Status
Không mở trả lời sau này.
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

Con Ba Khía !
Tháng bảy nước chảy Cà Mau
Tháng mười ba khía hội, kéo nhau đi làm
U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm
Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi.

735210_447644571982519_81674900_n.jpg


- Dân miền Tây ai cũng biết con ba khía. Sở dĩ có tên như vậy vì nó giông giống cua đồng nhưng trên mai có ba cái gạch (khía).

- Trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng rừng ngập mặn nhất là vùng Cà Mau, phải kể đến con ba khía. Ba khía trông gần giống cua đồng với hai càng đỏ nâu, phần dưới của tám cái ngoe lấm tấm lông tơ mịn, mai màu nâu sẫm có ba vạch. Có lẽ vì vậy nên thành tên "ba khía" chăng?. Ba khía thường quần tụ nơi gốc cây mắm, đước để ăn trái mắm rụng. Người miền Tây có kinh nghiệm cho rằng ba khía gạch son, thịt chắc là do ăn trái mắm đen, còn ăn trái mắm trắng thì gạch màu tro không ngon bằng. Ba khía là loài sống trong bãi bồi nước lợ, mặn, dưới những tán đước, mắm rậm rạp. Ba khía có mặt nhiều ở các vùng Cần Giờ, Gò Công, nhưng nhiều người thích ba khía Rạch Gốc và Tân Ân ở Cà Mau vì cho rằng thịt chắc nịch và thơm ngon hơn các nơi khác.

- Vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 là giai đoạn ba khía sinh sôi nở rộ nhất. Chúng lúc nhúc từng chùm đen kịt đeo bám trên các rễ cây đước, cành mắm hai bên bờ rạch không chừa khoảng trống nào !

- Vào những ngày ba khía hội người dân Cà Mau tổ chức đi bắt rất đông. Họ cùng nhau vào rừng bằng các phương tiện cơ động nhất như xuồng chèo, xuồng máy đuôi tôm và đã đi từ rât sớm. Để khi trời vừa sập tối, ba khía dưới hang bò lên quần hội là có thể tập trung bắt cho thật nhiều. Ai cũng có thể bắt được ba khía, đàn ông, đàn bà và cả trẻ con. Thường khi ba khía nhiều thì người ta phân công, người cầm giỏ, người cầm đèn và người bắt. Người lãnh trách nhiệm bắt ba khía phải đeo bao tay để khỏi bị ba khía kẹp. Khi ba khía tập trung nhiều thì dùng hai tay mà hốt bởi bắt từng con thì làm sao cho xuể. Nhiều người mê bắt ba khía đến nỗi bị chúng kẹp sưng cả tay.

- Bây giờ những con ba khía sẽ được ướp muối khi mới bắt về được gọi một cách rạch ròi là “mắm ba khía”, nhằm phân biệt với con ba khía tươi từ nhiều năm nay đã được chế biến thành những món ăn độc đáo. Ba khía rửa sạch trước khi ngâm muối theo tỉ lệ nhất định, không được nhạt và không quá mặn. Muối độ một tuần, ba khía ăn được mà vẫn giữ màu sắc như lúc còn sống là đạt chất lượng. Những con ba khía vỏ mỏng, càng đỏ, nặng chắc, yếm đầy trứng mới thật ngon.

- Ba khía tươi được chế biến với thực đơn khá phong phú: ba khía rang muối hột, rang me, hấp bia, chiên giòn, xào rau răm, xào sa tế, chiên nước mắm... Mắm ba khía ăn sướng cái thần... mồm bao nhiêu thì ba khía tươi khi pha chế rồi càng khiến cái sự ăn uống của con người ta càng thêm khoái hoạt bấy nhiêu.

- Muốn ăn "gỏi mắm Ba Khía" thì chọn ba khía loại to, rửa sơ bằng nước ấm, tách bỏ mai, yếm, móng đầu ngoe, xé miếng nhỏ, đập dập càng... cho vào tô trộn đều với gia vị gồm chút rượu trắng, đường, tỏi, ớt, sả bằm nhuyễn, nêm nếm vừa miệng. Đậy kỹ, để gia vị ngấm đều (hôm trước trộn, hôm sau ăn là ngon). Đu đủ chín hườm xắt lát mỏng hoặc bào sợi rồi trộn đều với ba khía, rau răm, thêm chút nước chanh. Ăn với cơm nóng hay bún tùy sở thích. Những người đã một lần ăn ba khía thì khó mà quên được hương vị khó tả này.

