Bắt về đồn là câu nói làm khác đi tính chất sự việc rất nhiều so với hành vi ban đầu là RA HIỆU LỆNH dừng phương tiện giao thông ( CSGT xác định có hành vi vi phạm luật GTDB ), kiểm tra giấy tờ và lập biên bản VI PHẠM HÀNH CHÍNH. Việc mời về đồn thì phải có GIẤY , mời bằng miệng KHÔNG có hiệu lực thi hành, BUỘC bác vào TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ chỉ cấu thành khi CSGT ra Hiệu lệnh DỪNG XE là phương tiện tham gia giao thông VI PHẠM mà bác không DỪNG phương tiện , có HÀNH VI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN BỎ CHẠY, việc bỏ chạy gây nguy hiểm cho CỘNG ĐỒNG nên khi DỪNG PHƯƠNG TIỆN có thể áp dụng ngay biện pháp xử lý Giữ PHƯƠNG TIỆN.
Cơ sở xử lý hành vi vi phạm trong tham gia giao thông là tại nơi vi phạm , lập biên bản vi phạm hành chính thuộc nhóm hành vi phạm tội quả tang có bằng chứng tại chỗ. Nếu CSGT thay đổi nội dung Cáo BUỘC liên tục từ lỗi A sang B sang C , nếu bạn có bằng chứng như ghi âm , hình ảnh có thể kiện CSGT theo nội dung lạm dụng chức vụ quyền hạn ......
Trích nguồn luật sư Trần trừng Trị - Paris By 9 Giữ bản quyền.
đính chính chút nhé: ko dừng xe khi CSGT thổi chỉ là không tuân theo hieeuj lệnh gì đó thôi.
Không phải CHống nguwofi thi hành công vụ nhé:
Chống người thi hành công vu là:
Chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong BLHS và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong các văn bản này chưa quy định thật rõ ranh giới xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, nên trong thực tiễn nhận thức và áp dụng nhiều khi chưa thống nhất và thiếu chính xác.
Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội phạm này là:
-Khách thể của tội phạm: Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu trong Điều luật trên bao gồm các nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được các cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.
Hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ, thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công. Người đang thi hành công vụ nói tại Điều luật này rất đa dạng, có thể là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao một nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, cá biệt cũng có trường hợp là công dân bình thường, họ được điều động thực hiện một công vụ cấp bách nào đó vì lợi ích chung cũng được xem là người thi hành công vụ.
Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật và bị xâm hại thì hành vi của người có hành vi bị xâm hại không phải là hành vi chống người thi hành công vụ. Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thức nhiệm vụ thì không thuộc trường hợp thi hành công vụ. Do vậy, tội phạm này chỉ bảo vệ những người thực hiện nhiệm vụ công, còn trường hợp công chức thực hiện công việc vì lợi ích hoặc động cơ cá nhân thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của tội phạm này.
- Về mặt khách quan: Hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn 1 trong 3 hành vi khách quan sau:
+ Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, như: đấm, đá, dùng cây đánh, dùng đất, đá ném,.. nhằm làm cho người thi hành công vụ bị đau đớn để không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ có thể làm cho người thi hành công vụ bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe, nhưng chưa gây ra thương tích đáng kể (không có tỉ lệ thương tật qua giám định). Nếu hành vi dùng vũ lực lại gây ra thương tích (có tỉ lệ % qua giám định) hoặc gây ra cái chết cho người thi hành công vụ, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS hoặc tội giết người theo Điều 93 BLHS với tình tiết định khung hình phạt “Để cản trở người thi hành công vụ” hoặc “ giết người đang thi hành công vụ”. Như vậy, người có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hậu quả mà hành vi này gây ra cho người thi hành công vụ.
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực, đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành. Nhiệm vụ có thể vẫn được thực hiện, mặc dù người thực hiện hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ hoặc dùng thủ đoạn ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên, đường lối xử lý trong thực tiễn cho thấy, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp do có hành vi chống người thi hành công vụ mà dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ bị gián đoạn hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.
- Về chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Như vậy, khi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này thì người phạm tội sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu mức hình phạt trong khung hình phạt tương ứng