O2 confirmed
Hạng B1
5/9/06
85
458
53
Vị trí tốt nhất để đấu ống thông hơi là trứơc khi ống vào hầm cầu hay hố ga. Vì trong khi nước chảy trong ống nếu nước đủ nhiều nó sẽ đẩy hơi trong ống & hơi có thể tràn vào các WC bên dưới nếu không có siphon hay siphon bi hư
 
Hạng B1
1/4/12
53
391
53
0908.419.102
maunhadep.net
Tổ cha thằng thầu nào để chủ nhà tự làm bác sĩ thế này.
Hay là tổ cha ngược lại :3dcuoi:
Nói chung case này càng lúc càng thấy bác chủ nhà khổ thân, em dự xong nhà này bác chủ nhà đi ít nhất 5kg, đổi tóc.
 
  • Like
Reactions: ThanhDosg
Hạng D
23/8/08
3.184
1.899
113
45
Ống thông hơi mình đi phi bao nhiêu thì hợp lý bác?
Còn ống chờ để hút khi đầy bác nói rõ hơn dc ko? E đi phi bao nhiêu, thông từ vị trí nào của ngăn chứa?
Vậy la giờ xây xog thi e cho nước vào rồi tham dò xem có rò rỉ nuoc ko dung ko bác?
Bác đi ống đường kính cỡ 30mm là được rồi. Bao nhiêu ngăn kín thì cần bấy nhiêu ống thông hơi; có thể đấu chung lại xong phải bố trí chạy ống đi lên liên tục (đừng chạy đi lên, đi xuống rồi lại đi lên nó sẽ bị bịt bằng nước ngưng gây tắc). Đầu ống ra đặt ở chỗ không gây ảnh hưởng đến nhà khác.
Ống hút phân: cái này tùy theo vị trí đặt bể phốt và không gian xung quanh để thiết kế phù hợp. Nhà em thì đặt dưới sàn, sàn cao hơn sân nên em làm lỗ bên hông ra sân chờ. Khoang nào có phân thì làm ống nhựa hướng vào để sau này bên hút họ chọc ống của họ vào đó hút; tuy nhiên để lâu phân nó hóa cứng thì chỉ còn giải pháp đục nắp bể nếu cần. Do vậy bác cần hỏi thầu xem cái thể tích bể thiết kế cho bao nhiêu người, dùng trong bao nhiêu lâu thì đầy mà tính.
 
Hạng D
23/8/08
3.184
1.899
113
45
Em ngại kết nối ổ cứng; nhớ tí nào viết tí ấy hy vọng giúp bác:
1. Quan trọng là mép dưới nằm ngang của ống phân vào bắt buộc cao hơn mép dưới ngang của ống thoát nước đầu ra tối thiểu 25mm. Làm sao để biết? Dùng ống nước căn mà đo. Nếu không đạt thì nguy cơ phân bị đọng đầu ống thoát là khá lớn hay phải thông.
2. Ống phân vào: nhà em có hai loại ống vào đứng (xí trệt nằm ngay trên hầm phân) và ống vào ngang. Phía trong hầm phân em dùng 1 nối ống chữ T đặt cao hơn mép nước để hở 1 đầu ra không gian trên mặt thoáng nhằm thoát khí khi bị đẩy vào cùng với phân tránh làm xục môi trường yếm khí trong hầm phân; nếu không làm nó thì không khí bên ngoài sẽ bị đẩy xuống dưới mặt nước gây xáo trộn mạnh quá trình tiêu hóa của các hệ vi khuẩn.
3. Ống từ ngăn chứa qua ngăn lắng thứ nhất (có nguyên tắc đặt; xong em quên rồi), phía bên ngăn lắng làm ống thẳng đứng cao hơn mặt thoáng và đầu phía dưới mặt nước thì để hở. Thiết kế này làm cho phía trên ngăn lắng thứ nhất ít cặn vấn; và từ đó đặt ống sang ngăn lắng thứ 2 nằm ở khu vực nước ít bị vấn đục đó (phần nước từ tâm ống thoát sang ngăn lắng 1 đến mặt thoáng).
4. Ống từ ngăn lắng 1 sang ngăn lắng 2 thiết kế như ống ở bên ngăn lắng 1.
5. Các vị trí đặt ống phải tạo cho đường đi của dòng chảy là dài nhất (thời gian lưu lâu nhất).
6. Các vách ngăn phía dưới nên đục một lỗ chừng 100x100 ở sát đáy; nhằm mục đích tránh sập vách ngăn do hút hầm cầu.
7. Nếu khu vực nhà bác có khả năng ngập thì bác nên cân nhắc van chống tràn ngược (cái này em không làm).
8. Ống thoát phân thẳng đứng dùng chung giữa các lầu phải có phân đoạn ống thông hơi (bác hỏi thầu nó chỉ cho; em giải thích hơi khó).

Chỗ nhà em còn chưa có hệ thống thoát nước; hồi đó cũng bỏ bao nhiêu chất xám thiết kế hố tự thấm. Chạy từ 2015 tới giờ chưa bị đầy lần nào. Hố tự thấm nhìn chung cũng khá thú vị; trên mạng tìm không ra cái nào tham khảo hết.
 
  • Like
Reactions: Nagayashi
Tập Lái
7/8/19
1
0
0
35
ngày xưa nhà em làm hầm biogas cũng cả bể phốt thấy có thông hơi gì đâu nhỉ? bây giờ thấy có bể phốt nhựa nghe lạ, không biết hiệu quả sao