Hơ, tốc độ 80-100km/h là tốc độ gây tắc đường trên Autobahn bác ơi. Chỉ có các xe tải chạy làn trong cùng mới "được phép" chạy tốc độ này, còn thì thường là phải chạy 130-160km/h, hix.
Chuyện vui trên Autobahn: một bác cảnh sát dừng một chiếc Mer. cũ đang chạy rề rề trên Autobahn với tốc độ 80km/h, gây cản trở giao thông, trong khi không có biển hạn chế tốc độ trên đường. Trên xe là một cụ ông đang chở một cụ bà.
- CS: "sao cụ lại đi chậm thế, cụ không thấy cụ đang gây kẹt xe hay sao?"
- Cụ ông: "vậy à, tôi tưởng đường có hạn chế tốc độ?"
- CS: "Không, cụ được phép chạy thả giàn!"
- Cụ ông: (chỉ cái biển bên đường): "vậy à, thế con số A81 trên biển kia nghĩa là gì?"
- CS: "đó chỉ là tên ký hiệu của Autobahn"
- Cụ ông: "thế mà tôi cứ tưởng A81 là phải chạy đúng 81km/h cơ chứ, nên cứ đúng 80 mà chạy!!!"
Sau đó CS quay sang cụ bà ngồi bên cạnh, mắt mũi vẫn còn đang nhắm nghiền có vẻ rất mệt mỏi và hỏi:
- CS: "thế còn cụ bà, sao trông cụ có vẻ hơi mệt, chắc cụ ông chạy chậm quá? Thế các cụ mới đi từ đường Autobahn nào ra đây vậy?"
- Cụ ông: "à chúng tôi mới rẽ từ đường B275 vào đường A81 này!"
Bonus: Porsche Carrera GT Vs. Mercedes E55 AMG trên Autobahn:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=qHzxyd7GlOk&NR=1[/tube]
Chuyện vui trên Autobahn: một bác cảnh sát dừng một chiếc Mer. cũ đang chạy rề rề trên Autobahn với tốc độ 80km/h, gây cản trở giao thông, trong khi không có biển hạn chế tốc độ trên đường. Trên xe là một cụ ông đang chở một cụ bà.
- CS: "sao cụ lại đi chậm thế, cụ không thấy cụ đang gây kẹt xe hay sao?"
- Cụ ông: "vậy à, tôi tưởng đường có hạn chế tốc độ?"
- CS: "Không, cụ được phép chạy thả giàn!"
- Cụ ông: (chỉ cái biển bên đường): "vậy à, thế con số A81 trên biển kia nghĩa là gì?"
- CS: "đó chỉ là tên ký hiệu của Autobahn"
- Cụ ông: "thế mà tôi cứ tưởng A81 là phải chạy đúng 81km/h cơ chứ, nên cứ đúng 80 mà chạy!!!"
Sau đó CS quay sang cụ bà ngồi bên cạnh, mắt mũi vẫn còn đang nhắm nghiền có vẻ rất mệt mỏi và hỏi:
- CS: "thế còn cụ bà, sao trông cụ có vẻ hơi mệt, chắc cụ ông chạy chậm quá? Thế các cụ mới đi từ đường Autobahn nào ra đây vậy?"
- Cụ ông: "à chúng tôi mới rẽ từ đường B275 vào đường A81 này!"
Bonus: Porsche Carrera GT Vs. Mercedes E55 AMG trên Autobahn:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=qHzxyd7GlOk&NR=1[/tube]
Last edited by a moderator:
Kẹt xe khi đi làm là chuyện bình thường cho dù mình ở bất cứ nơi đâu. Mỗi ngày em đều bị kẹt xe ở xa lộ ít nhất 1 tiếng cho đoạn đường 20 miles. Nhiều lúc trễ giờ làm, bắt đầu nóng đít lên là cứ lạng qua lạng lại qua mặt người ta. Vì nhiều người quá cẩn thận họ chạy giữ khoảng cách với xe trước một khoảng dài em nghĩ 2 xe 18 bánh chui vào cũng lọt. Họ chạy chậm mà họ không chịu vào sát lane bên phải (lane trong cùng) để chạy, cứ lane ngoài, lane giữa bò cà rề làm mình sốt cả ruột. Khi mình sang lane để qua mặt thì nó lại đạp ga phóng lên không cho mình qua. Ghét những thằng như vậy thường khi em vừa qua khỏi xe nó chút là em tấp ngang đầu nó nhấp thắng hù nó, nó thắng chúi dụi đầu xe. Cho nên khi bị kẹt xe, trễ giờ mà gặp những trường hợp đó thì mình hay bị nóng.
