Hạng B2
26/5/09
147
0
0
bác muaxuanvinhcuu am hiểu tường tận quá, em đi đường lại hay táy máy đi trời tối cứ nháy pha liên tục xin vượt, em sợ cái bi xenon của em ngỏm củ tỏi quá, cái bóng liếc của em này chẳng ra sao, sáng thì cứ sáng 2 đèn lúc bật pha đi đằng này lúc đánh cua nó mới sáng thì đc tích sự gì. em thích cả 2 bóng bi xenon cùng sáng trông đẹp xe hơn nhiều.
 
Hạng D
19/1/04
2.087
11
0
45
Bác mxvc ơi thế bác kết luận là cái đèn phía trong là đèn pha ạ???? Trong khi xe 5series nào e cũng thấy nó tích hợp pha/cốt cho bóng bi-xenon phía ngoài????
Bác đã kiểm tra thực tế trên xe chưa? Bóng trong là hỗ trợ khi đánh lái trên 5sr, e sợ bác nhầm với 3series vì 3sr bóng trong là bóng pha.
muaxuanvinhcuu nói:
Nếu chia làm 2 đèn xenon: 1 đèn cốt và 1 đèn pha thì sẽ xảy ra vài nguy cơ sau:
1- Đèn xenon cần khoảng 3 giây để cường độ sáng đạt đến mức tối ưu. Tức là sau khi bật đèn xenon, luồng sáng cần phải được hội tụ qua thấu kính một thời gian khoảng 3 giây để phát sáng xuyên thấu xa và rõ. Nguy cơ ở đây là, nếu kết hợp với tính năng high beam assistant thì sẽ xảy ra rủi ro. Đó là giả sử đang đi đèn cốt trên Autobahn với vận tốc khoảng 150km/h, muốn bật đèn pha lên thì đèn pha xenon đó cần 3 giây để định hình có chùm sáng tối ưu nhất, nhìn rõ nhất. Nhưng ở vận tốc lớn, trong vòng 3 giây không nhìn rõ (trong đó có khoảng 1,5 giây ánh sáng hơi nhòe) thì cũng là cả một rủi ro, 3 giây đủ để xe lao vào chướng ngại vật rồi vì sẽ phanh không kịp.
3- Đèn xenon sẽ chỉ ổn định và độ bền cao khi nó được khởi động và chạy ổn định. Tức là nếu cứ tắt bật, bật tắt liên tục sẽ rất hại đèn xenon. Nếu có 2 đèn xe non gần nhau, 1 cái cho pha, 1 cái cho cốt, thì nguy cơ chính là khi nó kết hợp với tính năng high beam assistant, tức là đèn tự chuyển từ pha sang cốt (khi gặp ánh sáng ngược chiều), rồi lại chuyển từ cốt sang pha (khi vào vùng tối), sẽ làm đèn chóng hỏng.
Chính vì các hạn chế công nghệ hiện tại đó, mà mới phải sinh ra loại đèn 2 trong 1 (tức là bi-xenon giai đoạn hiện tại), sử dụng 1 chùm sáng của đèn xenon, và sử dụng cửa sập cơ điện để đóng mở. Mặc định là nó sẽ đóng để thể hiện đèn cốt, khi cần bật đèn pha thì nó sẽ mở, và chùm sáng sẽ chiếu xa.


Vậy trả lời tiếp câu hỏi, cái đèn ở bên trong lúc này nó chẳng sáng, vậy nó để làm gì?
Câu trả lời là: Đèn halogen nằm phía trong là đèn pha chính gốc, đồng thời làm đèn nháy tín hiệu khi xin vượt.
Tại Đức, người đi đường không hay dùng còi, mà dùng xi nhan và đèn nháy để xin vượt. Khi bấm vào cần đèn, thì đèn trong này sẽ nháy để báo hiệu. Cho đến năm 2008 thì BMW trang bị trên series 5, và Mercedes trên E-class để đèn trong này là halogen. Vì đèn halogen phản xạ ánh sáng nhạy và nhanh hơn xenon. Nếu sử dụng đèn xenon làm đèn pha, mà cứ nháy đèn lia lịa thì chẳng mấy mà ...tèo cái đèn.

Ngoài ra, đèn halogen phía trong cũng đóng vai trò là đèn pha. Đó là đèn pha quan trọng của xe, vì luồng sáng của nó tập trung vào quãng đường phía trước ở chính giữa xe.
 
