Hạng D
20/1/07
1.950
1.903
113
Xin được chia sẻ thêm về chương trình AIP
- Đây là chương trình pilot cho các tỉnh thuộc vùng Atlantic: NB, NS, NL and PE. Do chương trình “pilot” nên chưa biết khi hết thời hạn thì họ có làm tiếp không. Chương trình này đã được gia hạn kéo dài thời gian 1 lần. Vậy ai quan tâm thì tranh thủ nộp. Càng ngày càng khó và có những ngành nghề đã bị ngưng: ví dụ NB đã ngưng nhận hồ sơ ngành liên quan đến “hospitality”
- Chương trình này là “employer driven”. Có nghĩa là phải có công ty tuyển và cam kết với chính phủ sẽ hỗ trợ nhân viên ổn định cuộc sống sau khi landing.
- Các công ty muốn tham gia chương trình này phải được approve trước của chính phủ để là “designated employer”. Như vậy, nếu có công ty nào nói sẽ tuyển thì nên kiểm tra xem họ có nằm trong danh sách “designated employer” không đã. Danh sách này niêm yết công khai trên các website của chính phủ tỉnh bang tham gia chương trình pilot.
- Khác với dạng skilled worker, chương trình này không đòi hỏi nhà tuyển dụng phải xin LMIA. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng, họ phải chứng minh là không tuyển được người tại địa phương và do đó phải nhận người nước ngoài. Người địa phương bao gồm dân bản xứ và sinh viên quốc tế đã học và tốt nghiệp tại các trường thuộc vùng Atlantic. Cụ thể: phải đăng thông tin tuyển dụng ít nhất 1 tháng, mức lương không được thấp hơn median của ngành nghề đó (dựa theo NOC)., etc. Trong hồ sơ gửi chính phủ tỉnh bang, employer phải đưa ra lý do họ tuyển người nước ngoài. Bên cạnh đó, ngành nghề mà họ muốn tuyển phải phù hợp với business mà họ đang vận hành.
- Đối với chương trình này, điều kiện cần có khi nộp đơn là: IELTS, WES (thẩm định bằng cấp) và referral letter từ các công ty cũ. Refferal letter cần nêu rõ mô tả công việc, thời gian làm việc và mức lương. Trong quá trình xét duyệt, đây là căn cứ để chính phủ xem ứng viên có kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Do đó, nên tìm hiểu cái mô tả công việc của cái NOC đang tuyển và soạn referral letter cho phù hợp. Sẽ có bên dịch vụ nói rằng bạn cứ tiến hành làm hồ sơ, đóng phí rồi bổ sung các thứ nêu trên sau. Theo tôi thì bạn nên có những thứ trên trước khi nộp đơn. Vì thời gian xử lý hồ sơ khá nhanh, chính phủ sẽ cho bạn thời hạn để bổ sung hồ sơ nêu bạn nộp thiếu. Liệu bạn có kịp theo thời hạn đó không khi chưa sẵn sàng? Nếu trễ thời hạn thì khả năng mất tiền là cao.
- Về quy trình: employer sẽ nộp bộ hồ sơ lên tỉnh bang; mất khoản 4-6 tuần để tỉnh bang trả lời chấp thuận hay từ chối; nếu được chấp thuận thì họ sẽ gửi cho ứng viên 2 endorsement letter: 1 cái dùng để xin PR, cái kia để xin WP; ứng viên dùng thư đó, chuẩn bị bộ hồ sơ nộp cho IRCC để xin cấp PR hoặc WP; khám sức khỏe; nhận visa; landing. Nếu nộp xin PR, mất ít nhất 6 tháng để có visa. Tuy nhiên còn tùy vào lượng hồ sơ nộp cho IRCC. Bạn có thể kiểm tra trên website của IRCC.
- Nếu bạn xin WP để qua cho nhanh thì thời hạn WP là 1 năm. Tuy nhiên, do đây là “employer driven” nên khả năng đây là “closed WP” vì trên endorsement letter có ghi cụ thể tên công ty tuyển. Khi nộp đơn xin WP, thì phải cam kết sẽ nộp đơn xin PR trong vòng 90 ngày kể từ ngày landing. Vậy, việc chỉ làm việc 3 tháng rồi nghỉ thì có thể ảnh hưởng đến việc gia hạn WP và xin PR. Mặt khác, tôi đề nghị xin PR rồi hãy qua vì PR mang tính chắc chắn hơn so với WP. Với mục tiêu lâu dài thì chờ thêm chút thời gian cũng đáng.