- Ba khía chiên nước mắm là món đơn giản, gấp gáp phục vụ các ông lai rai. Gặp mùa mưa thì khỏi nói, con ba khía mập ú sau khi chiên nước mắm nhĩ rồi chỉ cần cầm đĩa lướt qua mũi đã nghe cái mùi thơm rạo rực. Xé con ba khía, loại bỏ phổi, tách từng ngoe chấm muối tiêu chanh ớt cắn nhai mới thấy tuyệt vời làm sao...

- Nếu bảo rằng mỗi món ăn đều có hương vị riêng và mang theo cái hồn của nó, thì ba khía muối quả là một món ẩm thực trứ danh, thịt ba khía đã ngon, cái nước từ trong tinh cốt con ba khía muối đượm ra hòa lẫn vào gia vị lại càng đặc biệt, đem chấm rau sống kèm thịt luộc, cá luộc thì khó có nước chấm nào qua nổi. Nhưng từ trong dân gian, không biết tự bao giờ, mỗi lần nhắc đến con ba khía muối, thì cũng không thể thiếu một món ăn, cũng thuộc hàng đặc sản ở Cà Mau, đó là dưa bồn bồn. Dưa bồn bồn nhận bằng nước gạo vo mà ăn với ba khía Rạch Gốc thì ăn hoài cũng chẳng biết no.

- Một điều thật thú vị là hình tượng con ba khía được nhạc sĩ Sơn Hạ đưa vào âm nhạc để khắc họa một phần tính cách của người dân miền Tây.

"Anh Ba Khía, quê ở miền Tây. Cuộc sống lâu nay đơn sơ mà chan chứa. Chất phác thật thà bao kẻ mến người thương. Nơi xứ xa về đây ai cũng nhớ, tình đẹp miền Tây anh Ba Khía nhà quê. Tuy nghèo, tuy nghèo nhưng dạ sắc son, độc thân vui tính cô đơn nhưng chẳng buồn”.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
6/3/11
196
733
113
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

Hay quá, biết thêm nhiều điều . Cám ơn bác chủ, có dịp sẽ đi cho biết và thưởng thức
 
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

"Gió đẩy gió đưa bông bồn bồn rụng trắng
Thương em một đời dải nắng dầm mưa"

578996_451234654956844_214066099_n.jpg


Đó là một câu hát giao duyên mộc mạc của Đất Mũi Cà Mau, cây bồn bồn cũng mộc mạc như vậy.

Bên cạnh ba khía, lẩu mắm, điên điển ….bồn bồn là món đặc sản nổi tiếng ở vùng ngập mặn mũi Cà Mau.


Bồn bồn thường mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn thuộc họ lau sậy, mọc trên nước, rễ thả nổi như rau muống, lá dài giống sả, có khả năng chịu ngập sâu đến 1m.Mùa hái bồn bồn bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 (mùa nước nổi). Đi hái bồn bồn chỉ cần cầm ngọn lôi ra, tước phần lá ở ngoài, bẻ lõi màu trắng bên trong thế là có phần bồn bồn ngon lành sẵn sàng để chế biến thành nhiều món ngon. Cây cỏ hoang dại này một thời gian làm vướng bước chân của những người mở đất, bởi nó cùng với cỏ năn mọc... cạnh tranh với cây lúa nước. Muốn có diện tích trồng lúa, những người xuôi phương Nam về vùng tận cùng của tổ quốc phải phá bỏ bồn bôn, cỏ năn để trồng lúa.

