người ta dùng điện giải bác ơirogervu nói:Theo em nghỉ làm sao Crom mà có thể xi lên nhựa ta?! vì kim loai muốn phủ lên cái gì đó thì kim loại đó phải ở dạng nóng chảy mới kết hợp được chứ! mà đã nóng chảy thì sao nhựa chịu nổi
Do nhựa không dẫn điện được, muốn xi mạ được kim loại trên nhựa thì phải tạo một lớp dẫn điện trên bề mặt nhựa để tiếp xúc điện được mới đem đi mạ điện, lớp dẫn điện này gọi là Nicken, dung dịch của nó gọi là Nicken hóa học dùng để mạ hóa.
Trước khi mạ hóa học được thì phải xâm thực tức là làm nhám bề mặt. Thông thường có hai phương pháp làm nhám: phương pháp cơ học và phương pháp hóa học. Thường người ta sử dụng phương pháp hóa học là dùng acid cromic (chất oxi hóa mạnh) để xâm thực bề mặt, nhiệt độ của hệ xâm thực là 68oC. Nhựa ABS (acrylonitril butadiene styrene), chất xâm thực sẽ oxi hóa lấy thành phần butadiene ra khỏi nhựa nền, làm trên bề mặt nhựa xuất hiện những lỗ nhỏ (mắt thường không nhìn thấy được).
Sau khi xâm thực xong, mẫu được cho qua dung dịch xúc tác palladium clorua (PdCl2) và SnCl2, Pd sẽ chui vào những lỗ nhỏ trên bề mặt nhựa, nhiệt độ hệ là nhiệt độ thường. Hệ PdCl2 và SnCl2 đóng vai trò như hệ keo giúp Nicken bám chắc trên bề mặt nhựa.
Cho sản phẩm sau khi đã xúc tác Pd qua dung dịch mạ Nicken hóa học, dung dịch Nicken phản ứng oxid hóa khử xúc tác là Pd có sẵn trong các lỗ nhỏ, khi đó bề mặt nhựa sẽ được phủ một lớp mạ Nicken hóa học. Nicken phủ lên trên bề mặt và kết tủa vào những lỗ nhỏ, giống như những cái gai nhọn đâm vào bề mặt nhựa. Chính những lỗ nhỏ này sẽ giúp Nicken bám chắc lên bề mặt nhựa. Tiếp đến là đem đi mạ điện. Mạ điện thì có mạ đồng, Nicken, crom.
Mạ đồng phải mạ 3 lớp đồng vì chủ yếu mạ để trang trí bề mặt nên phải có một lớp mạ nền ở dưới bề mặt lán, mịn. Dung dịch để mạ đồng là CuCl2 (200g/lít) Nhiệt độ hệ mạ đồng khoảng 24-26oC. Sau đó lớp mạ Nicken hay crom lên để bề mặt được đẹp.
Đồng là lớp mạ lót, kế tiếp mạ Nicken, tiếp theo là mạ crom. Muốn mạ đồng thì phải có điện cực: catot là vật mạ, anot là viên bi đồng, mạ đồng dung dịch cơ bản là CuSO4 và chất phụ gia. Mạ đồng thì có hai loại phụ gia giúp phủ đều bề mặt, thứ hai là làm bóng bề mặt.
Mạ Nicken thì anot là Nicken, dung dịch mạ Nicken chủ yếu là Nicken Sulfat (30g/lít), Nicken Clorur, Acid Boric và chất phụ gia, nhiệt độ hệ mạ hóa Nicken khoảng 50oC. Mạ Nicken thành phần cơ bản là Nicken sulfat, Nicken chlorite, phụ gia thì có 3 loại: tạo độ dẻo, tạo độ bóng, chống châm kim do trong quá trình phản ứng ở catot có tạo những bọt khí, nên phải có những chất thấm ướt để ngăn không cho bọt khí xuất hiện trên bề mặt vật mạ, thế mạ khoảng 6 vôn đối với Nicken.
Mạ crom thì anode là chì do nếu dùng một thanh crom thì đắt tiền, nên dùng dung dịch Crom. Nếu mà không có chất phụ gia thì lớp mạ xấu., mạ đồng khoảng 4 vôn. Mạ Crom thì dung dịch cơ bản là acid cromic (tỷ lệ rất thấp), thế khoảng từ 3-5 vôn, khử Cr6+ về crom kim loại. Khí hidro tạo ra rất nhiều cả trên catot lẫn anot, nên sử dụng một dung dịch tạo bọt ở trên bề mặt, khi khí hidro sinh ra nó sẽ không bay lên được. CrO3 (430mg/lít) rắn phản ứng với nước tạo acid bromic H2CrO4 và H2SO4 (1g/lít) có vai trò làm tăng tính oxi hóa của acid bromic.
Em có thấy ở Nguyễn chí Thanh.. Quận 5 . khúc gần Bệnh Viện Chợ Rẫy có 1 tiệm cũng nhận xi . thấy mấy anh gara hay đem đồ lại đó làm lắm
Tất cả là mạ điện phân hết làm sao sao nóng chảy nhựa được, trước hết người ta mạ nicken sau đó mạ crom điện phân với chì cho đẹp ngời lên. Mạ crom chống mòn chỉ dành cho kim loại theo phương pháp dân gian thường gọi là mạ crom nhiệt thì đồ nhựa không thể mạ được.rogervu nói:Theo em nghỉ làm sao Crom mà có thể xi lên nhựa ta?! vì kim loai muốn phủ lên cái gì đó thì kim loại đó phải ở dạng nóng chảy mới kết hợp được chứ! mà đã nóng chảy thì sao nhựa chịu nổi