là học sinh giỏi. Hè rồi, em bất ngờ thưởng cho 1 chuyến du lịch Singapor. chỉ có 2 chị đi cùng nhóm của trường Ila. Chúng rất thích và muốn năm sau được đi nữa thì em nói rằng phải xem tụi con học như thế nào đã. Đó là tạo ra sự kích thích đồng thời cũng tạo điều kiện để cho chúng có cơ hội phát triển. Vợ chồng em không quan trọng điểm số của các con mình, nhưng khi chúng có điểm tốt thì mừng ra mặt, và khi chúng có điểm xấu thì hỏi con làm sai chổ nào, giải thích cho chúng hiểu vì sao bị sai, không la rầy. Từ đó chúng hiểu rằng mình cần làm như thế nào để ba mẹ vui.

Vậy đó, có rất rất nhiều vấn đề mà em và vợ em phải đối diện và tìm cách xử lý. Mục tiêu cuối cùng là cho chúng biết ý nghĩa của 2 chữ "gia đình" nó như thế nào, quan trọng ra sao. Và luôn thể hiện cho chúng biết ba và mẹ là nơi các con có thể tham vấn những vấn đề mà con gặp phải.

- Như em nói ở trên. Kiến thức là do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô. Nhưng đó chỉ là điều kiện đủ. Phải xem con mình như thế nào, tố chất ra sao, như thế nào là phù hợp với chúng để chúng có thể phát huy tối đa sở trường. Đó mới là điều kiện cần.

- Một khi có sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, có tư duy tốt thì việc nhận thức của trẻ sẽ không quá khó đối với chúng.

Lan man dài dòng, nhưng tựu trung cũng 2 chữ "gia đình".

Hãy thực sự hiểu con mình để có định hướng đúng cho nó. Xem như cha mẹ cho con hành trang vào đời là một "cái đầu thực sự" mà chúng có thể tồn tại bất cứ đâu. Đó là mong mỏi của vợ chồng em.

Chúc bác @Phước.OS có lựa chọn đúng cho con mình. :)


Bài viết của bác hay quá! Em xin ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến Bác, chúc Bác và gia đình nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và thịnh vượng!
 
  • Like
Reactions: Ba Văn