Thị Vãi, hay Thị Vải, là một địa danh ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam. Đó là tên gọi
[UL][*]ngọn núi cao 470 m,[*]con sông sâu 20 m,[*]cảng lớn (tương lai 20 triệu tấn/năm),[*]cây cầu ngay cửa ngõ vào tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên Quốc lộ 51. [/UL] Trong nhiều văn bản hành chính, trên báo, đài địa phương... từ trước đến nay địa danh này được viết là Thị Vải (dấu hỏi). Nếu suy nghĩa của từ thì có thể hiểu "Thị Vải" là "chợ vải", dù rằng từ trước đến nay vùng này không có chợ vải nào nổi tiếng đến mức trở thành tên đất như thế.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, viết đầu thế kỷ 19, cho biết: "Núi Nữ Tăng (tức núi Thị Vãi) tục gọi núi Bà Vãi, trước có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, kén chọn lỡ thời. Sau khi cha mẹ chết mới lấy chồng, không bao lâu người chồng chết, thề quyết không đi bước nữa, khổ vì bọn thế hào cứ sai người mối lái đến quấy nhiễu, bèn trốn đời, cắt tóc đi tu, dựng am ở đỉnh núi, tự làm sư thầy tụng niệm tu trì, bèn nên chánh quả. Người ta nhân đó mà gọi tên núi". Sách Đại Nam nhất thống chí, viết nửa sau thế kỷ 19, cũng có những lời tương tự và ca tụng bậc chân tu Lê Thị. Như vậy, tên gọi Thị Vãi đã có ngót 200 năm nay. Từ tên núi, Thị Vãi được dùng để gọi tên sông, tên cầu... và gần đây là cảng nước sâu trên vùng đất này. Theo các sách trên, chữ "vãi" nguyên gốc ban đầu của địa danh có nghĩa là "người đàn bà đi tu theo Phật giáo" (chứ không phải "vải", là đồ dệt bằng sợi bông).