679_451234474956862_722893684_n.jpg


452_451234594956850_125353753_n.jpg


69795_451234528290190_1541180658_n.jpg



Hoang dại là vậy, nhưng không biết từ bao giờ cây bồn bồn được người dân vùng đất này dùng làm thức ăn cho những bữa cơm gia đình mình. Phần thân non của bồn bồn dùng làm thực phẩm Để trở thành món ăn, đơn giản nhất, người ta sử dụng phần gốc non (củ hũ) của bồn bồn, rửa sạch, trụng nước sôi, ngâm trong vịm với nước vo gạo pha chút muối chừng 3 ngày là đã có được dưa bồn bồn. Khi mở vung đậy vịm ra, một hương vị đặc trưng dân dã, hòa trong mùi nồng nồng thơm của cỏ lác ruộng đồng bay thoảng vào khứu giác. Những cọng dưa phần gốc có màu tim tím ấy tạo cảm giác giòn mềm khi ăn. Và vị chua dịu của bồn bồn kích thích dịch vị.Ai đã từng thưởng thức món canh bồn bồn một lần sẽ nhớ mãi. Chỉ cần một ít thịt ba chỉ đã ướp cho vào nồi hầm với nước dừa. Đun lửa đến khi thịt mềm, tiếp tục đổ thêm nước dừa vào, sau đó cho tiếp bồn bồn vào nấu chung. Khi bồn bồn chín nêm nếm gia vị vừa ăn. Bồn bồn nấu nước dừa là món dễ chế biến và cũng là món giữ được vị ngọt đặc trưng của bồn bồn vì không cần dùng gia vị nhiều. Dưa bồn bồn chấm nước tương, nước cá kho, thịt kho giúp những gia đình nghèo có được bữa cơm ngon. Độc đáo nhất là món dưa chua bồn bồn. Không những được thưởng thức tại chỗ, món dưa chua bồn bồn còn theo chân du khách về làm quà người thân trên khắp mọi miền đất nước.

481992_451234621623514_1048158459_n.jpg


Dưa chua bồn bồn làm khá đơn giản nhưng lại rất ngon. Trước hết phải chọn phần non trắng của bồn bồn, dùng dao nhọn bén chẻ làm hai hoặc tư tùy độ lớn của ruột bồn bồn. Sắp bồn bồn vào hũ, pha muối và đường vào nước vo gạo. Sau đó, đổ hỗn hợp này ngập kín bồn bồn rồi đậy chặt hũ lại, khoảng vài ngày là ăn được Dưa bồn bồn chua chua giòn giòn Là thức ăn bình dị, rẻ tiền nên dưa bồn bồn luôn là thức ăn chính của những gia đình có thu nhập thấp. Với những người khá giả thì dưa bồn bồn ngoài việc làm thức ăn phụ, còn được chế biến chung với các loại thực phẩm khác: xào tép, thịt heo, thịt bò, cá - những thức ăn pha chế tuy đơn giản bằng bồn bồn tươi hoặc dưa bồn bồn cũng đều đem lại sự ngon miệng cho thực khách. Bồn bồn còn được dùng để nấu canh chua. Vị chua của bồn bồn vốn đã thơm ngon lại càng thơm ngon và ngọt khi nấu với cá ngác, cá rô. Dưa chua bồn bồn nếu thêm đường, bột ngọt, ớt tỏi giã nhỏ vào thì rất giống kim chi. Món này ăn vào vừa giòn, vừa mềm, nửa giống măng, nửa giống ngó sen.

625412_451234644956845_886393272_n.jpg


Dưa bồn bồn có thể biến tấu thành những món ăn với cơm nóng không chê vào đâu được. Chỉ cần khử ít dầu cho dưa bồn bồn vào xào, nêm gia vị vừa ăn là được. Khác với cá kho măng, cá kho chuối, cá kho dưa bồn bồn có vị bùi, ngọt, nấu càng kỹ vị chua của dưa sẽ mất dần, thịt cá không tanh, mềm mà không nát. Đặc biệt kho cùng tép tạo nên một hương thơm riêng biệt và một sự hài hòa về màu sắc. Không hề có vị gắt, bồn bồn vừa chua chua, vừa ngậy ngậy, bùi bùi.

577599_451234664956843_287752324_n.jpg


Nhưng có lẽ, khoái khẩu nhất vẫn là dưa bồn bồn trộn. Cách làm cũng không khó nhưng đòi hỏi phải công phu và tỉ mỉ. Dưa bồn bồn rửa sạch, xong tướt nhỏ, trộn chung với tỏi, ớt, đường. Đơn giản vậy thôi mà cũng hội tụ đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như tôm đồng, tép để tăng thêm hương vị đậm đà. Dưa bồn bồn trộn dùng để làm mồi nhậu lai rai nhưng cũng là món rất “bắt” cơm.

Dưa bồn bồn ăn với các loại cá đồng kho tộ thật đậm đà thì “đưa cơm” lắm, hết đũa này đến đũa kia, và không thể dừng, thế mới hay miếng ngon quê nhà đâu chỉ là sơn hào hải vị, nhiều khi chỉ là những món ăn dân dã, gắn liền với quê hương xứ sở của mình.

