Cảm ơn ác Bác nhiều (đặc biệt là Bác Tuan Ya, có hình ảnh và trang web kèm theo rất thiết thực), bây giờ em thật sự hiểu thế nào là Roley, cấu tạo, công dụng và cách dùng... Hôm qua em mới hoàn thành cho bà 2 thêm hai mắt trước cản, mọi thứ về dây nhợ ok, chỉ mỗi tội hai đèn cũng là loại cũ nên không sáng lắm, em nghĩ thôi cứ có dây nhợ, có dòng điện và mạch điều khiển theo ý mình trước đã, sau đó có gạo thì sắm cặp mắt mới cũng dc.
Thật là bổ ích, cảm ơn các Bác nhiều!!!
Giác 0983040636.
Thật là bổ ích, cảm ơn các Bác nhiều!!!
Giác 0983040636.
các bác vui lòng cho em hỏi, hiện tại em mới mua 1 cặp đèn sương mù cho camry 2007. (Xe em nguyên bản ko có đèn sương mù). Em tính đấu trực tiếp dây của 2 bóng sương mù vào 2 bóng đờ-mi thì liệu có ổn không? em không rành về điện mà gặp bộ đèn em mới mua dây nhợ nhiều qua, còn có cả contact nữa nên em đành chịu. Mong các bác hướng dẫn giúp em cái khoản này. Cám ơn các bác nhiều ah.
Xin chào các Bác; em đi con win 100; nhưng cặp tai thỏ bây giờ gĩ sét cả; không biết mua ở đâu? Mong các bác có nhiều kinh nghiệm chỉ dùm em. Xin cãm ơn
Rờ le 4 chân 2 đỏ 2 vàng chan nào là số 1,2,3,4 bác ơi, e giốt nát quáMẠCH ĐIỆN Ô TÔ ĐƠN GIẢN:
“Vợ hai” của tôi yếu cả mắt (đèn) trước & sau. Hậu quả là:
- Yếu mắt trước: Chạy đường trường ban đêm, các anh “Sơn lé” (xe lớn) ngược chiều không thèm chuyển sang cốt vì thấy mình xe nhỏ, nên đè pha luôn. Tôi không dám chạy nhanh vì không thấy các chướng ngại vật bên phía mình. Nhất là những đối tượng không đèn đi lề phải như người ngồi chơi ở lề đường, đi bộ, xe đạp, xe bò,… Lắm lúc chói lòa cả mắt phải đạp phanh, giảm tốc độ chậm lại.
Bực mình quá, trước tiên tôi tháo cặp mắt chính (bộ đèn pha & cốt) của “Vợ hai” đi tân trang ở khu Trần Bình Trọng – Sài Gòn. Đánh bóng lại kính trước đèn và xi lại chóa đèn, tổn thất hết 200 k.
Tiếp nữa tôi mắc thêm vào cản trước của nàng 2 cặp đèn halogen: 1 cặp đèn vàng tròn nhỏ mắc chung với đèn đờ mi. 1 cặp đèn trắng chữ nhật đấu cùng với đèn pha.
Bây giờ chạy đường trường ban đêm cũng đỡ hơn: nếu các anh đấu pha thì mình cũng chơi luôn, đâu có ngán. Chỉ ngại XXX: đi trong phố thì đương nhiên là không mở pha rồi, ngoài đường trường gần đến XXX là phải chuyển từ pha sang cốt ngay. Sắp tới đi kiểm định cũng cố mà “chạy chọt” cho qua cửa này.
- Yếu mắt sau: Cái đèn de gin ở đít “Vợ hai” chỉ để báo cho người đằng sau biết thôi. Công suất chỉ có 20 W 1 mắt, yếu xìu, không có chóa, mặt bằng nhựa thêm mấy đường rằn rằn; vậy thì làm sao có thể soi cho mình thấy đường mà lùi. Húc đít nàng vào gốc cây vài lần thấy xót quá: mỗi lần đưa “Vợ hai” vào garage đồng sơn, tính bình quân 1 vết là 100k.
Thôi chơi luôn vào cản sau của nàng 1 cặp đèn halogen nữa. Mắc chung vào cặp đèn gin, vào số lùi là tự động pha lên, sáng lóa.