Thực tế thì có nhiều công ty “chào bán” dịch vụ định cư theo diện này. Có 2 trường hợp:
- Có công việc thật: vậy thì lo gì. Mạnh dạn nộp
- Không có việc thật mà chỉ trên giấy tờ: cái này phải cẩn thận. Cần phải đánh giá xem liệu rủi ro như thế nào.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.320
113
www.phindeli.com
Xin được chia sẻ thêm về chương trình AIP
- Đây là chương trình pilot cho các tỉnh thuộc vùng Atlantic: NB, NS, NL and PE. Do chương trình “pilot” nên chưa biết khi hết thời hạn thì họ có làm tiếp không. Chương trình này đã được gia hạn kéo dài thời gian 1 lần. Vậy ai quan tâm thì tranh thủ nộp. Càng ngày càng khó và có những ngành nghề đã bị ngưng: ví dụ NB đã ngưng nhận hồ sơ ngành liên quan đến “hospitality”
- Chương trình này là “employer driven”. Có nghĩa là phải có công ty tuyển và cam kết với chính phủ sẽ hỗ trợ nhân viên ổn định cuộc sống sau khi landing.
- Các công ty muốn tham gia chương trình này phải được approve trước của chính phủ để là “designated employer”. Như vậy, nếu có công ty nào nói sẽ tuyển thì nên kiểm tra xem họ có nằm trong danh sách “designated employer” không đã. Danh sách này niêm yết công khai trên các website của chính phủ tỉnh bang tham gia chương trình pilot.
- Khác với dạng skilled worker, chương trình này không đòi hỏi nhà tuyển dụng phải xin LMIA. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng, họ phải chứng minh là không tuyển được người tại địa phương và do đó phải nhận người nước ngoài. Người địa phương bao gồm dân bản xứ và sinh viên quốc tế đã học và tốt nghiệp tại các trường thuộc vùng Atlantic. Cụ thể: phải đăng thông tin tuyển dụng ít nhất 1 tháng, mức lương không được thấp hơn median của ngành nghề đó (dựa theo NOC)., etc. Trong hồ sơ gửi chính phủ tỉnh bang, employer phải đưa ra lý do họ tuyển người nước ngoài. Bên cạnh đó, ngành nghề mà họ muốn tuyển phải phù hợp với business mà họ đang vận hành.
- Đối với chương trình này, điều kiện cần có khi nộp đơn là: IELTS, WES (thẩm định bằng cấp) và referral letter từ các công ty cũ. Refferal letter cần nêu rõ mô tả công việc, thời gian làm việc và mức lương. Trong quá trình xét duyệt, đây là căn cứ để chính phủ xem ứng viên có kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Do đó, nên tìm hiểu cái mô tả công việc của cái NOC đang tuyển và soạn referral letter cho phù hợp. Sẽ có bên dịch vụ nói rằng bạn cứ tiến hành làm hồ sơ, đóng phí rồi bổ sung các thứ nêu trên sau. Theo tôi thì bạn nên có những thứ trên trước khi nộp đơn. Vì thời gian xử lý hồ sơ khá nhanh, chính phủ sẽ cho bạn thời hạn để bổ sung hồ sơ nêu bạn nộp thiếu. Liệu bạn có kịp theo thời hạn đó không khi chưa sẵn sàng? Nếu trễ thời hạn thì khả năng mất tiền là cao.
- Về quy trình: employer sẽ nộp bộ hồ sơ lên tỉnh bang; mất khoản 4-6 tuần để tỉnh bang trả lời chấp thuận hay từ chối; nếu được chấp thuận thì họ sẽ gửi cho ứng viên 2 endorsement letter: 1 cái dùng để xin PR, cái kia để xin WP; ứng viên dùng thư đó, chuẩn bị bộ hồ sơ nộp cho IRCC để xin cấp PR hoặc WP; khám sức khỏe; nhận visa; landing. Nếu nộp xin PR, mất ít nhất 6 tháng để có visa. Tuy nhiên còn tùy vào lượng hồ sơ nộp cho IRCC. Bạn có thể kiểm tra trên website của IRCC.
- Nếu bạn xin WP để qua cho nhanh thì thời hạn WP là 1 năm. Tuy nhiên, do đây là “employer driven” nên khả năng đây là “closed WP” vì trên endorsement letter có ghi cụ thể tên công ty tuyển. Khi nộp đơn xin WP, thì phải cam kết sẽ nộp đơn xin PR trong vòng 90 ngày kể từ ngày landing. Vậy, việc chỉ làm việc 3 tháng rồi nghỉ thì có thể ảnh hưởng đến việc gia hạn WP và xin PR. Mặt khác, tôi đề nghị xin PR rồi hãy qua vì PR mang tính chắc chắn hơn so với WP. Với mục tiêu lâu dài thì chờ thêm chút thời gian cũng đáng.

Thực tế thì có nhiều công ty “chào bán” dịch vụ định cư theo diện này. Có 2 trường hợp:
- Có công việc thật: vậy thì lo gì. Mạnh dạn nộp
- Không có việc thật mà chỉ trên giấy tờ: cái này phải cẩn thận. Cần phải đánh giá xem liệu rủi ro như thế nào.
Bác tử tế quá!
 
Hạng F
12/9/10
6.651
44.576
113
48
Bà Tó
Sao lại 3.5 tỏi nhỉ. E nhớ mua trái phiếu là 3trieu trong 5 năm. Và 3trieu đó phải chứng minh nguồn gốc. Chua như giấm
Bây giờ thật giả khó lường .

Anh chị nào có điều kiện , xin visa du lịch 1 chuyến , vô thẳng luật sư di trú sở tại , quăng vô mặt nó mấy trăm .
Chắc nó sẽ tận tình hướng dẫn :) . Tính ra có thể rẻ hơn qua mấy CTY ở đây à .
 
Hạng F
12/9/10
6.651
44.576
113
48
Bà Tó
Qua QuangleTV , nghe nói là WP chỉ được ở lại xin PR với điều kiện thành súp hay manager ?
Và như em nghĩ ở trên . Lao động phải được chủ tiếp nhận và bảo lãnh .
 
Hạng D
3/12/07
1.433
2.772
113
Bây giờ thật giả khó lường .

Anh chị nào có điều kiện , xin visa du lịch 1 chuyến , vô thẳng luật sư di trú sở tại , quăng vô mặt nó mấy trăm .
Chắc nó sẽ tận tình hướng dẫn :) . Tính ra có thể rẻ hơn qua mấy CTY ở đây à .
khối dly được chính phủ cấp phép mà có thể l.hệ ở VN mà b. Campell sừng sỏ cũng có lun...