Hạng B2
29/11/13
336
408
63
41
Tp. Hồ Chí Minh
Chi mà cực nhọc vậy bác. Kính Swift của em đôi lần cũng mờ căm vì dính nước và hơi cho dù có chạy cần gạt nước. Bác chỉ việc vào Mode, có chế độ đẩy gió lên mặt kính, đồng thời tăng nhiệt độ lên khoảng 32 là mặt kính rõ ngay thôi.
 
Tập Lái
11/12/13
7
0
1
E muốn hỏi về kĩ thuật chút.xe e swift khi bình thường bên ngoài nóng bên trong ko bật điều hoà thì kính lái ko bị hấp hơi,còn bên ngoài lạnh hơn mà bên trong e ko bật điều hoà kéo hết kính lên thì kính lái bị hấp hơi ko nhìn thấy gì.chẳng nhẽ bên ngoài lạnh mà bên trong cứ phải bật điều hoà lạnh tương đương thì mới hết bị hấp hơi.e thì ko muốn mở cửa lấy gió ngoài.e hơi ngu tí hỏi các bác có kinh nghiệm giải thích giúp e để e sáng tỏ ah.mà có cách nào khắc phục được ko ah.?

Xe nào mà chả thế. trời lạnh cũng phải chạy điều hòa không thì hơi nước do mình thở ra bám đầy kính
 
Hạng B2
15/9/10
241
602
93
Vụ này em đã từng bị (mà bị trên nhiều xe mới tức) nên em đã tìm hiều khá kỹ.
Vấn đề là sự tương quan giữa Ẩm độ và Nhiệt độ trong xe, Về ly thuyết thì:
- Khi nhiệt độ càng cao thì lượng hơi nước hòa tan vào không khí càng nhiều và ngược lại (mặc dù ẩm độ (% lượng hơi nước hòa tan trong không khí so với lượng hơi nước bão hòa - mà vượt qua thì nó sẽ đọng lại thành giọt) có thể không thay đổi). Ví dụ như li nước đá, bác để ngoài trời, dù trời nắng, thì nó vẫn bị "đổ mồ hôi" bên ngoài. Vì xung quanh ly, nhiệt độ giảm làm lượng hơi nước hòa tan được trong không khí cũng giảm (nghĩa là với lượng đó, ở nhiệt độ cao hơn thì không bão hòa, nhưng ở nhiệt độ thấp thì bão hòa, gây động nước). (cái này em lấy trong vật lý lớp 10 của thằng cháu)
- Máy lạnh trên xe hơi có xu hướng vừa làm lạnh vừa làm giảm lượng hơi nước hòa tan (và thường làm giảm ẩm độ nên có một số người không chịu được máy lạnh, hoặc vào máy lạnh bị rát mũi).
Từ đây, để giảm việc đọng nước trên kính lái bên trong xe, (bên ngoài thì dễ xử lý vì chỉ cần bật cần gạt nước là xong) mình phải Giảm ẩm độ tại khu vực bên trong kính xe dưới điểm bảo hòa tại mức nhiệt độ của nó khi có trời mưa, trời ẩm (cái này hay xảy ra ở Việt Nam), khi ẩm độ môi trường rất cao:
Cách (1) phổ biến, dể làm: Đóng kín cửa, mở lấy gió trong, chỉnh cho lạnh máy lạnh chạy (Ở đây chỉ yêu cầu chạy là được, còn khi nào chạy thì còn tùy vào loại xe, có một số xe có cảm biến nhiệt độ trong ngoài thì việc máy lạnh chạy hay không không chỉ phụ thuộc vào công tắc mở nay đóng), chỉnh cho thổi gió lên kính lái. Đảm bảo sau chưa tới 1 phút sẽ hết đọng nước. Mỗi khi mở cửa (Có lượng khí ẩm thâm nhập vào xe), nếu đọng nước thì bình tĩnh chờ chút.
Giải thích: Không khí thoát ra từ họng máy lạnh luôn có ẩm độ thấp hơn không khi bên ngoài (vì nó vừa đi qua dàn lạnh, nơi lượng hơi nước bị giữ lại một phần), do vậy khi đó thổi lên kính, nó sẽ lấy lượng nước đọng trên kính (nếu có) đồng thời làm ẩm độ tại khu vực kính thấp hơn xung quanh nên không thể có hiện tượng đọng nước (mặc dù kính lái lạnh hơn những điểm khác trong xe, nhưng lấy nước đâu mà đọng lại).
Cách 2 (em thấy lý thuyết thôi chứ it ai làm): bật máy sấy, cho thổi lên kính, (mở cửa hí cửa xe hoặc lấy gió ngoài) sau một thời gian thì cũng hết.
Giải thích: làm tăng nhiệt độ tại khu vực kính --> làm tăng lượng hơi nước hòa tan để hơi nước không bị bão hòa. Tuy nhiên cách này hình như không hiệu quả vì việc nhiệt độ tăng vài độ so với môi trường xung quanh cũng không thể làm cho lượng hơi nước hòa tan tăng được nhiều và vì vậy ... kính vẫn đọng nước.
Túm lại, cách 1 là chuẩn.
Em giải thích dài dòng, cảm ơn các bác đã đọc.
Em giờ không chạy wagon nhưng đối với em nó là con xe tuyệt vời.
 
Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
Vụ này em đã từng bị (mà bị trên nhiều xe mới tức) nên em đã tìm hiều khá kỹ.
Vấn đề là sự tương quan giữa Ẩm độ và Nhiệt độ trong xe, Về ly thuyết thì:
- Khi nhiệt độ càng cao thì lượng hơi nước hòa tan vào không khí càng nhiều và ngược lại (mặc dù ẩm độ (% lượng hơi nước hòa tan trong không khí so với lượng hơi nước bão hòa - mà vượt qua thì nó sẽ đọng lại thành giọt) có thể không thay đổi). Ví dụ như li nước đá, bác để ngoài trời, dù trời nắng, thì nó vẫn bị "đổ mồ hôi" bên ngoài. Vì xung quanh ly, nhiệt độ giảm làm lượng hơi nước hòa tan được trong không khí cũng giảm (nghĩa là với lượng đó, ở nhiệt độ cao hơn thì không bão hòa, nhưng ở nhiệt độ thấp thì bão hòa, gây động nước). (cái này em lấy trong vật lý lớp 10 của thằng cháu)
- Máy lạnh trên xe hơi có xu hướng vừa làm lạnh vừa làm giảm lượng hơi nước hòa tan (và thường làm giảm ẩm độ nên có một số người không chịu được máy lạnh, hoặc vào máy lạnh bị rát mũi).
Từ đây, để giảm việc đọng nước trên kính lái bên trong xe, (bên ngoài thì dễ xử lý vì chỉ cần bật cần gạt nước là xong) mình phải Giảm ẩm độ tại khu vực bên trong kính xe dưới điểm bảo hòa tại mức nhiệt độ của nó khi có trời mưa, trời ẩm (cái này hay xảy ra ở Việt Nam), khi ẩm độ môi trường rất cao:
Cách (1) phổ biến, dể làm: Đóng kín cửa, mở lấy gió trong, chỉnh cho lạnh máy lạnh chạy (Ở đây chỉ yêu cầu chạy là được, còn khi nào chạy thì còn tùy vào loại xe, có một số xe có cảm biến nhiệt độ trong ngoài thì việc máy lạnh chạy hay không không chỉ phụ thuộc vào công tắc mở nay đóng), chỉnh cho thổi gió lên kính lái. Đảm bảo sau chưa tới 1 phút sẽ hết đọng nước. Mỗi khi mở cửa (Có lượng khí ẩm thâm nhập vào xe), nếu đọng nước thì bình tĩnh chờ chút.
Giải thích: Không khí thoát ra từ họng máy lạnh luôn có ẩm độ thấp hơn không khi bên ngoài (vì nó vừa đi qua dàn lạnh, nơi lượng hơi nước bị giữ lại một phần), do vậy khi đó thổi lên kính, nó sẽ lấy lượng nước đọng trên kính (nếu có) đồng thời làm ẩm độ tại khu vực kính thấp hơn xung quanh nên không thể có hiện tượng đọng nước (mặc dù kính lái lạnh hơn những điểm khác trong xe, nhưng lấy nước đâu mà đọng lại).
Cách 2 (em thấy lý thuyết thôi chứ it ai làm): bật máy sấy, cho thổi lên kính, (mở cửa hí cửa xe hoặc lấy gió ngoài) sau một thời gian thì cũng hết.
Giải thích: làm tăng nhiệt độ tại khu vực kính --> làm tăng lượng hơi nước hòa tan để hơi nước không bị bão hòa. Tuy nhiên cách này hình như không hiệu quả vì việc nhiệt độ tăng vài độ so với môi trường xung quanh cũng không thể làm cho lượng hơi nước hòa tan tăng được nhiều và vì vậy ... kính vẫn đọng nước.
Túm lại, cách 1 là chuẩn.
Em giải thích dài dòng, cảm ơn các bác đã đọc.
Em giờ không chạy wagon nhưng đối với em nó là con xe tuyệt vời.
Cám ơn bác đax giải thích quá tỉ mỉ.
Đa Lạt có không khí ẩm cao nên rất cần hiểu về nguyên lý này để lái xe an toàn. Ban đầu em hay dùng cách là mở máy lạnh thổi lên kính, sau đó tắt máy lạnh và chuyển qua chế độ sấy nóng vì trời đã lạnh mà dùng máy lạnh thì không ổn lắm.
 
  • Like
Reactions: bình hairsalon
Hạng B2
11/12/13
425
293
63
HOCHIMINH
Vâng e thì cứ trời ko mưa thì mở kính xuống một chút còn mưa thì lại phải máy lạnh nhưng để nhiệt độ bằng bên ngoài nếu lạnh thì cho f1 cái chăn quấn quanh người vậy thôi.chứ để điều hoà nóng quá thì vẫn bị mà mọi người lại bị nóng.nên như bác là phải dùng cách 1..!!
 
Hạng C
19/5/12
712
252
63
HCM
Cám ơn bác đax giải thích quá tỉ mỉ.
Đa Lạt có không khí ẩm cao nên rất cần hiểu về nguyên lý này để lái xe an toàn. Ban đầu em hay dùng cách là mở máy lạnh thổi lên kính, sau đó tắt máy lạnh và chuyển qua chế độ sấy nóng vì trời đã lạnh mà dùng máy lạnh thì không ổn lắm.
tuần sau e đi Đà Lạt, đọc được cái này có kinh nghiệm roài.
hì thank các bác đã thảo luận.