Hạng B2
26/5/09
147
0
0
ặc ặc loằng ngoằng quá mấy bác ợ. Thế rút cuộc là ai đúng ai sai nhỉ, hĩ hĩ. EM thì chắc chắn bóng xenon trong ko phải tích hợp pha rồi, khẳng định luôn với các bô lão. Em đã thử chán chê rồi.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
11/11/07
286
148
43
42
Hanoi
cakhoai nói:
Bác mxvc ơi thế bác kết luận là cái đèn phía trong là đèn pha ạ???? Trong khi xe 5series nào e cũng thấy nó tích hợp pha/cốt cho bóng bi-xenon phía ngoài????
Bác đã kiểm tra thực tế trên xe chưa? Bóng trong là hỗ trợ khi đánh lái trên 5sr, e sợ bác nhầm với 3series vì 3sr bóng trong là bóng pha.
Mình sẽ trả lời như thế này:
Công nghệ bi-xenon của BMW nhất quán trên các series. Series 3 cũng như vậy, 5 và 7 cũng như vậy, X5, X6 và Z4, vv cũng như vậy nốt. Không phải series 3 thì có đèn pha trong mà các series khác thì không có. Vì kết cấu đèn của BMW gần giống nhau giữa các series.
Vấn đề là cấu hình tách pha được thực hiện không khi xuất hiện công nghệ bi-xenon (vốn dĩ chiếm mất dây pha vào đèn ngoài).
Đây là chế độ đèn cốt và đèn pha trên X5, hoàn toàn tương tự series 3 hay series 5:
Hỏi về bóng liếc theo vô lăng của Bim 5


Ban đầu, cách đây vài năm, chỉ là đèn xenon (không có cơ cấu cửa sập), khi đó thì lắp đèn xenon là đèn cốt, và halogen là đèn pha. Hồi đó BMW chưa lắp xenon cho đèn pha vì đèn xenon có độ trễ sáng nên không thích hợp với đèn bật tắt như đèn pha. Vì thế, các xe, dù là 3, hay 5, hay 7 đều có đèn ngoài là đèn xenon- đèn cốt, đèn trong là halogen- đèn pha.
Sau đó, đến gần đây, BMW (đương nhiên Mercedes và các hãng khác nữa) phát triển được bi-xenon: sử dụng đèn pha và cốt trong cùng ống đèn, và có cửa sập cơ điện.
Chuẩn nhất thì phải là thế nào:
Khi đẩy cần gạt đèn về vị trí đèn pha đồng thời sẽ xảy ra hai hiện tượng sau:
1- Đèn halogen (đèn pha chính) ở phía trong sẽ sáng.
2- Ở đèn xenon bên ngoài, cửa sập giữa Projector và Reflector sẽ hạ xuống để chùm sáng xenon không bị chặn thấp nữa, mà phát sáng toàn bộ (full-beam), khi đó sẽ là thêm 1 đèn pha nữa là đèn xenon.
Với hệ thống ánh sáng như vậy thì quá hoàn hảo, soi sáng như ban ngày, và chẳng có gì cần bàn cãi nữa.
Nhiều series của Mercedes thiết kế theo kiểu sử dụng song song như vậy.

Nhưng trong một thời gian nhất định, BMW đã chỉ để mỗi bi-xenon là đèn ngoài mà không cấu hình dây vào pha chính (đèn trong), có thể là tiết kiệm chi phí (bộ nối connector và điều áp giữa 1 pha halogen và 1 pha xenon) hoặc cũng có thể các kỹ sư của BMW đã nghĩ rằng chỉ cần 1 đèn xenon làm đèn pha là quá đủ rồi!!!!. Chế độ đèn pha sẽ để auto để khi cần sẽ tự bật.
Nhưng lại gặp phải vấn đề là:
Đèn pha xenon ở phía ngoài không thể thay thế hoàn toàn cho đèn pha chính ở phía trong được. Khi bố trí đèn ở phía ngoài vừa làm cốt, vừa làm pha, thì khi chuyển sang pha, nó sẽ phủ giải sáng rộng với tiêu điểm ở phía xa nhưng vị trí nằm ở 2 bên xe. Đèn pha chuẩn cần phải phủ sáng với tiêu điểm càng gần tâm xe càng tốt. (Đó cũng là lý do mà Mercedes, Toyota, Honday, Volkwagen, vv) đều đặt đèn pha gần lưới tản nhiệt (vị trí gần tâm) để chiếu sáng rõ hơn vùng phía trước xe. BMW dù có sáng tạo đến đâu chăng nữa cũng chưa đi ngược lại được các định luật và hiệu ứng quang học.