524864_451234541623522_2144599150_n.jpg


Bồn bồn là đặc sản, gắn liền với đời sống người dân Cà Mau từ thửa khai hoang. Mùi thơm quyến rũ của bát canh với nước dừa, cùng vị chua chua, thanh thanh, ngọt đậm đà của dưa bồn bồn khiến những ai lần đầu thưởng thức cũng không khỏi ồ lên ngạc nhiên.

- Nhắc đến lại thèm....
38.gif
38.gif
38.gif
 
Last edited by a moderator:
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

Cá Thòi Lòi --> “Cá… leo cây”

527649_451655304914779_581515764_n.jpg


Ở vùng đất ngập mặn Cà Mau, cá thòi lòi nhiều vô kể. Đây là một loại cá khá lạ bởi có hình thù kỳ dị, da xù xì, hai con mắt to, lồi ra nằm sát nhau trên chóp đầu.

Vào Ngày Quốc tế về Trái đất (24/2/2011), Tổ chức Sinh vật thế giới đã đề cập đến một số con vật kỳ lạ mà hiểu biết của con người về chúng còn khá sơ sài. Đáng lưu ý, trong số 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” được nêu danh có cá thòi lòi - một loài vật khá quen thuộc có mặt tại nhiều khu rừng ngập mặn tại Cần Giờ, đất Mũi Cà Mau, U Minh Thượng... thuộc khu vực ĐBSCL. Chúng được các nhà khoa học thế giới quan tâm đến như một hình mẫu về tiến hoá và lọt vào danh sách 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh, bởi các đặc điểm có một không hai của mình.

527822_451655311581445_434150347_n.jpg


Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này. Nhưng điều lạ lùng khiến cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi... ngay trên cạn một cách rất điêu luyện.

550004_451655151581461_749163560_n.jpg


Điều làm nên sự “phi thường” này chính là cấu tạo cơ thể khá đặc biệt: Cá thòi lòi thở bằng phổi và mang nên chúng có thể hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch và đôi vây trước có hệ cơ phát triển đóng vai trò như một đôi “tay”. Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá thòi lòi còn có một khả năng hy hữu khác là... leo cây. Vì vậy người dân còn gọi cá thòi lòi bằng một cái tên khác là “cá leo cây”.

555125_451655228248120_1293807037_n.jpg


Cá thòi lòi được đánh giá là một sản vật của những vùng ngập mặn, bởi tuy hình dáng thuộc hàng "xấu nhất nhì", nhưng lại được trời phú cho thịt ngọt thơm, mềm mại, ăn đứt các loại cá sông như lóc, rô, trê, kèo hay chép... Các món ăn của người dân Nam Bộ với cá thòi lòi có: cá thòi lòi kho tiêu, cá thòi lòi kho tương, cá thòi lòi nướng, gỏi cá thòi lòi với lá lìm kìm v.v

72370_451655184914791_1001607549_n.jpg


481945_451655251581451_270258472_n.jpg


Nhìn hình dáng cá thòi lòi bên ngoài chẳng ai ưa được nhưng lại là món thơm ngon khi qua bàn tay chế biến của người dân xứ miệt vườn miền Tây. Đây là nguồn thực phẩm góp phần làm phong phú thêm bữa cơm hằng ngày của người dân nơi đây và là món ăn đặc sản cho những người phương xa khi đến với mảnh đất này.
 
Hạng D
25/9/09
1.353
27
48
53
Q2, TpHCM
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

Nhìn hấp dẫn quá
 
Re:Cà Mau ký sự : khám phá những nét đặc trưng của vùng đất tận cùng của tổ quốc !

mit.jacmo84 nói:
Đặc sản Cà Mau nói:
Tại sao lại có tên gọi là Cà Mau ? Tên gọi Cà Mau được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Từ đó tên Cà Mau được gắn liền với đặc trung của vùng đất này :)
Cám ơn bác chủ. Trước giờ, em cũng chẳng biết.

nguyenkhang nói:
Hay quá, biết thêm nhiều điều . Cám ơn bác chủ, có dịp sẽ đi cho biết và thưởng thức
wusnat nói:
Tóm lại đặc sản ngon nhất của CM vẫn là Mật Ong bác chủ he?

Ludwig nói:
Nhìn hấp dẫn quá
có dịp mời các Bác đến miền Đất Mũi Cà Mau quê em để trải nghiệm ạ
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.