Tí dê nói:Hehe, em xin phép bác Banh_Tet gợi ý thêm nè: hồi xưa Sài Gòn đâu có mấy cổng xe lửa, cổng có 2 đường ray lại càng hiếm.
xin Chào Buối Sáng
... hổng quý vị nào cùng đoán nữa vậy xin bật mí :
@ cụ Tí Dê chủ quan quá nhe hehehe
dông dài chút :
cho tới thời bao cấp 1980's thì HCMC chưa thay đổi gì nhiều về kiến trúc quy hoạch
dưới đây mình xin sử dụng lại các tên đường cũ của Sài-gòn còn tên đường mới hiện nay sẽ để trong ngoặc ()
phía bờ Tây dải Gaza ... í lộn - đầu Tây Ga Sài-gòn đâm ra 3 nhánh đường rầy cùng cắt Võ Tánh quận Nhì (Nguyễn Trãi Q1) chạy dọc sau lưng Nhà thờ Huyện Sĩ
tới Bùi Thị Xuân : nhánh bìa trái nghe lời lão Phantan tách ra quẹo trái, cắt Cống Quỳnh đi dọc Phạm Viết Chánh => Hùng Vương/Hồng Bàng đâm vô Ga Chợ Lớn để xuống Mỹ Tho (thời VNCH đã nghỉ xài nhưng chưa tháo gỡ ) giờ là Thuận Kiều Plaza
2 nhánh còn lại tiếp tục cắt ngang các đường Hồng Thập Tự (NTMK), Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần), Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu), Phan Thanh Giản (ĐBP) trổ ra Công trường Dân chủ như hình trên
trong hình là 2 đường rầy đâm thẳng vô Ga Hòa Hưng, giờ đã lấp thành đường Nguyễn Phúc Nguyên Q3 - đường nhỏ hóc bà tó thiệt không xứng tầm tên người
còn đoạn từ Ga Sài-gòn ra tới chỗ trong hình giờ là Nguyễn Thượng Hiền Q3
bảng cấm quẹo trái ghim trên "tiểu đảo" : do lúc đó đường rầy này vẫn hoạt động nên không làm bùng binh như hiện nay : xây các "tiểu đảo" nhỏ phân luồng giao thông - xe cộ từ Lê Văn Duyệt Q1 (CMT8) lên buộc phải đi thẳng lên Hòa Hưng luôn
muốn quẹo trái Trần Quốc Toản (3/2) thì bao vòng như cha Vespa trong hình
góc phải hình là cái bánh xơ-cua sau đuôi Lam đầu bò hay Vespa gì đó
như vậy đa số quý vị đã nhận ra Công trường dân chủ hehe
@ cụ Thit Kho Tau
chỗ trong hình không lớn lắm có thể là chốt "nhăn răng tự giận" (nhăn răng tự vận : Nhân Dân Tự Vệ) ...