Mỗi nơi có chuyện kẹt riêng của nó. Tối nay tí nữa là em cho cả phố kẹt, mấy cái vòng xoay Tết người ta trang trí thêm hoa che hết tầm nhìn, đèn thì đang sửa, xe vào cua thế mà mợ dừng 2B ngay trong vòng xuyến không đèn đóm với bộ đồ đen, chiếc xe cũng đen, đèn xe thì quất chưa tới may mà lách kịp không thì có mà kẹt cả chùm. Quái quỷ thế nào, hể đường càng rộng mấy lane không cần biết thì y như rằng 2B ra lane của 4B mà chạy, họ thích thế? Còn vạch phân cách song song gần như chỉ có tác dụng duy nhất là để 4B trả lại đường cho nhau. Thêm một kinh nghiệm là lái xe ở VN thì chấp nhận có một ngày không hên sẽ thành "kẻ hại người bất đắc dỉ"
Khi kẹt xe nhờ Navigation chỉ đường, tránh những đoạn kẹt xe. Thấy cũng hay và tiện lợi nhưng nhiều khi nó làm mình nhức đầu. GPS navigation của em có live traffic, nên khi em đi đường nào bị kẹt xe là nó tự re-route dắt em đi đường khác. Nhiều lúc em không theo đường của nó, nó cứ re-route hay detour và nói hoài làm nhức cả đầu. Có lần nó báo kẹt xe trầm trọng (có màu xanh, vàng và đỏ để mình biết) nhưng em đang chạy ào ào trên xa lộ. Quyết định không theo đường nó chỉ, chạy tiếp đường đó. Chạy một chút thì thấy xe hơi nhiều, không đến nỗi báo động đỏ như GPS báo. Cuối cùng chạy chậm khoảng 5 phút (chậm với tốc độ 60 mph) thế là lại ào ào phóng. Trong 5 phút đó nó cứ recalculate route và nói um sùm, bực quá cancel route cho nó im luôn. Tiện thì cũng có tiện thật nhưng nó hơi bị phiền!
Vài hình GPS có live traffic
Vài hình GPS có live traffic
Đúng như bác Mỳ Tôm và bác XD9 nhận xét, kẹt xe trong TP hoặc trên cao tốc xuất hiện nhiều khi rất bất thình lình và không hề có một lý do cụ thể nào cả.
Chủ điểm kẹt xe dưới góc độ tâm lý và khoa học vì vậy là một chủ điểm rất hay, rất thách thức và làm đau đầu rất nhiều nhà khoa học trên TG. Đây cũng là chủ điểm được rất nhiều các nhà khoa học chọn là nghiên cứu của cả đời mình. Ta cũng thử bóng bàn, sờ chân voi chút về chủ điểm kiến lửa này xem sao
A. Vấn đề chính trong kẹt xe là cung ít hơn cầu:
Khi đường xá ít hơn phương tiện, cũng như khi số nhân viên ở quầy tính tiền ít ơn nhiều so với người sắp hàng trả tiền trong siêu thị thì sẽ dẫn tới kẹt xe hoặc việc phải xếp hàng dài tại quầy siêu thị, giống như tình trang đang diễn ra trong ba ngày giáp tết này ở các siêu thị VN.
