Re:Hội OS Vũng Tàu.
Lùi thời hạn phạt xe không chính chủ
<span style=""color: #ff0000;"">
Đại diện cơ quan soạn thảo nghị định sửa đổi Nghị định 71 khẳng định không có chuyện xử phạt xe chưa sang tên đổi chủ và không đóng phí bảo trì đường bộ từ ngày 1/7</span>. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 5/3, một cán bộ Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho biết dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vẫn đang được lấy ý kiến, chưa được Bộ GTVT duyệt, trình Chính phủ như một số thông tin đã nêu.
Chưa xử phạt
Để phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (thay thế Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính), nghị định này dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. Theo Bộ GTVT, 2 nội dung đang gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo liên quan đến việc xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục chuyển đổi lại giấy đăng ký xe và không đóng phí bảo trì đường bộ.
Theo đại diện Vụ An toàn giao thông (cơ quan chủ trì soạn thảo), luồng ý kiến thứ nhất cho rằng không quy định xử phạt hành vi vi phạm này vì thuộc điều chỉnh của pháp luật về phí và lệ phí. Ý kiến thứ hai cho rằng quy định về đăng ký phương tiện, phí phương tiện (hiện nay là Quỹ Bảo trì đường bộ) được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, vì vậy cần quy định xử phạt các hành vi vi phạm nói trên. Sau khi nghiên cứu, ban soạn thảo đã chọn theo ý kiến thứ hai và giảm mức phạt. Nghị định dự kiến ban hành từ ngày 1-7 nhưng các địa phương chưa triển khai thu phí bảo trì đường bộ thì cũng khó mà xử phạt được.
Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ vào cuối năm 2012, Bộ Tài chính phải ban hành thông tư về giảm mức phí đăng ký phương tiện lần đầu và lần thứ hai trở đi; Bộ Công an sửa đổi Thông tư 36/2010 về đăng ký xe và hướng dẫn xử phạt đối với nội dung không sang tên, đổi chủ phương tiện. Việc Bộ Công an và Bộ Tài chính chậm ban hành các thông tư này sẽ bắt buộc Bộ GTVT phải lùi thời gian ban hành nghị định thay thế Nghị định 71, tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quy định.
Đơn giản thủ tục
Đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, cho biết thông tư sửa đổi Thông tư 36/2010 về đăng ký xe đã hoàn tất khâu thẩm định và sắp được ban hành. Theo đó, sẽ có rất nhiều quy định được đưa ra theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện.
Đối với những trường hợp xe mua bán lòng vòng qua nhiều đời chủ mà khó xác định được người chủ đứng tên trong giấy tờ xe, Vụ Pháp chế - Bộ Công an đã đề nghị lùi thời gian xử phạt tới hết năm 2014 để người dân có điều kiện hoàn tất các thủ tục. “Theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an, các quy định được ban hành phải có một khoảng thời gian nhất định để người dân tự giác đi làm thủ tục, đóng phí. Tôi khẳng định các nội dung về sang tên, đổi chủ sẽ được đơn giản hóa tới mức thuận tiện nhất” - ông Quân nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng Bộ Tài chính cần sớm ban hành thông tư giảm phí sang tên đổi chủ, hạ phí trước bạ đăng ký lần hai xuống 2%. “Để tạo thuận lợi cho người dân, tôi nghĩ rằng chỉ bắt đầu xử phạt đối với lỗi không sang tên đổi chủ và mua phí bảo trì sau 1 năm thông tư về giảm phí và đơn giản hóa thủ tục sang tên, đổi chủ được ban hành” - ông Hùng đề xuất.
Mức phạt chỉ 100.000 - 200.000 đồng
So với mức phạt trong Nghị định 71 hiện hành, hành vi không sang tên đổi chủ phương tiện theo quy định đã được giảm mức phạt tiền: xe máy từ 800.000-1.200.000 đồng giảm xuống còn 100.000-200.000 đồng (200.000-400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe); ô tô (máy kéo, xe máy chuyên dụng) từ 6-10 triệu đồng xuống còn 2-4 triệu đồng và 4-8 triệu đồng đối với tổ chức là ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng. Việc không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông (phí bảo trì đường bộ) theo quy định cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền tương ứng như hành vi không làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện.