Hạng F
18/2/13
5.650
13.844
113
Saigon & Dalat
Thật ra mình không định trả lời, vì mình chưa bao giờ cm gì trong CNL. Tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta có thể nói về ai đó một cách vô tội vạ được.
Mình không mù quáng bảo vệ điều gì đó không có giá trị. Trí Việt không chỉ là của riêng mình, còn là công sức và tâm huyết của mấy trăm anh em khác, nên không thể thích nói gì thì nói. Mình chọn trao đổi công khai trên đây cũng là điều bất khả kháng thôi.
Chúng ta bình luận hay đánh giá về ai đó, thật sự phải cẩn thận. Không lẽ bạn lỡ chửi thề một câu, ai đó đi ngang nghe được và dán cho bạn cái nhãn "mất dạy" và bạn sẽ phải luôn chấp nhận như vậy có phải không?
Anh em chúng ta, trong nghề hay ngoài nghề, chưa đủ duyên gặp nhau, chưa hiểu rõ về nhau thì khoan hãy vội kết luận hay đánh giá. Đó là điều sơ đẳng của giao tiếp mà ai cũng hiểu rõ.
Các công ty đối thủ của mình, mình cũng chưa bao giờ nói xấu họ, ngay cả khi họ có sự cố.
Hãy cứ nói tốt về mình nếu muốn, nhưng đừng nói xấu người khác. Chúng ta thật sự phải rất cẩn trọng lời nói của mình!
Là người từng chỉ huy trực tiếp công trình, cũng như sau này quản lý một số dự án có phần kết cấu thép, xin phép có vài ý kiến chủ quan về các đơn vị liên quan:
Đầu những năm 90s ở VN, phải nói là Zamil steel rất hoàn hảo ở mọi khâu. Bọn tôi từ cty nhà nước chuyển sang, mang danh giám sát chứ thực tế học hỏi được rất nhiều từ anh này. Cái bất tiện duy nhất là sản xuất và ship cấu kiện từ Arab Saudi qua mất nhiều thời gian, quá trình lắp dựng có phát sinh hay trục trặc phải chờ thay thế. Khi Zamil lập nhà xưởng tại VN đã khắc phục được khâu này, cũng như giảm được giá thành. Tuy nhiên, có lẽ do chuyển qua nhân sự người Việt (!?) nên lỗi trong quá trình thiết kế/sản xuất cũng phát sinh nhiều hơn.
Từ lúc PEB tách ra thành một công ty riêng, tiêu chuẩn thiết kế gần như theo đúng Zamil với giá thành hợp lý hơn, và chúng tôi thường chọn cả 2 bên- tùy theo dự án.
Còn lần đầu thử hợp đồng một dự án nhỏ với ĐD- một cty VN, bọn tôi cũng khá lo. Tôi tận mắt đến kiểm tra các công đoạn sản xuất ở nhà máy thấy khá ổn. Tuy nhiên khâu thiết kế là tình trạng chung của các cty VN (gần đây tôi cũng có cố vấn một ctyXD dùng kết cấu thép của bên TV ở KCN cao) là khá sơ sài. Tài liệu từ BOM đến packing list chưa đầy đủ gây khó khăn cho công việc theo dõi, bản vẽ từ lúc duyệt cho ra shop drawing chưa hoàn hảo và chưa khoa học, không có mã số đầy đủ cho việc phân loại trước khi lắp dựng, thậm chí một số chi tiết phụ như các loại trim, flashing, support... không có chi tiết, quá trình thi công làm tới đâu biết tới đó, sai sót khá nhiều, gây khó khăn cho cả bên lắp dựng lẫn giám sát, quản lý.
Tôi còn nhớ lâu rồi có gửi cho ae bên ĐD trọn bộ file mẫu theo tiêu chuẩn nước ngoài từ A-Z và góp ý nên học hỏi để cải tiến, tuy nhiên theo tôi biết thì đến giờ vẫn chưa áp dụng đầy đủ.
Sai sót trong thiết kế, sản xuất, lắp dựng là việc sẽ có. Vấn đề là các đơn vị có đủ nguồn lực để thay đổi và cải tiến để sai sót ngày càng giảm hơn hay không thôi. Thành thật góp ý với anh @npt và TV.
 
Chỉnh sửa cuối:
npt confirmed
Hạng F
28/2/05
5.592
2.478
113
49
TP.HCM
bu lông nó nằm ở trên kèo cao, với lại số lượng rất lớn, ai mà gs được 100%
Vì vậy mới phải dùng bu lông tự cắt để dễ kiểm tra hơn

Còn bản mã sai toàn là bản mã nối cột kg đó, kg biết là nó mất an toàn hay kg nhưng tới giờ thì chưa có vấn đề gì
Bản mã liên kết thì chả có cái nào là không quan trọng cả, tất cả đều quan trọng hết

Cái này mình chia sẻ về chuyên môn thôi.

