Những tính năng cần có trong 1 ống nhòm tốt.
Em bỏ qua những tính năng cao cấp (thân vỏ kim loại, thấu kính scott, thiết kế Abbe Koenig …) hay phổ thông bình dân must have (thấu kính BaK4, chống nước, chống bụi, trong ống bơm khí trơ chống mốc …) nhé.
Fully Multi Coating: Thấu kính phải mạ nhiều lớp ở tất cả các mặt của thấu kính để phản xạ ánh sáng, hấp thụ ánh sáng tốt. Mạ nhiều lớp cũng bền hơn là mạ một lớp. Trong quảng cáo của bọn ống nhòm, thì Fully Coated, Multi Coated có nghĩa là mạ 1 lớp hoặc chỉ mạ một vài thấu kính. Các lớp bên ngoài thì các hãng hay tăng cường thêm tính năng chống đọng sương, dễ lau rửa.
Hiện nay, tất cả các ống nhòm từ 70 đô trở lên đã mạ đa lớp FMC rồi. Nhiều hãng nó cũng chẳng thèm quảng cáo tao mạ FMC các thấu kính. Tuy nhiên, nó liên quan đến lớp mạ bên dưới nên em vẫn đưa vào để dẫn giải khái niệm
Dielectric Coatings: Trong các công nghệ mạ trên thấu kính ống nhòm, ống muốn nhìn tốt trong điều kiện ánh sáng yếu phải dùng công nghệ dielectric coating. Công nghệ này cho độ phản xạ ánh sáng tốt hơn vài % so với cách mạ silver coating. Các ống giá cỡ 150 đô trở lên mới có lớp mạ này. Ở khoảng 150-200 em thấy cực ít ống có, ví dụ Bushnell Legend M, Bushnell Engage DX (nhưng nó bị cắt thấu kính ED), Vortex Diamondback … Một số ống nhòm nó có thêm hiệu chỉnh phase của lớp mạ dielectric, gọi là dielectric phase-correcting coatings. Như dòng Legend M, Nikon Monarch 5, 7 thì nó sẽ cho hình ảnh sắc net hơn nữa.
Extra Low Dispersion Glass (ED Glass): thấu kính phân tán cực thấp được sử dụng trên ống kính của một số máy ảnh cao cấp, kính thiên văn, kính hiển vi và ống nhòm để giúp ngăn ngừa quang sai màu. Nói chung, quang sai được kiểm soát càng tốt thì hình ảnh sẽ càng rõ và sáng hơn. Nếu ai hay dùng lens máy ảnh thì dễ hiểu khái niệm này. Cũng tương tự lớp mạ Dielectric, ống nhòm có thêm thấu kính ED thông thường có giá từ 200 đô trở lên. Tuy nhiên, em thấy một số ống nhòm của bọn Nhật, Đức như Kenko, Vixen, Steiner một số đời ống nó không có ED nhưng chất lượng hình ảnh ngang ngửa với bọn có ED của Nikon, Bushnell. Có lẽ nó hơn là ở chất lượng thấu kinh quá tuyệt vời, đo đó nó khắc phục được nhược điểm của việc thiếu thấu kính ED.
Độ rõ của hình ảnh tính từ tâm: Một ống nhòm tốt thì hình ảnh rõ từ tâm ra đến khoảng 2/3 chiều dài bán kính lens. Phần rìa sẽ bị méo và mờ hơn tâm. Ống càng xịn thì phần rìa sẽ ít méo (Flatness of Field) và rõ ngang ngửa phần tâm ống. Những ống càng đắt tiền thông số này càng cải thiện. Ví dụ bọn zeiss, swa thì phần rìa ảnh nó nét vãi tè. Do vậy với giá nhỏ hơn 350 usd thì mình chấp nhận mất khoảng cỡ 1/3, ¼ phần rìa ảnh là không thể nét ngang ngửa tâm được. Như vậy là hợp lý.
Thử xem vài hình ảnh những ống cạnh tranh nhau:
Hình 1: Nikon Monarch 5 8x42 giá cỡ 270$ và Vortex Diamondback giá 210$. Đều có ED glass và dielectric coated. Nikon hơn một chút. Nhưng có đáng để chênh 60 đô không, đó là do các bác quyết định.
Hình 2:
Vortex Viper HD giá 470$ full đủ các công nghệ của dòng tầm trung.
Nature DX giá 100$. Không có ED glass.
Midas ED giá 280$. Có ED nhưng không dielectric coated.
Viper HD hơn đứt, nhưng giá x2 đến x5 đấy.
Hình 3:
Zeiss Victory HT giá 2200$
Leica Noctivid 2600$.
Swarovski EL 2650$.
Hãy xem các cành cây ở viền, nó nét ngang ngửa so với phần trung tâm ống. Các ống nhòm ở trên phần rìa ảnh không có độ nét đồng nhất như vậy được. Tuy nhiên, cái giá phải trả là x5 đến 25 lần.
(Còn phần cuối cụ thể vào model ống nhòm)