Nên trong giai đoạn sau đó, lại xuất hiện yêu cầu tách pha để bố trí connector với dây nối vào đèn pha trong, để đèn pha trong cũng phải sáng.

Còn để chứng minh đèn pha trong không phải là đèn có vai trò "sáng bổ sung khi xi nhan rẽ đường", mình xem trên con 528i này:
Đây là lúc trước khi đánh lái và xi nhan:

Hỏi về bóng liếc theo vô lăng của Bim 5


Đây là lúc đang bẻ lái và xi nhan phải, đèn xi nhan đang sáng:
Hỏi về bóng liếc theo vô lăng của Bim 5

Trong quá trình này, con đèn trong không sáng và không nháy sáng. Thật ra có vần vô lăng mấy vòng thì đèn này cũng không sáng được.
Vấn đề gây lằng nhằng là ở chỗ, khi tích hợp đèn cốt và pha vào bóng xenon phía ngoài, hệ thống LCM (Light control Module) của BMW có tách pha ra không? Vì hệ thống đèn, dù phức tạp đến đâu chăng nữa, thì cũng kết cấu đơn giản gồm 1 dây âm, 1 dây đèn con, 1 dây cốt, 1 dây pha, 1 dây xi nhan, 1 bộ tín hiệu điều khiển cơ điện, vv. Với 1 dây pha như vậy thì có 3 lựa chọn để đấu: nó sẽ chỉ đấu vào đèn xenon ngoài (thế thì cái đèn trong mất dây pha), hay là để đèn xenon ngoài là đèn cốt, còn nó chỉ đấu vào đèn pha trong (lúc đó đèn cốt vẫn là xenon ngoài, còn đèn pha thì là đèn trong), hay là nó tách pha để vừa đấu vào xenon ngoài, vừa đấu vào đèn trong!!!!!!
Vd so sánh: Đối với con Mercedes E550 này, ngoài bóng xenon phía ngoài, đèn halogen phía trong vẫn là đèn pha chính.
Hỏi về bóng liếc theo vô lăng của Bim 5


Trên BMW 5 series ở một số đời, nguyên bản đã lắp đèn phía trong là halogen thì đèn đó vẫn phải là đèn pha chính của xe, và là đèn nháy (flashing) khi ra tín hiệu vượt, và tín hiệu đi thẳng.
Còn nếu con BMW 5 series được độ đèn phía trong thay thành giàn đèn mới thành đèn xenon, chủ động tách thêm 1 pha nữa từ dây pha ở đèn ngoài mà chưa vào máy để lập lại mã (coding) cho bộ LCM thì sẽ dễ bị lỗi đèn. Vì vậy, để hạn chế lỗi, một số thợ sẽ không đấu dây pha vào đèn trong nữa (tức là chỉ để 1 dây pha ở đèn xenon ngoài), vậy thì đèn trong làm gì còn dây pha nữa để mà sáng!
Để kiểm tra đèn trong có sáng không, có thể đánh lái hoặc xi nhan xem nó có nháy không, nhưng cách chính xác hơn cả là giật cần đèn để ra tín hiệu vượt, nếu đèn trong phải sáng thì mới ngon lành, còn nếu tỏi rồi, thì... hơi phiền tý.
Và khi bật đèn pha, trên bảng taplo phải có thông báo đèn pha đã bật, bất kể đèn pha đó là đèn pha tích hợp với bóng ngoài, hay là đèn pha độc lập. Nếu không có thông báo, thì lại hoá ra lỗi check-lamp module.
Và dễ nhất là bây giờ bạn tháo hẳn cái đèn ra, giàn đèn của BMW 5 series không phức tạp lắm đâu, bạn cho thợ tháo 3, 4 con ốc là nhấc hẳn giàn đèn ra ngoài, như vậy để xem dây đấu vào đèn trong có phải là dây pha không.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
26/5/09
147
0
0
Em đã thử và kêt luận nháy đèn xin vượt nó vẫn im lìm, đẩy cần đèn lên pha trên màn hình hiển thị bật pha nhưng bóng trong không sáng. Thế là tèo con bixenon rồi hử bác.
 
Hạng D
19/1/04
2.087
11
0
45
Đèn phía trong của 5 series có 2 loại là bi-xenon và đèn thường, nó sẽ sáng hẳn 1 góc khi bật nhan hay đánh lái.

Bác ameaica sfop vẫn không mần được à vậy bóng cháy rồi mang xe ra ducthinhauto đi đổi thôi hâhha, bác nháy đèn xin vượt làm gì, đẩy cần cũng không lên đâu mà. Bác kiếm miếng kính để trước xe mà mần.
Hay để e rảnh e lại làm 1 đoạn clip cho rõ.
 
