Status
Không mở trả lời sau này.
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, nằm cách TP Hồ Chí Minh 370 km, cách Cần Thơ 180 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Kiên Giang, ba hướng còn lại đều tiếp giáp với biển. Diện tích tự nhiên là 5.329 km2. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh.

Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2.

Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp.

- Rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập nước, có hai loại là rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ. Diện tích lâm phần hiện nay khoảng trên 100.000ha, hàng năm cho phép khai thác từ 120.0000 – 150.000 m3 gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép,ván dăm, gỗ ghép...

- Về khoáng sản, vùng biển Cà Mau có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí tự nhiên như điện, đạm, luyện kim và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác.

- Về lĩnh vực nông nghiệp, ngoài cây lúa, còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm.

- Về du lịch: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng Nam Bộ, Cà Mau có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và du lịch ven biển, biển đảo với các điểm đến hấp dẫn như bãi Khai Long, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Đặc biệt nhất là khu du lịch sinh thái rừng ngập bãi bồi Mũi Cà Mau và rừng Tràm U Minh Hạ đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá thế giới (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
 
Last edited by a moderator:
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

Tại sao lại có tên gọi là Cà Mau ? Tên gọi Cà Mau được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Từ đó tên Cà Mau được gắn liền với đặc trung của vùng đất này :)
 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

Đặc sản Cà Mau nói:
Tại sao lại có tên gọi là Cà Mau ? Tên gọi Cà Mau được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Từ đó tên Cà Mau được gắn liền với đặc trung của vùng đất này :)
Cám ơn bác chủ. Trước giờ, em cũng chẳng biết.
 
Hạng F
8/12/09
6.038
1.066
113
67
Sài Gòn
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

Tóm lại đặc sản ngon nhất của CM vẫn là Mật Ong bác chủ he?
 
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

wusnat nói:
Tóm lại đặc sản ngon nhất của CM vẫn là Mật Ong bác chủ he?
Dạ. Mật ong rừng U Minh Cà Mau là 1 trong rất nhiều đặc sản quý giá của Cà Mau ạ, em sẽ cập nhật, giới thiệu thêm nhiều đặc sản quý giá của Cà Mau nữa :)

63916_347735805334939_284676170_n.jpg


481367_347735828668270_1458334342_n.jpg


525227_347734892001697_2057410593_n.jpg

599110_349700461805140_61351451_n.jpg
 
Last edited by a moderator:
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

3 món “quên sầu” ở Cà Mau
<h2>Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc. Vùng đất này đã góp nên nhiều món ăn ngon cho nền ẩm thực Việt Nam.</h2> - Trong số các món ngon của đất Cà Mau, các món: cá lóc nước trui, ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh mới đây đã được xếp vào danh sách những món đặc sản Việt Nam.


1. Cá lóc nướng trui Cà Mau : Là món ăn dân dã, dễ làm và đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt nhưng cá lóc nướng trui lại có một hương vị vô cùng độc đáo.

485967_350111111764075_1924245988_n.jpg


Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.
Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vùa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại ăn thì rất tuyệt.

2. Ba khía Rạch Gốc : Ba khía Rạch Gốc có nhiều nhất là vào thời điểm khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác. Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.

64830_350111105097409_1863688380_n.jpg


Ba khía muối cho vừa ăn, bẻ ngoe, càng ra rồi trộn chung với tỏi, ớt băm nhỏ. Sau đó, nặn thêm chanh vào tạo vị chua cho bùi rồi thưởng thức. Còn cái mai của ba khía thì bỏ cơm nóng vào, trộn đều với gạch son, ăn rất đặc biệt. Vị mặn, ngọn, chua, cay hòa với mùi thơm của tỏi và thịt của ba khía chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.
Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; Ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.

3. Lẩu mắm U Minh : Lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của người Nam bộ nói chung và U Minh nói riêng.


644315_350111125097407_1213776200_n.jpg


Để có một lẩu mắm ngon, mùi thơm đặc trưng phải lựa từng con cá sặc bướm. Sau đó là khâu làm sạch vảy, ruột, rửa sạch, đem phơi cho cá ráo mặt, rắc muối giã nhỏ, cho vào một cái khạp, bên trên dùng mo cau và sống dừa cài chặt để giữ cho con nắm không nổi lên bề mặt.

Lẩu mắm phải ăn kèm với rất nhiều rau, như bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi… Ngoài ra còn có đọt choại, loại rau rừng chỉ có ở rừng tràm U Minh. Rồi đậu bắp, nấm rơm bỏ vào khi lẩu vừa sôi, với các loài cá đồng tươi vừa chín như lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc… cùng “lên lửa” với nước cốt mắm sặc thơm lừng. Cũng không thể thiếu bát ốc lác sôi sùng sục dưới đáy nồi lẩu.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.