Dự án dùng bulon rớt đầu như dự án này là rất ít ở VN. Dự án này bác nhìn đầu là biết bulon xiết hay chưa? Còn các dự án khác, nếu không phải loại bulon này, bác làm GS bác sẽ giám sát kiểu gì để đảm bảo từng con bulon được xiết chặt?

Ưu tư này của bác cũng giống ưu tư của nhà thầu với vai trò quản lý như mình thôi. Mình cũng muốn đảm bảo như vậy. Nhưng thực hiện đảm bảo 100% là rất khó, giải pháp khả thi là lần 1 đạt được 95-97% là tốt lắm. Nhưng lần defect nội bộ ngay sau đó là phải quét được những thiếu sót này. Kết hợp với ý kiến của GS thì sẽ quét hết được thiếu sót.

Bản mã liên kết cái nào cũng cần thiết nhưng mức độ quan trọng là khác nhau chứ bác. Bản mã liên kết cấu kiện chính thì đòi hỏi sai số nghiêm ngặt hơn những bản mã liên kết cấu kiện phụ.

Đó là lý do khi trao đổi mình có nói, sai sót là có những ở giai đoạn nào, điều này rất quan trọng. Vì nếu giai đoạn hoàn thiện bàn giao mà vẫn còn bulon chưa xiết thì chắc chắn không chấp nhận được.

Mình làm nghề này 23 năm rồi, cũng có thể nói là rất đam mê và tâm huyết nên nghiên cứu khá kỹ. Cả về kỹ thuật và quản lý, nói chung là rất đau đầu để làm nghề cho tốt.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
13/1/11
2.425
39.211
113
Là người từng chỉ huy trực tiếp công trình, cũng như sau này quản lý một số dự án có phần kết cấu thép, xin phép có vài ý kiến chủ quan về các đơn vị liên quan:
Đầu những năm 90s ở VN, phải nói là Zamil steel rất hoàn hảo ở mọi khâu. Bọn tôi từ cty nhà nước chuyển sang, mang danh giám sát chứ thực tế học hỏi được rất nhiều từ anh này. Cái bất tiện duy nhất là sản xuất và ship cấu kiện từ Arab Saudi qua mất nhiều thời gian, quá trình lắp dựng có phát sinh hay trục trặc phải chờ thay thế. Khi Zamil lập nhà xưởng tại VN đã khắc phục được khâu này, cũng như giảm được giá thành. Tuy nhiên, có lẽ do chuyển qua nhân sự người Việt (!?) nên lỗi trong quá trình thiết kế/sản xuất cũng phát sinh nhiều hơn.
Từ lúc PEB tách ra thành một công ty riêng, tiêu chuẩn thiết kế gần như theo đúng Zamil với giá thành hợp lý hơn, và chúng tôi thường chọn cả 2 bên- tùy theo dự án.
Còn lần đầu thử hợp đồng một dự án nhỏ với ĐD- một cty VN, bọn tôi cũng khá lo. Tôi tận mắt đến kiểm tra các công đoạn sản xuất ở nhà máy thấy khá ổn. Tuy nhiên khâu thiết kế là tình trạng chung của các cty VN (gần đây tôi cũng có cố vấn một ctyXD dùng kết cấu thép của bên TV ở KCN cao) là khá sơ sài. Tài liệu từ BOM đến packing list chưa đầy đủ gây khó khăn cho công việc theo dõi, bản vẽ từ lúc duyệt cho ra shop drawing chưa hoàn hảo và chưa khoa học, không có mã số đầy đủ cho việc phân loại trước khi lắp dựng, thậm chí một số chi tiết phụ như các loại trim, flashing, support... không có chi tiết, quá trình thi công làm tới đâu biết tới đó, sai sót khá nhiều, gây khó khăn cho cả bên lắp dựng lẫn giám sát, quản lý.
Tôi còn nhớ lâu rồi có gửi cho ae bên ĐD trọn bộ file mẫu từ A-Z và góp ý nên học hỏi để cải tiến, tuy nhiên theo tôi biết thì đến giờ vẫn chưa áp dụng đầy đủ.
Sai sót trong thiết kế, sản xuất, lắp dựng là việc sẽ có. Vấn đề là các đơn vị có đủ nguồn lực để thay đổi và cải tiến để sai sót ngày càng giảm hơn hay không thôi. Thành thật góp ý với anh @npt và TV.
Đúng ra là khi gia công chế tạo kết cấu thì nhà máy phải làm cutting plan trình TVGS phê duyệt
Mỗi tấm thép phải có mã số phù hợp với từng bản cutting plan
như vậy mới kiểm tra được quá trình tổ hợp từng cấu kiện, kiểm tra được từng tấm thép dùng để tổ hợp
Nhưng mà TV thì kg thể làm như vậy
năm 2003 hay 2004 gì đó, mình đã làm cutting plan 1k tấn thép tấm cho nhà máy thép niềm nam
 
