Re:có nên chăng?
Em có biết chút và muốn chia sẻ chút...
Theo khuyến cáo chung của các tổ chức y tế, các bác nên cho mình và gia đình đi khám sức khỏe định kỳ (KSKĐK) từ năm 18 tuổi. Việc này là thực sự cần thiết đồng thời cũng là cách hữu hiệu nhất nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh tiềm ẩn.
Thế nào là định kỳ?
- Với người dưới 39 tuổi: 2 năm ~ 5 năm khám 1 lần
- Với người từ 40 tuổi trở lên: hàng năm.
Dựa vào kết quả lâm sàng, kết quả kiểm tra xét nghiệm, kết hợp với lối sống (dinh dưỡng, thói quen ăn uống, hút thuốc, bia bọt...), các yếu tố di truyền, nghề nghiệp v.v..., các bác sĩ sẽ tư vấn chính xác về sức khỏe của các bác, ngõ hầu giúp các bác giảm thiểu được nguy cơ trong tương lai, thậm chí là tương lai gần.
Lưu ý: việc kiểm tra sức khỏe định kỳ chỉ nên áp dụng cho những người khỏe mạnh (tức không có bệnh cụ thể). Nếu đã có bệnh vụ thể rồi, i.e. tiểu đường, viêm gan siêu vi B đang điều trị ect... thì nên tư vấn với bác sĩ đang điều trị cho mình về việc có nên khám tổng quát hay không và nên khám những gì!
Chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ (gợi ý):
- Khám lâm sàng (với BS tổng quát): chiều cao, cân nặng, huyết áp, BMI, răng tổng quát, da liễu tổng quát ect...
- Thăm dò không xâm lấn: điện tim, x-quang phổi, siêu âm bụng tổng quát
- Xét nghiệm máu: công thức máu, CRP (
Để xác định sự hiện diện của viêm và để theo dõi sự đáp ứng với điều trị - một xét nghiệm nhạy hơn (hs-CRP) sẽ được sử dụng để tìm nguy cơ tim mạch), đường huyết lúc đói.
- Chức năng thận: tổng phân tích nước tiểu, creatinine
- Chức năng gan: gamma glutamyl transferase, ASAT/ ALAT
- Xét nghiệm mỡ trong máu: Cholesterol, Triglyceride, HDL-Cholesterol (cholesterol có lợi, hạn chế xơ vữa động mạch), LDL-Cholesterol (cholesterol có hai, gây xơ vữa động mạch)
- Xét nghiệm khác: tầm soát gút (Gout - thống phong -
ưu tiên thêm cho các bác nào bia rượu và xơi thịt nhiều ), tuyến giáp (TSH -
TSH là một xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt trong bệnh Basedow. Có thể nói xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán và theo dõi bệnh là TSH chứ không phải T3 hay T4)
- Tầm soát viêm gan: kháng nguyên VG B (HBsAg), kháng thể bề mặt VG B (HBs Antibody), kháng thể lõi VG B (HBc Antibody), kháng thể VG C (HCV Antibody)
(có thể một số bác sẽ hỏi còn nhiều tests liên quan sao không đề cập - thực ra các xét nghiệm khác liên quan sẽ được bác sĩ tổng quát tư vấn sau khi có các xét nghiệm cơ bản này)
Lưu ý:
- Đối với các bác trên 40, nên làm thêm: CEA (dấu ấn ung thư đường tiêu hóa), AFP (dấu ấn ung thư gan), siêu âm tim.
- Đối với các bác nam trên 50 tuổi: nên làm thêm siêu âm tuyến tiền liệt và tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, gặp bác sĩ chuyên khoa niệu khám và tư vấn.
- Đối với các bác nữ trên 40 tuổi, ngoài việc khám PK định kỳ, cần làm thêm chụp nhũ ảnh và/hoặc siêu âm vú bên cạnh các xét nghiệm PAP Smear
(phết tế bào âm đạo tìm ung thư cổ tử cung - dành cho nữ có quan hệ tình dục) và siêu âm chậu.
Điều quan trọng là: các bác không nên tiếc tiền để xin gặp bác sĩ tổng quát trước để BS ra các chỉ định xét nghiệm và tầm soát phù hợp. Không nên tự ý ra chỉ định (i.e. đến Medic, tự lấy Phiếu Chỉ Định Xét Nghiệm, quẹt quẹt vào mấy mục mình thích, ghi là "Tự Đến"), đóng tiền, làm xét nghiệm, lấy kết quả, tự đọc kết quả, tự sướng với kết quả bình thường
). Đối với bác sĩ tổng quát, với kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, họ cũng không đủ dữ liệu để kết luận rằng bác A bị bệnh X, bác B bị bệnh Y mà chủ yếu là tăng cảm nghĩ cho họ kết luận bệnh mà thôi. Ngoại trừ một số bệnh quá rõ, hầu như không bác sĩ tổng quát nào qua kết quả KSKĐK kết luận ngay rằng anh đã bị Cancer (ví dụ). Tuy nhiên, với các kết quả này, họ có thể cho làm thêm các xét nghiệm khác và/hoặc chuyển đến chuyên khoa để có giải pháp và tư vấn điều trị đúng đắn nhất.
Mong rằng các bác luôn mạnh khỏe và sớm tự ra quyết định cho chính mình đi KSKĐK.