Chủ đề tương tự
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Dưới quê em có loại kè rọ đá, lấy lưới B40 thì phải, làm thành rọ, rồi xếp đá vào, sau đó cẩu bỏ xuống be theo bờ, đài ra phía đáy sông khoảng vài mét, nhằm làm giảm áo lực nước đánh vào mạn bờ đất tránh làm bục chân bờ. Em không biết chi phí thế nào!
1/ Giới thiệu về rọ đá
Rọ đá: rọ đựng đá, được đan bằng dây thép mạ kẽm hoặc bọc PVC (đường kính 3 – 4 mm), dùng để xử lí những nơi có dòng chảy mạnh, bảo vệ bờ biển, bờ sông và suối.
2/ Tính vật lý của rọ đá
* Tính biến dạng cao: Lưới bện kép hình sáu cạnh cho phép kết cấu chịu được lún không đều khá lớn mà không bị gẫy đứt. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng khi kết cấu được đặt trên nền đất không ổn định ở vùng có thể bị xói ngầm do sóng hoặc do dòng chảy tràn qua.
* Độ bền cao: Kết cấu rọ đá có thể chịu được các áp lực do đất và sóng tác động.
* Tính thấm nước: Do thoát nước dễ nên cột nước phía sau tường chắn chế tạo từ rọ đá không thể lớn được. Đặc điểm này rất quan trọng khi sử dụng rọ đá làm tường chắn sẽ không gây áp lực nước phía thượng lưu. Kết cấu rọ đá có thể làm chức năng của vật thoát nước cho mái dốc nghiêng giữ cho mái đất ổn định.
* Tính bền vững: Rọ đá là một kết cấu trọng lực do chính khối lượng các viên đá tạo ra và được bao bọc bởi lớp lưới thép bền, dai có khả năng chịu được lực đẩy của đất, khả năng chắn giữ đất càng ngày càng tăng do bùn, đất, rễ cây cỏ dại mọc nhét kín các lỗ rỗng.
* Khả năng chịu tác động của môi trường: Rọ đá có sức chống chịu trong môi trường sinh hoá, tia tử ngoại, dung dịch kiềm và môi trường chua, mặn.
* Đặc tính về cơ học thuỷ lực: Độ bền cao khi lắp đặt, không biến dạng trong đất nén, kết cấu đa dạng. Trong xây dựng thủy lợi, rọ đá được sử dụng dưới dạng thảm đá, rồng đá để hàn khẩu, ngăn sông, xây kè, lát mái để chống sạt lở, chống xói mòn…
Last edited by a moderator:
Bác không đóng cừ bằng tay được thì phải chấp nhận chơi rọ đá này thôi bác ạ...
Còn không thì còn 1 cách nữa...Không biết sông bác lớn không...nếu lớn thì bác liên hệ xà lang,trên xà lang chở xe đào (kobelco),rồi cho xe đào nhận cừ xuống...khi đó cừ sẽ không bị bể đầu như đóng bằng tay.
Còn không thì còn 1 cách nữa...Không biết sông bác lớn không...nếu lớn thì bác liên hệ xà lang,trên xà lang chở xe đào (kobelco),rồi cho xe đào nhận cừ xuống...khi đó cừ sẽ không bị bể đầu như đóng bằng tay.
- Status
- Không mở trả lời sau này.