  • Like
Reactions: piedaide
Hạng D
13/1/11
2.425
39.211
113
Cái này mình chia sẻ về chuyên môn thôi.

Dự án dùng bulon rớt đầu như dự án này là rất ít ở VN. Dự án này bác nhìn đầu là biết bulon xiết hay chưa? Còn các dự án khác, nếu không phải loại bulon này, bác làm GS bác sẽ giám sát kiểu gì để đảm bảo từng con bulon được xiết chặt?

Ưu tư này của bác cũng giống ưu tự của nhà thầu với vai trò quản lý như mình thôi. Mình cũng muốn đảm bảo như vậy. Nhưng thực hiện đảm bảo 100% là rất khó, giải pháp khả thi là lần 1 đạt được 95-97% là tốt lắm. Nhưng lần defect nội bộ ngay sau đó là phải quét được những thiếu sót này. Kết hợp với ý kiến của GS thì sẽ quét hết được thiếu sót.

Bản mã liên kết cái nào cũng cần thiết nhưng mức độ quan trọng là khác nhau chứ bác. Bản mã liên kết cấu kiện chính thì đòi hỏi sai số nghiêm ngặt hơn nhưng bản mã liên kết cấu kiện phụ.

Đó là lý do khi trao đổi mình có nói, sai sót là có những ở giai đoạn nào, điều này rất quan trọng. Vì nếu gia đoạn hoàn thiện bàn giao mà vẫn còn bulon chưa xiết thì chắc chắn không chấp nhận được.

Mình làm nghề này 23 năm rồi, cũng có thể nói là rất đam mê và tâm huyết nên nghiên cứu khá kỹ. Cả về kỹ thuật và quản lý, nói chung là rất đau đầu để làm nghề cho tốt.
Cái này chính xác
MÌnh là người yêu cầu sử dụng bu lông này
tuy vậy mà thợ vẫn làm sót rất nhiều, và kg thể nào kiểm tra được cho dù có dùng ống nhòm, do 1 số bulong nằm trong góc kẹt
Vấn đề là bác phải làm quy trình để kiểm tra,
Nesu dùng bu lông mạ kem thì thua, chả biết bao nhiêu % bu lông được xiết và xiết có đủ lực hay kg
 
npt confirmed
Hạng F
28/2/05
5.592
2.478
113
49
TP.HCM
Là người từng chỉ huy trực tiếp công trình, cũng như sau này quản lý một số dự án có phần kết cấu thép, xin phép có vài ý kiến chủ quan về các đơn vị liên quan:
Đầu những năm 90s ở VN, phải nói là Zamil steel rất hoàn hảo ở mọi khâu. Bọn tôi từ cty nhà nước chuyển sang, mang danh giám sát chứ thực tế học hỏi được rất nhiều từ anh này. Cái bất tiện duy nhất là sản xuất và ship cấu kiện từ Arab Saudi qua mất nhiều thời gian, quá trình lắp dựng có phát sinh hay trục trặc phải chờ thay thế. Khi Zamil lập nhà xưởng tại VN đã khắc phục được khâu này, cũng như giảm được giá thành. Tuy nhiên, có lẽ do chuyển qua nhân sự người Việt (!?) nên lỗi trong quá trình thiết kế/sản xuất cũng phát sinh nhiều hơn.
Từ lúc PEB tách ra thành một công ty riêng, tiêu chuẩn thiết kế gần như theo đúng Zamil với giá thành hợp lý hơn, và chúng tôi thường chọn cả 2 bên- tùy theo dự án.
Còn lần đầu thử hợp đồng một dự án nhỏ với ĐD- một cty VN, bọn tôi cũng khá lo. Tôi tận mắt đến kiểm tra các công đoạn sản xuất ở nhà máy thấy khá ổn. Tuy nhiên khâu thiết kế là tình trạng chung của các cty VN (gần đây tôi cũng có cố vấn một ctyXD dùng kết cấu thép của bên TV ở KCN cao) là khá sơ sài. Tài liệu từ BOM đến packing list chưa đầy đủ gây khó khăn cho công việc theo dõi, bản vẽ từ lúc duyệt cho ra shop drawing chưa hoàn hảo và chưa khoa học, không có mã số đầy đủ cho việc phân loại trước khi lắp dựng, thậm chí một số chi tiết phụ như các loại trim, flashing, support... không có chi tiết, quá trình thi công làm tới đâu biết tới đó, sai sót khá nhiều, gây khó khăn cho cả bên lắp dựng lẫn giám sát, quản lý.
Tôi còn nhớ lâu rồi có gửi cho ae bên ĐD trọn bộ file mẫu theo tiêu chuẩn nước ngoài từ A-Z và góp ý nên học hỏi để cải tiến, tuy nhiên theo tôi biết thì đến giờ vẫn chưa áp dụng đầy đủ.
Sai sót trong thiết kế, sản xuất, lắp dựng là việc sẽ có. Vấn đề là các đơn vị có đủ nguồn lực để thay đổi và cải tiến để sai sót ngày càng giảm hơn hay không thôi. Thành thật góp ý với anh @npt và TV.
Cảm ơn bác!

