Mileo sắp lên thớt, hình này nude 80% rồi =))mileo nói:
Chết rồi vậy em post hình này có sao kg ta kkkk
Sáng 20/8, PV đã trao đổi với Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng, Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) về nội dung văn bản 1042/C67-P3 “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.
Muốn chụp ảnh CSGT phải xin phép?
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:
Phóng viên (PV): Dư luận đang hiểu văn bản 1042/C67-P3 là Cục CSGT đang “cấm” người dân và nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ, liệu có đúng như vậy không thưa ông?
+ Đại tá Trần Sơn Hà (Đại tá Hà): Không phải đâu, trong văn bản không có chỗ nào ghi cấm cả. Khi phóng viên đến quay phim, chụp ảnh thì nên trao đổi với nhau (với CSGT - PV) để cho mục đích xây dựng cho nó tốt chứ không có chỗ nào cấm. Còn cảnh sát, công an thì cứ làm theo pháp luật và chịu sự giám sát của nhân dân, mọi thứ đều công khai minh bạch. Ai hiểu cấm là sai.
Đại tá Trần Sơn Hà (Ảnh: Chinhphu.vn)
PV: Vậy người dân có được phép quay phim, chụp ảnh không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Bây giờ dân quay phim, chụp ảnh thì hai bên phải cộng tác với nhau. Cảnh sát cũng phải hỏi người quay có phải là nhà báo không? Nếu là công dân thì anh có giấy tờ gì không? Anh quay với mục đích gì? Sợ quay xong cứ đưa lên facebook, đưa lung tung hết cả lên thì cũng mệt. Mục đích là xây dựng, thực hiện đúng thông tư của Bộ. Chúng tôi làm công khai ở đây, anh đến anh quay phim, chụp ảnh thì trao đổi cùng thống nhất để xây dựng CSGT.
PV: Đã có độc giả thông tin CSGT Hải Dương “dọa” người dân quay phim là gọi cảnh sát hình sự đến để bắt họ, nếu quả thực đúng như thông tin này cung cấp thì việc làm của CSGT nêu trên có đúng không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Thế là hiểu sai. Còn nếu mà bây giờ tất cả các trường hợp làm sai được phản ánh thì đều phải bị xử lý hết, chả có ông nào mà không phải xử lý cả. Anh em ở ngoài đường giải thích chưa đúng. Ví dụ như anh giả danh, quay với mục đích động cơ không xây dựng, ông quay ông tống tiền là không đúng. Còn dân người ta có quyền giám sát, thực hiện quyền của người ta nhưng với mục đích là xây dựng. Cảnh sát làm sai thì cảnh sát phải chịu.
PV: Sau khi cảnh sát xác định được động cơ của người quay thì công dân vẫn tiếp tục được giám sát đúng không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Việc đó là việc bình thường chứ có gì đâu. Bây giờ tôi là người thi hành công vụ, anh đến anh quay phim, chụp ảnh thì tôi cũng có quyền hỏi anh về giấy tờ.
PV: Hiện CSGT địa phương khi PV tham khảo thì đã hiểu và áp dụng theo cách “cấm” thì Cục CSGT đường bộ, đường sắt có biện pháp gì để cho CSGT địa phương hiểu đúng không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Trong văn bản tôi gửi chả có chữ nào là “cấm” cả. Cấm là sai.
PV: Còn yêu cầu “nếu đúng là nhà báo thì tổng hợp gửi cơ quan chủ quản” hiểu đúng là như thế nào thưa ông?
+ Đại tá Hà: Công an làm ở ngoài đường thì phát ngôn phải theo quy định của Bộ Công an. Tập hợp ở đây là tập hợp những trường hợp không phải là nhà báo. Cảnh sát làm việc với ai ở ngoài đường thì anh phải về báo cáo hết. Không phải là tập hợp để gửi cơ quan chủ quản báo chí, hiểu thế là không đúng đâu.
PV: Vậy ý nghĩa chính xác mà ông muốn truyền đạt trong văn bản 1042 này là gì thưa ông?
+ Đại tá Hà: Chính xác là để xây dựng lực lượng CSGT cho trong sạch vững mạnh. Cảnh giác với những người lợi dụng báo chí để làm bậy. Ngăn chặn các hành vi giả danh báo chí. Không phải cấm người dân quay phim, chụp ảnh.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
Muốn chụp ảnh CSGT phải xin phép?
