Hạng B2
20/6/12
224
29
18
Em nghỉ điều 102 - Bộ luật hình sự phù hợp hơn với hoàn cảnh này nè bác XeTank (vì bác tài không phải là người gây ra tai nạn)

Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.​
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:​
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;​
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.​
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.​
Như vậy, không chỉ hai bác tài mà cả những người có mặt hiện trường lúc đó liên đới trách nhiệm vì nạn nhân đã chết.​

Nếu căn cứ vào điều này, thì bác tài bỏ chạy luôn không cứu giúp không có lỗi, vì họ không thấy người khác nguy hiểm đến tính mạng, chỉ thấy người chặn xe.
Mà xe đang chìm dưới nước nếu không có phương tiện cứu hộ hay biết bơi giỏi thì cũng bó tay. Trách nhiệm thuộc về các cơ quan cấp cứu trên đường giao thông và người có mặt ở hiện trường, phải gọi điện ngay đến cơ quan chức năng cấp cứu như cứu hỏa , y tế... khi phát hiện sự việc.
 
  • Like
Reactions: c0805
Hạng C
31/8/10
842
291
63
Em nghỉ điều 102 - Bộ luật hình sự phù hợp hơn với hoàn cảnh này nè bác XeTank (vì bác tài không phải là người gây ra tai nạn)

Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.​
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:​
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;​
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.​
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.​
Như vậy, không chỉ hai bác tài mà cả những người có mặt hiện trường lúc đó liên đới trách nhiệm vì nạn nhân đã chết.​
Đêm hôm tối mò, cái xe kia lao xuống ruộng sao thấy được mà biết có tai nạn. 2 bác tài kia chỉ thấy được có người đòi dừng xe chứ có thấy người bị nạn đâu mà áp điều 102 LHS được.
 
  • Like
Reactions: c0805 and 4bthang2b
Hạng B2
3/10/11
395
72
28
bác nói đúng, đâu phải ai cũng biết sơ cấp cứu, gặp trường hợp té gãy xương sống thà đê nằm yên chờ còn hơn không biết rinh lên, đứt tủy, lúc đóthiếu kinh nghiệm kiêm lăng xăng gây hậu quả nghiêm chọng.
Em thích ý này. Nếu công an có thời gian và trình độ điều tra tìm hai bác tài thì chắc cũng có thời gian và trình độ để tổ chức các đội cứu hộ địa phương. Thành viên đội cứu hộ khi thấy có người bị tai nạn sẽ biết cách sơ cứu, nếu không biết thì biết cách liên lạc với các thành viên khác biết cách sơ cứu và phụ mình chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Các bác tài chỉ dừng khi có lực lượng công an hay y tế có đó thôi; chứ gặp người dân cầm gậy thì họ có thể hiểu lầm và không dừng.
 
  • Like
Reactions: ngtatliem
Hạng B2
12/3/13
282
280
83
Em xin phép copy lại nội dung ở đầu thớt:

Trước hết, em xin lỗi các bác vì đã thay đổi chủ đề. Em đã hỏi hai bác tài đã không dừng trong vụ tai nạn ở Long An bị tội gì vì em cũng từng là người không dừng khi bị chặn xe trên đường vắng trong một lần đi Phan Thiết. Thôi thì vụ Long An, hai bác tài này có tội hay không, hãy các anh bên công an và tòa án quyết định. Họ có trách nhiệm, thời gian, nhân lực và thông tin để làm việc đó. Anh em mình mà tranh luận thì cũng khó biết đúng sai.

Giờ em thành thật xin các bác chia sẻ kinh nghiệm cho em biết: Khi lái xe trên đường, có người (không phải lực lượng chức năng) yêu cầu dừng xe thì trường hợp nào dừng, trường hợp nào không?
không phải công an không đừng
 
Hạng B2
29/9/12
384
1.385
93
Cái dân gì đã nghèo, lại tham lam vô bờ bến. Bình thường chửi nhau, giành giật, đè đầu cưỡi cổ nhau. Đến lúc gặp chuyện thì chê trách mong những đứa không giúp mình phải trả giá.
 
