cakhoai nói:
Bác mxvc ơi, cái đèn phía ngoài e thấy xe nào nó cũng toàn tích hợp cả pha lẫn cốt, thì lúc đó cái đèn trong để làm gì thế bác?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
phức tạp quá,
Phải phức tạp chứ, nếu không thì cả thế giới đã sản xuất được xe ô tô tuyệt hảo rồi, đâu cần công nghệ của Đức, Mỹ, Nhật nữa !!!!!
Chưa cần nói những hệ thống quá phức tạp như động cơ, hệ truyền động, hệ cân bằng ổn định, hệ điều khiển điện tử. Chỉ riêng vấn đề nhỏ và dễ hiểu như cái đèn và công nghệ điều khiển luồng sáng đã là cả một vấn đề khó khăn rồi.
Ở Việt Nam hiện tại có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất phụ kiện ô tô nội địa (thuần Việt), nhưng chưa có nhà máy Việt nào sản xuất nổi bộ phụ kiện đèn pha bixenon này. Nên chính phủ đề ra tầm nhìn phấn đấu để sản xuất động cơ ô tô, sản xuất vệ tinh, vv chắc là sẽ cần nhiều thế hệ nữa, và chắc là phải mất gần một thế kỷ nữa.
Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta sẽ cần lý giải về mặt công nghệ là tại sao lại tích hợp cả đèn pha và đèn cốt trên 1 chùm sáng xenon ở đèn ngoài.
Vấn đề là những hạn chế cuả đèn xenon. Thật ra cho đến giờ chưa có công nghệ nào là tuyệt đối hoàn hảo. Nhà sản xuất muốn PR cho công nghệ bi-xenon, thì lập tức có rất nhiều bài báo viết để ca ngợi, toàn thấy bi-xenon là ưu điểm hơn đèn halogen (ánh sáng gần ánh sáng ngày hơn, dễ dịu mắt hơn, độ sáng cao hơn mà tiêu thụ điện thấp hơn, vv và vv), mà họ cố tình giấu biệt đi những nhược điểm của đèn xenon, khiến cho người sử dụng cứ tưởng rằng bi-xenon là số 1 trong công nghệ đèn hiện nay.
Nếu chia làm 2 đèn xenon: 1 đèn cốt và 1 đèn pha thì sẽ xảy ra vài nguy cơ sau:
1- Đèn xenon cần khoảng 3 giây để cường độ sáng đạt đến mức tối ưu. Tức là sau khi bật đèn xenon, luồng sáng cần phải được hội tụ qua thấu kính một thời gian khoảng 3 giây để phát sáng xuyên thấu xa và rõ. Nguy cơ ở đây là, nếu kết hợp với tính năng high beam assistant thì sẽ xảy ra rủi ro. Đó là giả sử đang đi đèn cốt trên Autobahn với vận tốc khoảng 150km/h, muốn bật đèn pha lên thì đèn pha xenon đó cần 3 giây để định hình có chùm sáng tối ưu nhất, nhìn rõ nhất. Nhưng ở vận tốc lớn, trong vòng 3 giây không nhìn rõ (trong đó có khoảng 1,5 giây ánh sáng hơi nhòe) thì cũng là cả một rủi ro, 3 giây đủ để xe lao vào chướng ngại vật rồi vì sẽ phanh không kịp.
2- Đèn xenon tuy chiếu rất sáng, nhưng cho đến hiện tại, nó vẫn thể hiện màu chưa hoàn toàn trung thực, tức là khả năng phân giải màu thấp. Người bên ngoài xe sẽ nhìn thấy đèn xenon rất sáng, nhưng người ngồi trong xe nhìn bằng đèn xenon sẽ thấy trong dải sáng rộng, thì những vật thể có màu gần tương tự nhau (vd: 1 con chó xám và 1 con chó xám nhạt) sẽ khó phân biệt.
3- Đèn xenon sẽ chỉ ổn định và độ bền cao khi nó được khởi động và chạy ổn định. Tức là nếu cứ tắt bật, bật tắt liên tục sẽ rất hại đèn xenon. Nếu có 2 đèn xe non gần nhau, 1 cái cho pha, 1 cái cho cốt, thì nguy cơ chính là khi nó kết hợp với tính năng high beam assistant, tức là đèn tự chuyển từ pha sang cốt (khi gặp ánh sáng ngược chiều), rồi lại chuyển từ cốt sang pha (khi vào vùng tối), sẽ làm đèn chóng hỏng.