Để hiểu về NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN Ô TÔ; tại sao nên dùng rờ le (relay), cầu chì, nguyên lý hoạt động của rờ le, cách đo kiểm, xác định các chân của rờ le; các bác vào đây nhé:
http://www.vagam.dieukhien.net/index.php?arid=370
Đây là sơ đồ mạch điện ô tô đơn giản:
Các điểm cần chú ý, các linh kiện (thiệt hại) như sau:
- Chân số 1 Rờ le (relay) nối ra điều khiển có điện áp dương (+), có thể là:
+ 1 công tắc: nếu các bác muốn tự mình mở, tắt phụ tải. Ví dụ như công tắc mở đèn sương mù.
+ 1 phụ tải khác. Như đã nêu ở trên, tôi mắc 1 cặp đèn vàng tròn nhỏ chung với đèn đờ mi, đấu 1 cặp đèn trắng chữ nhật vào dây đèn pha…
Ở đây mới thấy rõ công dụng của Rờ le là tách biệt và dùng mạch điều khiển để mở mạch tải. Rất hữu dụng để bảo vệ mạch điều khiển. Ví dụ tiếp điểm số lùi rất mỏng manh, bắt nó trực tiếp mở thêm 1 cặp đèn công suất 2 x 55 = 110 W, thì chẳng mấy chốc em sẽ tèo. Hoặc giữa mạch điều khiển và mạch tải có sự khác biệt. Cũng ví dụ ở lắp thêm cặp đèn lùi: tôi đo thấy điện áp bộ đèn gin chỉ có 6V. Còn cặp đèn mắc thêm, tôi kéo 1 đường dây từ cọc dương (+) bình ắc quy xuống có điện áp 12 V.
- Phụ tải: có thể là đèn, còi, quạt (mắc thêm)… Đèn lắp ở cản hiện nay hay dùng là đèn halogen (vừa chiếu xa, vừa sương mù). Hàng lởm của Tàu giá tầm 80 – 90 K, hàng Đài Loàn giá 170 – 250K (ở Nha Trang, tháng 08/2009). Chú ý đèn lởm của Tàu ra 2 dây, nhưng tháo ra xem thì thấy 1 dây được hàn vào đuôi bóng đèn, 1 dây bắt vào con ốc gắn bóng đèn vào chóa đèn; như vậy chính con ốc này đã nối mass cho đèn, không cần đến dây ra nữa. Tôi đã bị cái đèn lởm của Tàu này làm nổ cầu chì xe, tháo nó ra xem mới biết nguyên nhân và bỏ luôn cái dây đểu đó đi.
- Rờ le (relay): Hiện nay ở các tiệm bán đồ xe rất thông dụng loại rờ le 4 chân tròn của Nhật 12 V – 22 A, hàng nghĩa địa, giá 18K (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
Các bác chú ý trên Rờ le có vẽ vị trí các chân. Một số loại rờ le có ký hiệu chân khác loại trong bài viết này: mạch điều khiển là 1 – 3, mạch tải là 2 – 4. Nhưng nếu các bác đã hiểu rõ nguyên lý của rờ le và có thể tự mình dùng đồng hồ điện đo để nhận biết các chân Rờ le (theo hướng dẫn cái link ở trên), thì không có gì là phức tạp.
- Giắc (connector) 4 chân cho Rờ le: Giá 8K. Giắc 2 chân cho phụ tải: Giá 10K. Cầu chì (Fuse) rời: Giá 6K. (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
- Và cuối cùng không thể thiếu là băng keo điện và dây điện. Tôi đã đi hỏi mua loại dây điện ruột mềm, nhưng tiệm điện xếp nó vào dạng dây cáp điện nên giá cao. Tôi thấy thợ điện ô tô dùng loại dây đôi ruột mềm (dùng cho điện nhà như quạt, đèn bàn…), rồi xé ra thành 2 sợi, vậy tôi cũng mua loại này mà xài, giá tầm 3 – 4k/ 1 m. Bác nào cẩn thận thì mua 2 màu: màu nóng như đỏ, vàng… cho dây dương (+); màu lạnh như đen, xanh… làm dây âm (-), nối mass.
Chúc các bác thành công trong việc “chọc ngoáy” “Vợ hai” nhé.