Hạng F
8/2/12
10.197
32.677
113
Cái dân gì đã nghèo, lại tham lam vô bờ bến. Bình thường chửi nhau, giành giật, đè đầu cưỡi cổ nhau. Đến lúc gặp chuyện thì chê trách mong những đứa không giúp mình phải trả giá.
thể hiện sự xấu tính :)
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
2. Phạt tiền từ300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
m) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này.

6. Phạt tiền từ4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữnguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơquan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Đây là 2 TH xử phạt đối với người lái xe có liên quan hoặc gây tai nạn mà ko tham gia cấp cứu.

TH của 2 xe khách ko tham gia cấp cứu ko thể xử đc vì :
- họ ko có liên quan và ko gây ra tai nạn đó.
- họ ko biết, ko thấy xe bị tai nạn (họ có thể khai như thế)
- Có người vẫy gọi, nhưng ko thể biết đc là người tốt hay bọn xấu nên ko dừng là đúng.

KQ đánh giá qua 6 trang, 99% các bác OSer ko dừng.
Túm lợi,
- Ko dừng là đúng với tình hình an ninh trật tự hiện nay.
- Ko thể xử phạt đc vì tài xế ko thấy người bị nạn (trừ trường hợp có hành khách trên xe làm chứng thấy xe tai nạn)
- Cùng lắm là bị xử phạt án treo chứ dừng lại ko biết ra sao luôn.
 
  • Like
Reactions: c0805
Hạng B2
3/5/13
381
283
63
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn

có ngay cho nóng đây
điều 202 khoản 2 điểm c

Chắc bác đọc chưa kỹ điểm c rồi. Trường hợp này là 2 tài xế kia chỉ đi ngang chứ không phải là người gây tai nạn. Còn điểm C là khi gây tai nạn rồi bỏ chạy với mục đích trốn tránh trách nhiệm hoặc không cứu giúp người bị nạn. Khi trích dẫn luật thì phải trích cả câu, không ngắt rời ra từng đoạn, trích dẫn theo cái kiểu "nhà có 2 con vợ chồng hạnh phúc" thì không đúng đâu các bác nhé.

Mình đặt lại vấn đề theo góc nhìn khác của người tài xế-không-dừng-lại là: nếu dừng lại để cứu thì sao? Hậu quả là tôi sẽ bị trễ chuyến do mất thời gian dừng dọc đường, về đến cty bị khiển trách hoặc bị phạt vì lỗi về chậm giờ thì ai sẽ chịu đây. Chưa kể còn có thể dính vào cái vòng luẩn quẩn phải đi ra làm chứng với cơ quan chức năng, xe bị tạm giữ, mất lương do bị mất giờ công lao động (không lái xe được trong thời gian về cơ quan chức năng làm nhân chứng) thì ai sẽ trả cho tôi? Vì bị giảm lương mà gia đình tôi thiếu hụt tiền chợ trong tháng thì ai giải quyết cho tôi? Đồng ý là nếu xét về tình thì tôi có vẻ không có nhân tính, nhưng hãy xem lại cái hệ thống này có thể làm cho tôi có nhân tính được hay không???

Tóm lại, trong trường hợp này dù có tìm ra 2 tài xế này thì cũng không làm gì họ được vì họ không có bất kỳ một trách nhiệm pháp lý gì trong việc này cả. Có chăng thì là liệu lương tâm họ có bị cắn rứt hay không mà thôi.
 
  • Like
Reactions: davinl
Hạng D
17/10/13
1.445
13.889
113
Cái luật " thấy người bị nạn mà không giúp, bị xử tội " có hợp lý không ?. Nếu luật này được liên hiệp quốc áp dụng thì lãnh đạo việt nam bị xử tù hết
- vì không giúp người dân syria đang bị bọn hồi giáo cực đoạn IS tàn sát.
- Nhiều người bệnh bị chết vì không có tiền chữa trị mà các vị có tiền nhưng không cho

Không biết trên thới giới có bao nhiêu quốc gia có cái luật này