Mình đồng ý với ý kiến của bác.

Thật ra mình làm nghề kết cấu thép cũng nhiều trăn trở lắm. Không phải đợi khen chê mới thay đổi đâu, vì mình xác định mình là người làm nghề và gắn bó với nghề.

Khi nào có dịp, mời anh em liên quan đến KCT ly cafe, chúng ta sẽ nhìn được câu chuyện về KCT ở rất nhiều chiều và chắc chắn thú vị.

Cảm ơn bác!
 
  • Like
Reactions: bomong
npt confirmed
Hạng F
28/2/05
5.592
2.478
113
49
TP.HCM

đó thấy chưa?
mình còn lạ gì?
A tép lép nói vu vơ vậy chết trí việt rồi còn gì.
Trong này nhiều chủ đầu tư xây xưởng lắm, mà a nói lên diễn đàn công khai thế này thì chết người ta rồi.​

Hihi...mình mà sợ thì mình đã im ngay từ đầu bác ạ.
Mình là người dốt không giấu, mới có hy vọng khôn lên.
 
npt confirmed
Hạng F
28/2/05
5.592
2.478
113
49
TP.HCM
Đúng ra là khi gia công chế tạo kết cấu thì nhà máy phải làm cutting plan trình TVGS phê duyệt
Mỗi tấm thép phải có mã số phù hợp với từng bản cutting plan
như vậy mới kiểm tra được quá trình tổ hợp từng cấu kiện, kiểm tra được từng tấm thép dùng để tổ hợp
Nhưng mà TV thì kg thể làm như vậy
năm 2003 hay 2004 gì đó, mình đã làm cutting plan 1k tấn thép tấm cho nhà máy thép niềm nam

Cutting plan là có đó bác!
Trong quy trình mình có và thường xuyên chi tiết cho từng dự án. Có thể khi nhà máy bị overload thì anh em nó nhảy bước khi báo cáo.

Cũng phải chia sẻ thật là 3 năm nay mình luôn bị quá tải NM nhưng quan điểm mình không cho phép outsource nên có những lúc bị nhảy bước.
Hy vọng năm sau mình xong NM 2 hơn 7.3 ha ở Châu Đức thì sẽ làm tốt hơn.
 
npt confirmed
Hạng F
28/2/05
5.592
2.478
113
49
TP.HCM
Cái này chính xác
MÌnh là người yêu cầu sử dụng bu lông này
tuy vậy mà thợ vẫn làm sót rất nhiều, và kg thể nào kiểm tra được cho dù có dùng ống nhòm, do 1 số bulong nằm trong góc kẹt
Vấn đề là bác phải làm quy trình để kiểm tra,
Nesu dùng bu lông mạ kem thì thua, chả biết bao nhiêu % bu lông được xiết và xiết có đủ lực hay kg

Về chuyên môn thôi
Mình cũng chia sẻ thật, bên mình làm rất chặt về quy trình này.
Vì nếu không, không thể kiểm soát nổi.
Cách mình hay dùng cho bulon thường là xiết cái nào xong là phải dùng bình sơn xịt màu vàng hay đỏ xịt vào, do vậy đứng dưới nhìn là biết rõ có xiết hay chưa?
Nếu xịt rồi mà QC kiểm tra bất kỳ mà chưa đạt thì xiết lại toàn bộ và xịt màu sơn khác!
Thật ra, không chỉ GS lo mà tất cả anh em quản lý của nhà thầu đều lo và cá nhân mình cũng lo.
Nên giải pháp luôn được quan tâm.
 
  • Like
Reactions: bomong