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:
Phóng viên (PV): Dư luận đang hiểu văn bản 1042/C67-P3 là Cục CSGT đang “cấm” người dân và nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ, liệu có đúng như vậy không thưa ông?
+ Đại tá Trần Sơn Hà (Đại tá Hà): Không phải đâu, trong văn bản không có chỗ nào ghi cấm cả. Khi phóng viên đến quay phim, chụp ảnh thì nên trao đổi với nhau (với CSGT - PV) để cho mục đích xây dựng cho nó tốt chứ không có chỗ nào cấm. Còn cảnh sát, công an thì cứ làm theo pháp luật và chịu sự giám sát của nhân dân, mọi thứ đều công khai minh bạch. Ai hiểu cấm là sai.
Đại tá Trần Sơn Hà (Ảnh: Chinhphu.vn)
PV: Vậy người dân có được phép quay phim, chụp ảnh không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Bây giờ dân quay phim, chụp ảnh thì hai bên phải cộng tác với nhau. Cảnh sát cũng phải hỏi người quay có phải là nhà báo không? Nếu là công dân thì anh có giấy tờ gì không? Anh quay với mục đích gì? Sợ quay xong cứ đưa lên facebook, đưa lung tung hết cả lên thì cũng mệt. Mục đích là xây dựng, thực hiện đúng thông tư của Bộ. Chúng tôi làm công khai ở đây, anh đến anh quay phim, chụp ảnh thì trao đổi cùng thống nhất để xây dựng CSGT.
PV: Đã có độc giả thông tin CSGT Hải Dương “dọa” người dân quay phim là gọi cảnh sát hình sự đến để bắt họ, nếu quả thực đúng như thông tin này cung cấp thì việc làm của CSGT nêu trên có đúng không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Thế là hiểu sai. Còn nếu mà bây giờ tất cả các trường hợp làm sai được phản ánh thì đều phải bị xử lý hết, chả có ông nào mà không phải xử lý cả. Anh em ở ngoài đường giải thích chưa đúng. Ví dụ như anh giả danh, quay với mục đích động cơ không xây dựng, ông quay ông tống tiền là không đúng. Còn dân người ta có quyền giám sát, thực hiện quyền của người ta nhưng với mục đích là xây dựng. Cảnh sát làm sai thì cảnh sát phải chịu.
PV: Sau khi cảnh sát xác định được động cơ của người quay thì công dân vẫn tiếp tục được giám sát đúng không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Việc đó là việc bình thường chứ có gì đâu. Bây giờ tôi là người thi hành công vụ, anh đến anh quay phim, chụp ảnh thì tôi cũng có quyền hỏi anh về giấy tờ.
PV: Hiện CSGT địa phương khi PV tham khảo thì đã hiểu và áp dụng theo cách “cấm” thì Cục CSGT đường bộ, đường sắt có biện pháp gì để cho CSGT địa phương hiểu đúng không thưa ông?
+ Đại tá Hà: Trong văn bản tôi gửi chả có chữ nào là “cấm” cả. Cấm là sai.
PV: Còn yêu cầu “nếu đúng là nhà báo thì tổng hợp gửi cơ quan chủ quản” hiểu đúng là như thế nào thưa ông?
+ Đại tá Hà: Công an làm ở ngoài đường thì phát ngôn phải theo quy định của Bộ Công an. Tập hợp ở đây là tập hợp những trường hợp không phải là nhà báo. Cảnh sát làm việc với ai ở ngoài đường thì anh phải về báo cáo hết. Không phải là tập hợp để gửi cơ quan chủ quản báo chí, hiểu thế là không đúng đâu.
PV: Vậy ý nghĩa chính xác mà ông muốn truyền đạt trong văn bản 1042 này là gì thưa ông?
+ Đại tá Hà: Chính xác là để xây dựng lực lượng CSGT cho trong sạch vững mạnh. Cảnh giác với những người lợi dụng báo chí để làm bậy. Ngăn chặn các hành vi giả danh báo chí. Không phải cấm người dân quay phim, chụp ảnh.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông!