Mình vào đọc topic này chả thấy ai đề cập SanteFe máy dầu mã lực cao hơn máy xăng như bác nói cả.
Comment bác viết "Lưu ý là động cơ cùng mã lực/gần ngang nhau về dung tích nhé" thì mình dẫn chứng cho bác về GL 350 CDI với GL 400, 2 xe có dung tích động cơ tương đương nhau nhưng bản máy xăng đắt hơn dầu, option 2 xe là tương đương nhau.
Mình vào đây đọc chỉ do đam mê auto và cũng ko phải từ trên trời rơi xuống mà bác kêu mình lâng lâng, chẳng ai kích bác ai cả, bác ko cần phải phản ứng như thế đâu.
Vậy em mới lạy bác, phong cách viết thôi chứ không có ý kích bác đâu. Bác mới tìm được 1 nửa là gần ngang về dung tích, còn mã lực thì bác quên. Thời chưa có tăng áp, động cơ cùng đời cùng dung tích giá gần ngang nhau.
Kể từ khi tăng áp ra đời, dung tích mới chỉ là 1 nửa câu chuyện. Bản thân tăng áp không tốn kém lắm, vài trăm đô 1 bộ bình dân và 1-2K USD một bộ ngon lành rồi. Quan trọng là động cơ sau khi lắp tăng áp sẽ giảm mạnh tuổi thọ, tăng áp càng mạnh động cơ càng chóng hỏng. Để chịu được tăng áp cỡ lớn như hiện nay, động cơ phải được làm từ vật liệu tốt hơn, thiết kế dầy hơn cũng như bộ điều khiển phức tạp hơn, độ chính xác cao hơn. Ngần ấy thứ làm tăng đáng kể chi phí của động cơ. Vì thế, giá thành động cơ có tăng áp phụ thuộc vào cả 2 yếu tố: dung tích và sức mạnh (do tăng áp) - vì vậy mới nhờ bác tìm xe với yêu cầu tương đương cả
mã lực lẫn
dung tích.
Nói riêng về động cơ dầu vs xăng, do dầu dùng áp lực cao để đánh lửa còn xăng có bugi nên động cơ dầu phải có độ bền cao hơn để chịu áp lớn hơn. Thiết kế động cơ dầu cũng phức tạp hơn. Khi chưa có tăng áp thì động cơ dầu đã cao hơn xăng.
Lắp tăng áp vào thì động cơ dầu càng tốn kém do tăng áp của dầu chạy với áp lực cao hơn xăng nhiều. Dầu còn phải giải quyết bài toán độ ồn. Chính vì vậy, khó mà duy trì được mức giá cho động cơ dầu bằng hoặc thấp hơn động cơ xăng với cùng dung tích và mã lực.