Hạng C
6/3/07
725
15
0
59
HN
Các dòng từ X5 2007 trở lên dùng bixenon cho cả pha và cos chỉ với 1 đèn bên ngoài, còn đèn trong chỉ dùng để chiếu sáng angel eye và đồng thời dùng làm đèn ban ngày daytime driving light. Còn việc chiếu sáng góc lái khi vào cua là chức năng của đèn sương mù, gọi là turn-off light reflector. Cái này trong loạt bài về X5 em đã viết từ lâu rồi mà.
[link]http://www.otosaigon.com/forum/fb.ashx?m=643926[/link]
Tiếc là cái hình mô tả cấu tạo của cái đèn này trong bài bị die mất rồi, để em tìm rồi up lại sau.
 
Hạng B2
26/5/09
147
0
0
Hehe bác cakhoai, mấy hôm nữa em lên chỗ bác thay bóng đấy, tiện thể em đòi luôn ghế sport, điện thoại với bộ bodykit bác nhé. Trong hợp đồng vẫn còn thiêu mấy em này.
 
Hạng B2
26/5/09
147
0
0
hung_ng nói:
Các dòng từ X5 2007 trở lên dùng bixenon cho cả pha và cos chỉ với 1 đèn bên ngoài, còn đèn trong chỉ dùng để chiếu sáng angel eye và đồng thời dùng làm đèn ban ngày daytime driving light. Còn việc chiếu sáng góc lái khi vào cua là chức năng của đèn sương mù, gọi là turn-off light reflector. Cái này trong loạt bài về X5 em đã viết từ lâu rồi mà.
[link]http://www.otosaigon.com/forum/fb.ashx?m=643926[/link]
Tiếc là cái hình mô tả cấu tạo của cái đèn này trong bài bị die mất rồi, để em tìm rồi up lại sau.

Lại có một ý kiến khác đây bác cakhoai và muaxuanvinhcuu ơi.
 
Hạng B2
26/5/09
147
0
0
Em kiếm đc bài phân tích của bác hung như sau:

Em xin tiếp tục viết về phần đèn bi-xenon. Trong cơ cấu liếc swivel module có 1 cảm biến gọi là Hall sensor for zero position, ghi nhận vị trí chuẩn ban đầu của đèn (vị trí 0). Việc điều khiển đèn liếc sẽ được xử lý tổng hợp từ nhiều thông số, tùy thuộc vào tín hiệu về góc quay của vôlăng thông qua cảm biến steering angle sensor với cái code disc như em đã kể, vào cảm biến tốc độ gắn trên bánh xe wheel speed sensor, vào tín hiệu từ cảm biến mưa/ánh sáng đèn/mặt trời (rain/driving lights/solar sensor) gắn ở chân gương trên kính lái (cái này em sẽ nói rõ ở phần tả về gạt mưa, rửa đèn); vào cảm biến độ cao trên bộ treo height sensor, và còn cả cảm biến lệch hướng gọi là yaw rate sensor. Nếu tốc độ xe dưới 40kmh, việc điều khiển đèn liếc tuỳ thuộc hoàn toàn vào góc lái, nhưng khi tốc độ trên 40kmh thì việc điều khiển còn tính đến cả các yếu tố khác nữa. Nếu chỉ dựa vào góc quay vô lăng không thôi thì sẽ không chính xác vì có thể có tình trạng thừa hoặc thiếu lái, cho nên có cả dữ liệu từ cảm biến lệch hướng yaw rate cùng với speed sensor nữa thì việc liếc đèn sẽ chiếu chính xác hơn. Độ liếc tối đa của đèn bi-xenon về từng phía là khác nhau, liếc về phía trong (đèn phải liếc sang trái và đèn trái liếc sang phải) tối đa là 8° và về phía ngoài (đèn trái liếc sang trái hoặc đèn phải liếc sang phải) tối đa là 15°. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do phần giữa 2 đèn luôn được chiếu sáng chồng nhau rồi nên việc liếc rộng hơn là không cần thiết. Các môtơ điều khiển đèn có tốc độ điều khiển góc quay khoảng 30°/s và trạng thái của nó được thông báo về bộ điều khiển trung tâm mỗi 20ms một lần, thừa sức đáp ứng nhanh nhạy việc chiếu nguồn sáng vào đoạn đường cong phía trước.

Mỗi người một ý, tranh luận đi các bác ơi. EM ko biêt gì ngồi nghe thôi.