Chính vì các hạn chế công nghệ hiện tại đó, mà mới phải sinh ra loại đèn 2 trong 1 (tức là bi-xenon giai đoạn hiện tại), sử dụng 1 chùm sáng của đèn xenon, và sử dụng cửa sập cơ điện để đóng mở. Mặc định là nó sẽ đóng để thể hiện đèn cốt, khi cần bật đèn pha thì nó sẽ mở, và chùm sáng sẽ chiếu xa.
Nhìn trên một chiếc 530i các bạn có thể thấy như thế này:
Vị trí ban đầu:
Vị trí bật đèn cốt, khi đó chỉ đèn ngoài (đèn xenon thứ thiệt) sáng, cửa sập đã chặn trên, nên chùm sáng hạ thấp:
Vị trí bật đèn pha, lúc này chùm sáng ở đèn ngoài phóng to thành đèn pha do cửa sập mở:
Sử dụng kiểu bi-xenon nhưng là loại 1 đèn lưỡng tính như thế này, tạm thời có thể giải quyết mấy vấn về ở trên, đó là đèn xenon chỉ mở 1 lần và luôn chiếu sáng, khi đó khả năng phát sáng của nó sẽ ổn định và rõ, còn để cốt hay pha sẽ do cửa sập đóng mở quyết định, nên không cần tắt bật, rồi bật tắt đèn xenon nữa.
Vậy trả lời tiếp câu hỏi, cái đèn ở bên trong lúc này nó chẳng sáng, vậy nó để làm gì?
Câu trả lời là: Đèn halogen nằm phía trong là đèn pha chính gốc, đồng thời làm đèn nháy tín hiệu khi xin vượt.
Tại Đức, người đi đường không hay dùng còi, mà dùng xi nhan và đèn nháy để xin vượt. Khi bấm vào cần đèn, thì đèn trong này sẽ nháy để báo hiệu. Cho đến năm 2008 thì BMW trang bị trên series 5, và Mercedes trên E-class để đèn trong này là halogen. Vì đèn halogen phản xạ ánh sáng nhạy và nhanh hơn xenon. Nếu sử dụng đèn xenon làm đèn pha, mà cứ nháy đèn lia lịa thì chẳng mấy mà ...tèo cái đèn.
Ngoài ra, đèn halogen phía trong cũng đóng vai trò là đèn pha. Đó là đèn pha quan trọng của xe, vì luồng sáng của nó tập trung vào quãng đường phía trước ở chính giữa xe.
Mà cái cửa sập của đèn xenon theo thời gian ở ngoài sẽ có tuổi thọ không quá dài, đến một ngưỡng sử dụng nào đó nó sẽ chết ngoẻo, khi cứ đóng mở, mở đóng như vậy.
Đó là hiện tại, tuy vậy, nhiều xe vẫn lắp đèn trong thay bằng đèn xenon được, lúc đó lại phải phân tích công nghệ mới. Vì khi đó xe sẽ có thật sự 2 đèn xenon (chứ không phải là loại 1 xenon lưỡng cực), khi đó các kỹ sư của hãng đã tìm ra giải pháp để có thể khắc phục các hạn chế ở trên.
Ôi, phức tạp nhỉ!
Loại hay nhất bây giờ chính là đèn này:
Trên LS600hL, mỗi bên đặt 3 chùm đèn LED (mỗi chùm có 5 bóng led xếp vòng) làm đèn cốt. Và đèn pha là đèn xenon.
Chùm đèn LED trên xe Lexus LS600hL có tuổi thọ dự kiến 15 năm, phát sáng vài trăm nghìn giờ không suy hao công suất, tốc độ phản xạ ánh sáng 0,1 giây (nhanh hơn khoảng 1200 lần so với xenon), lại còn tiêu thụ điện chỉ bằng một phần nhỏ so với xenon. Xem ra còn ác liệt hơn xenon nhiều.