Tập Lái
4/9/21
1
2
1
64
KHÔNG CÓ CƠ SỞ PHẠT XE OTÔ LẮP CỐP NÓC-



Xe ô tô mà thêm cốp nóc chở đồ sẽ rất tiện lợi. ví dụ xe 5+2 mà muốn chở đủ người thì sẽ không có chỗ để hành lý, đồ đạc.Nhiều người muốn lắp cốp nó nhưng còn băn khoăn không biết lắp như vậy có bị CSGT bắt lỗi phạt vi phạm không, bởi nếu bên các nước phát triển Âu- Mỹ thì việc lắp cốp nóc, chở đồ trên nóc là bình thường phổ biến, không vi phạm luật. Qua tìm hiểu vấn đề lắp giá để đồ, lắp cốp nóc cũng được đề cập trên báo chí nhưng các chuyên gia trả lời chung chung và có chuyên gia cho rằng chưa có qui định cụ thể cho vến đề này. Tìm hiểu thì được biết văn bản qui định mới nhất về vấn đề này vẫn có hiệu lực là thông tư

Số: 46/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2015



QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ; LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ; VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG; GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ​

Nếu xe của bạn nguyên thủy có sẵn thanh ngang giá nóc ( santafe nhập, kia carens nhập 2008...) bạn lắp thêm cốp nóc thì không coi là bạn làm thay đổi kết cấu tổng thành của xe mà pháp luật sẽ điều chỉnh bạn ở việc chở hàng hóa trên xe. Trong trường hợp xe 5+2 và xe 7 chỗ lắp cốp nóc, cần nghiên cứu kỹ thông tư 46/2015 về việc giới hạn xếp hàng hóa trên xe. Cụ thể xem kỹ điều 18 và 19

“Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ



1. Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.



2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:



a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;



b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;



c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.



3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.



4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.



Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ



1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.



2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.



3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.



4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.



5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.’’




Như vậy tại điều 18 khoản 2 điểm C qui định xe có khối lượng chuyên chở hàng hóa dưới 2,5 tấn, chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8m. Xe 7 chỗ có chiều cao từ 1,7m đến 1,9m thêm cốp nóc 0,4 m thì cũng chưa vượt quá chiều cao 2,8m.

Về chiều rộng và dài khoản 3 điều 19 qui định" 3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe."

Như vậy cốp nóc chưa vượt quá chiều dài rộng xe 7 chỗ không vi phạm điều này.

Khoản 4 và 5 điều 19 qui định xe mô tô, xe máy, xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt quá.... và không có qui định nào QUI ĐỊNH xe 7 chỗ và 5 chỗ không được xếp hàng hàng hóa trên nóc xe mà chỉ qui định xe khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước xe. Như vậy bác nào đi Suv 5 chỗ, 7 chỗ đăng ký kinh doanh là xe chở khách thì cốp nóc là hợp pháp, miễn không quá chiều cao ( 2,8m) chiều dài và chiều rộng xe. Đó là xe chở khách, thế còn xe của anh em ta 5 chỗ và 7 chỗ gia đình thì sao ? Qua NC pháp luật thì không thấy đề cập tới loại xe này, nhưng cũng không có qui định cấm. Mà theo qui định PL không có điều cấm thì ta có quyền làm. Bác nào lắp cốp mà kể cả việc xe phải lắp thêm thanh ngang ( do xe không có sẵn) thì phải đưa về trường hợp xếp hàng hóa trên xe chứ không phải thay đổi tổng thành xe nhé. Xe bác nào có sẵn thanh ngang nguyên thủy thì không cần biện luận, mà rõ là XẾP HÀNG HÓA TRÊN XE rồi. CS GT muốn phạt thì phải dẫn luật, đừng nhắm mắt ký nhé. Họ phạt theo TT 46 là không ổn, nhớ là biên bản phải ghi đúng việc mình vi phạm, mình có thể khiếu nại và khởi kiện qđ hành chính này.

Trong phạm vi này tôi thử đề cập tới việc chở hàng hóa trên oto mà chưa bàn tới việc thay đổi tổng thành xe. Nếu bác nào lắp cốp nóc cần tìm hiểu thông tư 46/2015 là chính và dự phòng về thay đổi tổng thành xe NC thêm điều 55 Luật GThông và điều 30 NĐ 100/2019/ NĐ-CP qui định về xử phạt trong việc thay đổi tổng thành, màu sơn xe.....



Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”


Như vậy trường hợp lắp cốp nóc theo tôi không vi phạm điều 55 Luật giao thông đường bộ như đã dẫn bởi Theo khoản 2 điều 55 lắp chở cốp nóc không thể coi đây là hành vi thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

“NĐ 100/2019 Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

………………………………………………………………………………………………………………………………

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;’’


Căn cứ theo khoản 9, Điều 30 NĐ 100/2019/ND-CP không thể coi và không có cơ sở cho rằng việc lắp cốp nóc là tự ý thay đổi tổng thành của xe oto. Do vậy cũng không có cơ sở xử phạt HC theo Điều 30 của NĐ 100/2019/ NĐ-CP.

Đối với xe sẵn có thanh ngang giá nóc sau đó lắp cốp nóc thì an tâm lưu thông, nhưng đối với xe oto chỉ có thanh dọc và chủ xe phải lắp thêm thanh ngang thì thì có lẽ có chút gợn, nhưng đó có phải là thay đổi tổng thành xe không- theo tôi lắp thêm thanh ngang để cốp nóc vẫn chỉ là xếp hàng hóa, bản thân thanh ngang và cốp nóc vẫn là một .



Một câu chuyện xảy ra cách nay hơn chục năm về trước. Trước đây qui định xe không được dán kính tối màu, một chủ xe ở ĐN xe có kính tối màu bị CSGT ĐN phạt, chủ xe nói kính tối màu nguyên thủy xe nhập, CSGT vẫn phạt. Chủ xe sau đó khởi kiện QĐ xử phạt này, chứng minh được xe nhập nguyên thủy kính tối màu. Tòa đã hủy qđ của CSGT ĐN. Nói vậy tức ‘’Cực chẳng đã ‘’ nhưng nếu cần thì vẫn phải đấu tranh bằng con đường chính qui .

Chúc mọi người bình an
 
Hạng B2
23/3/16
124
6.151
93
KHÔNG CÓ CƠ SỞ PHẠT XE OTÔ LẮP CỐP NÓC-



Xe ô tô mà thêm cốp nóc chở đồ sẽ rất tiện lợi. ví dụ xe 5+2 mà muốn chở đủ người thì sẽ không có chỗ để hành lý, đồ đạc.Nhiều người muốn lắp cốp nó nhưng còn băn khoăn không biết lắp như vậy có bị CSGT bắt lỗi phạt vi phạm không, bởi nếu bên các nước phát triển Âu- Mỹ thì việc lắp cốp nóc, chở đồ trên nóc là bình thường phổ biến, không vi phạm luật. Qua tìm hiểu vấn đề lắp giá để đồ, lắp cốp nóc cũng được đề cập trên báo chí nhưng các chuyên gia trả lời chung chung và có chuyên gia cho rằng chưa có qui định cụ thể cho vến đề này. Tìm hiểu thì được biết văn bản qui định mới nhất về vấn đề này vẫn có hiệu lực là thông tư

Số: 46/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2015



QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ; LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ; VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG; GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ​

Nếu xe của bạn nguyên thủy có sẵn thanh ngang giá nóc ( santafe nhập, kia carens nhập 2008...) bạn lắp thêm cốp nóc thì không coi là bạn làm thay đổi kết cấu tổng thành của xe mà pháp luật sẽ điều chỉnh bạn ở việc chở hàng hóa trên xe. Trong trường hợp xe 5+2 và xe 7 chỗ lắp cốp nóc, cần nghiên cứu kỹ thông tư 46/2015 về việc giới hạn xếp hàng hóa trên xe. Cụ thể xem kỹ điều 18 và 19

“Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ



1. Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.



2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:



a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;



b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;



c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.



3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.



4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.



Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ



1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.



2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.



3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.



4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.



5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.’’




Như vậy tại điều 18 khoản 2 điểm C qui định xe có khối lượng chuyên chở hàng hóa dưới 2,5 tấn, chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8m. Xe 7 chỗ có chiều cao từ 1,7m đến 1,9m thêm cốp nóc 0,4 m thì cũng chưa vượt quá chiều cao 2,8m.

Về chiều rộng và dài khoản 3 điều 19 qui định" 3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe."

Như vậy cốp nóc chưa vượt quá chiều dài rộng xe 7 chỗ không vi phạm điều này.

Khoản 4 và 5 điều 19 qui định xe mô tô, xe máy, xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt quá.... và không có qui định nào QUI ĐỊNH xe 7 chỗ và 5 chỗ không được xếp hàng hàng hóa trên nóc xe mà chỉ qui định xe khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước xe. Như vậy bác nào đi Suv 5 chỗ, 7 chỗ đăng ký kinh doanh là xe chở khách thì cốp nóc là hợp pháp, miễn không quá chiều cao ( 2,8m) chiều dài và chiều rộng xe. Đó là xe chở khách, thế còn xe của anh em ta 5 chỗ và 7 chỗ gia đình thì sao ? Qua NC pháp luật thì không thấy đề cập tới loại xe này, nhưng cũng không có qui định cấm. Mà theo qui định PL không có điều cấm thì ta có quyền làm. Bác nào lắp cốp mà kể cả việc xe phải lắp thêm thanh ngang ( do xe không có sẵn) thì phải đưa về trường hợp xếp hàng hóa trên xe chứ không phải thay đổi tổng thành xe nhé. Xe bác nào có sẵn thanh ngang nguyên thủy thì không cần biện luận, mà rõ là XẾP HÀNG HÓA TRÊN XE rồi. CS GT muốn phạt thì phải dẫn luật, đừng nhắm mắt ký nhé. Họ phạt theo TT 46 là không ổn, nhớ là biên bản phải ghi đúng việc mình vi phạm, mình có thể khiếu nại và khởi kiện qđ hành chính này.

Trong phạm vi này tôi thử đề cập tới việc chở hàng hóa trên oto mà chưa bàn tới việc thay đổi tổng thành xe. Nếu bác nào lắp cốp nóc cần tìm hiểu thông tư 46/2015 là chính và dự phòng về thay đổi tổng thành xe NC thêm điều 55 Luật GThông và điều 30 NĐ 100/2019/ NĐ-CP qui định về xử phạt trong việc thay đổi tổng thành, màu sơn xe.....



Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”


Như vậy trường hợp lắp cốp nóc theo tôi không vi phạm điều 55 Luật giao thông đường bộ như đã dẫn bởi Theo khoản 2 điều 55 lắp chở cốp nóc không thể coi đây là hành vi thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

“NĐ 100/2019 Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

………………………………………………………………………………………………………………………………

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;’’


Căn cứ theo khoản 9, Điều 30 NĐ 100/2019/ND-CP không thể coi và không có cơ sở cho rằng việc lắp cốp nóc là tự ý thay đổi tổng thành của xe oto. Do vậy cũng không có cơ sở xử phạt HC theo Điều 30 của NĐ 100/2019/ NĐ-CP.

Đối với xe sẵn có thanh ngang giá nóc sau đó lắp cốp nóc thì an tâm lưu thông, nhưng đối với xe oto chỉ có thanh dọc và chủ xe phải lắp thêm thanh ngang thì thì có lẽ có chút gợn, nhưng đó có phải là thay đổi tổng thành xe không- theo tôi lắp thêm thanh ngang để cốp nóc vẫn chỉ là xếp hàng hóa, bản thân thanh ngang và cốp nóc vẫn là một .



Một câu chuyện xảy ra cách nay hơn chục năm về trước. Trước đây qui định xe không được dán kính tối màu, một chủ xe ở ĐN xe có kính tối màu bị CSGT ĐN phạt, chủ xe nói kính tối màu nguyên thủy xe nhập, CSGT vẫn phạt. Chủ xe sau đó khởi kiện QĐ xử phạt này, chứng minh được xe nhập nguyên thủy kính tối màu. Tòa đã hủy qđ của CSGT ĐN. Nói vậy tức ‘’Cực chẳng đã ‘’ nhưng nếu cần thì vẫn phải đấu tranh bằng con đường chính qui .

Chúc mọi người bình an
Xe mình Fortuner mua mới, được KM dán kính tối màu, có bị cagt phạt không ạ...