Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
Hàng ngàn công trình xây dựng ở Sài Gòn sử dụng móng cừ tràm
Sai rồi.
Cừ tràm chỉ là biện pháp gia cố nền (soil improvement).
Ví dụ : Nền đất yếu ở Nhà Bè sức chịu tải chỉ 0.8 - 0.9kg/cm2, sau khi đóng cừ tràm dài 4m, 25 cây/m2 thì sức chịu tải được 2kg/cm2.
Khác với quan niệm tính toán móng cọc btct, cừ tràm không tham gia làm việc như là móng.
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.858
113
Sai rồi.
Cừ tràm chỉ là biện pháp gia cố nền (soil improvement).
Ví dụ : Nền đất yếu ở Nhà Bè sức chịu tải chỉ 0.8 - 0.9kg/cm2, sau khi đóng cừ tràm dài 4m, 25 cây/m2 thì sức chịu tải được 2kg/cm2.
Khác với quan niệm tính toán móng cọc btct, cừ tràm không tham gia làm việc như là móng.
Cào vài dòng không sư huynh nghĩ trả chữ hết cho mấy thầy nền móng hàm răng không còn:
- Trên CNL chỉ cần móng cừ tràm là đủ, dân giã người ta dùng phổ thông phố biến như vậy - không tin cứ Google, academic dài dòng như sư huynh là móng "đơn, băng, bè" trên "nền đất yếu có gia cố cừ tràm" hay trên cọc hoặc hệ cọc BTCT chỉ sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp.
- Quan điểm tính cừ tràm giờ nó cũng búa xua, nhưng cơ bản vẫn phải có quan điểm hệ cừ tràm như hệ cọc nhỏ thì mới định lượng được - cho dù là thủ công bằng Excel hay Matlab hay bất kỳ phần mềm địa kỹ thuật hay phần mềm tính toán hệ móng. Việc quy đổi về nền tương đương cũng phải sử dụng đồng thời, ví dụ trước đây thường mặc định 25 cây 4-5m/m2 thì xem như sức chịu tải của nền >= 1kg/cm2 cũng là một góc nhỏ của nền tương đương, giờ thì vẫn phải làm bài bản hơn.
 
  • Love
Reactions: gakho
Hạng C
13/2/09
549
40.327
93
Cào vài dòng không sư huynh nghĩ trả chữ hết cho mấy thầy nền móng hàm răng không còn:
  • Trên CNL chỉ cần móng cừ tràm là đủ, dân giã người ta dùng phổ thông phố biến như vậy - không tin cứ Google, academic dài dòng như sư huynh là móng "đơn, băng, bè" trên "nền đất yếu có gia cố cừ tràm" hay trên cọc hoặc hệ cọc BTCT chỉ sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp.
  • Quan điểm tính cừ tràm giờ nó cũng búa xua, nhưng cơ bản vẫn phải có quan điểm hệ cừ tràm như hệ cọc nhỏ thì mới định lượng được - cho dù là thủ công bằng Excel hay Matlab hay bất kỳ phần mềm địa kỹ thuật hay phần mềm tính toán hệ móng. Việc quy đổi về nền tương đương cũng phải sử dụng đồng thời, ví dụ trước đây thường mặc định 25 cây 4-5m/m2 thì xem như sức chịu tải của nền >= 1kg/cm2 cũng là một góc nhỏ của nền tương đương, giờ thì vẫn phải làm bài bản hơn.
Tính toán móng cừ tràm họ ko quan niệm đó là hệ cọc nhỏ đâu. Cừ tràm khi đóng vào đất làm nền đất cố kết thay đổi tính chất cơ lý của đất nền tạo thành 1 khối đất mới tốt hơn với độ dày từ 4-5m. Vì vậy kỹ thuật thi công cừ tràm đúng chính là cừ phải thẳng dài 4-5m, để tạo độ chặt, độ đồng nhất trong khối cừ và được đóng từ chu vi hố móng dần vào phía trong là vậy.
Còn tính toán móng cừ tràm nếu có KSĐC thì phải qui đổi khối cừ tràm này sẽ được qui đổi thành khối móng tương đương kết tính toán sức chịu tải của đất nền tại độ sâu 4-5m (chân móng cừ tràm)
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của đất nền cừ tràm đó chính là lực đẩy nổi của nước ngầm.
 
Hạng D
18/4/15
1.452
11.852
113
Với cái sàn này có bao nhiu tiền thép đâu ta?
KO BẰNG rùng mình 1 phát!
 
Tập Lái
8/4/19
32
1.853
83
27
Em chuẩn bị kè ít đìa rồi trồng cỏ, gắn lan can. Xin hỏi các anh là nên xây gạch hay bê tông hay đóng tràm? Cách nào ổn nhất về chi phí + thời gian tồn tại công trình?
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.858
113
Tính toán móng cừ tràm họ ko quan niệm đó là hệ cọc nhỏ đâu. Cừ tràm khi đóng vào đất làm nền đất cố kết thay đổi tính chất cơ lý của đất nền tạo thành 1 khối đất mới tốt hơn với độ dày từ 4-5m. Vì vậy kỹ thuật thi công cừ tràm đúng chính là cừ phải thẳng dài 4-5m, để tạo độ chặt, độ đồng nhất trong khối cừ và được đóng từ chu vi hố móng dần vào phía trong là vậy.
Còn tính toán móng cừ tràm nếu có KSĐC thì phải qui đổi khối cừ tràm này sẽ được qui đổi thành khối móng tương đương kết tính toán sức chịu tải của đất nền tại độ sâu 4-5m (chân móng cừ tràm)
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của đất nền cừ tràm đó chính là lực đẩy nổi của nước ngầm.
Ứng dụng cừ tràm vô nền móng các thể loại công trình, đặc biệt là nhà thấp tầng rất phổ biến từ khi nhà nước bắt đầu mở cửa te hé, nhưng vẫn cãi nhau miệt mài về quan điểm tính toán cừ tràm, dù đề tài này đã được Pháp tài trợ từ cuối thập niên 80 - được các thầy bên bách khoe viết ra rất nhiều sách khi Sài Gòn quyết định mở khu chế xuất Tân Thuận và tiến ra biển - cừ tràm cũng đã làm tiêu tốn rất nhiều thạc sĩ tại trường bách khoe và các trường xây dựng khác - dự thảo TCXD cho cừ tràm được đưa ra mấy lần rồi nhưng không được phát hành vì đặc tính cong queo không đồng nhất của nó.

Nôm na là tốn rất nhiều tiền để nghiên cứu về cừ tràm nhằm cố gắng tìm một lý thuyết nào đó để có những quan điểm đúng đắn khi tính toán mà bọn kỹ sư không cãi nhau như mổ bò, vì tính toán một nẻo, nhưng thực tế thí nghiệm hiện trường ra một đằng và đặc biệt ứng xử nền móng sau khi công trình hoàn thành nó cũng tá lả âm binh không biết đường lần.

Ngay cả GS.TS. Lê Bá Lương, tạm gọi là chuyên gia đầu ngành của món đất yếu phía Nam cũng suýt tan tành sự nghiệp vì cừ tràm .... nhưng Mr Đực Đất Lành lại thắng lớn vụ cừ tràm dù chỉ là kỹ sư - vậy hên xui ở chỗ kinh nghiệm áp dụng.

Quan điểm nó là hệ cọc treo hay hệ cọc chống (nếu tựa lên đất tốt) vẫn đang được áp dụng dựa trên trường phái cọc tre đã dùng hàng ngàn năm của cha ông, dù ai cũng biết hiệu ứng ma sát âm đã tát bôm bốp vô quan điểm này, nhưng qua thí nghiệm bàn nén cho việc ứng dụng cừ tràm cho đáy móng nằm dưới mực nước ngầm thì cho thấy việc tính toán theo trường phái này khá tin cậy ... và khẳng định rằng giả định sau khi đóng cừ tràm R >= 1kg/cm2 có ngày gãy răng vì giả định này.

Quan điểm nó làm thay đổi cơ lý của đất nền chỉ phù hợp với xây chen hoặc diện tích móng nhỏ - thực tế với những khu vực đất trống hoặc đất quá yếu, thì đất bùn vẫn là đất bùn, đóng từ chu vi hố móng dần vào phía trong (thực chất không tác dụng gì mà chỉ cực cho việc thi công, vì cừ không lèn chặt được đất bùn) vì ừ thì cứ đóng rồi cho ló đầu cừ lên 15cm thì mấy ngày sau bùn nó xì lên lấp cả đầu cừ.

Quan điểm nó là móng quy ước trong nền sét, độ lún công trình là độ lún của phần đất dưới đáy khối cọc, thì bùn nó vẫn là chất lỏng, cái móng nhà khi đó như cái bánh trôi nằm trong chảo nước, một loạt dãy nhà đời đầu sử dụng móng bè dọc theo đường Đinh Bộ Lĩnh lún ào ào, có nhà lún gần nửa mét.

Quan điểm nó tăng sức chống cắt cho khối đất cũng đã tiêu tốn nhiều đề tài nghiên cứu, nhưng hiện nay vẫn chưa có lối ra dù phần mềm tính toán mênh mông ....

....

Và giải pháp nào cho cừ tràm, bê tất cả các loại quan điểm tính toán khả dĩ để kiểm tra .... và thí nghiệm bàn nén và mâm quan trắc lún vẫn luôn là hậu kiểm cần thiết
 
  • Like
Reactions: phongluu and bacdau