B. Các nguyên nhân khách quan, kỹ thuật và tâm lý chính gây kẹt xe:
Có thể nói chúng ta hiểu khá ít về động năng (dynamics) của kẹt xe. Tạm có thể nhấn mạnh những vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn tới việc có kẹt xe hay không như sau:
- khách quan: điều kiện đường xá, thời tiết, số lượng xe lưu thông trên đường,
- chủ quan, yếu tố tâm lý con người: hành vi lái xe của con người, defensive hay aggressive, có "năng động" đổi làn, đổi đường khi bị kẹt xe hay không, có nghe theo các phương tiện trợ giúp như traffic radio hay TMC hay không,
- việc trợ giúp của các giải quyết kỹ thuật với nhiều câu hỏi rất thú vị và còn bỏ ngỏ như làm thế nào để tạo ra làn sóng xanh tối ưu cho các xe trên đường (trong TP), đưa vào hoạt động các hệ thống đèn thông minh trong phố, biết tự điều chỉnh theo điều kiện giao thông và có khả năng cộng tác với nhau, các hệ thống dự báo và cảnh báo trung tâm v.v...
C. Tốc độ lưu thông tối ưu và thống kê về cách xử lý kẹt xe trong thực tế:
Người ta đã tính được rằng, lưu lượng xe cao nhất mà một cao tốc thông thường có thể cho qua được là ~2500 xe/giờ. Có con số này rồi thì yếu tố quan trọng còn lại có thể quyết định việc có kẹt xe hay không là tốc độ của các xe lưu thông. Lý thuyết cũng khá đơn giản, là tốc độ này của các xe cùng đang lưu thông trên đường càng cao và càng ít chênh lệch nhau thì càng tốt. Theo một số nhà khoa học thì có những tốc độ tối ưu để giảm kẹt xe mà nếu đi chậm dưới tốc độ đó thì nguy cơ kẹt là sẽ khá cao. Có người đề nghị tốc độ này trên cao tốc là 85 km/h. Nhiều người cho rằng tốc độ này còn phải cao hơn nữa, tới 120-130km/h, - cũng là tốc độ được khuyến cáo là nên theo khi đi trên Autobahn. Theo định nghĩa Autobahn là đường cao tốc mà xe phải đi được ít nhất là 60m/h mới được phép lên. Tốc độ thông thường ở các làn là: làn trong 100-110km/h cho xe tải, làn giữa: 120-160km/h cho xe cùi, làn ngoài: 150km/h đến open end – thả giàn cho xe ngon đời mới như Mer, BMW, Audi!
Về cách xử lý của các tài xế, có một nghiên cứu đã cho các kết quả thú vị sau:
- 44% lập tức nghe theo Navisystem và đổi route của mình,
- 14% pà kon thì chỉ thích làm điều ngược lại, họ cứ làm ngược 180° những gì radio về kẹt xe khuyên bảo, với tính toán không phải là không thông minh là khi toàn thể thiên hạ nghe theo radio hướng dẫn mà đi vào đường đó thì con đường mới này rồi cũng sẽ tắc, vậy ta cứ bắt chước theo con lừa mà làm nguợc lại tất cả cộng đồng, tức là chọn con đường radio không khuyến cáo mà đi là ổn, hix,
- các nhà bảo thủ chiếm 42%: họ cứ đi theo đúng lộ trình đã định trước. Trong số này thì số siêu bảo thủ là 1.5% không bao giờ thay đổi lộ trình, bất chấp điều gì đang và sẽ xảy ra trên xa lộ. Nhiều nghiên cứu nói đây lại là cách thức tốt nhất (không làm gì là thông minh nhất, hix). Vấn đề là cũng nên nói nhỏ với nhau thôi, vì nếu đa số nghe được lại theo thì cách này sẽ không còn là phương án tối ưu nữa, khổ thế!
D. Một vài nghiên cứu hay ho:
- vài video mô phỏng (simulation) các tình huống điển hình trên Autobahn của Đại học GT Dresden, CHLB Đức: http://www.mtreiber.de/movie3d
Thí dụ trong video này http://vwitme011.vkw.tu-dresden.de/~treiber/movie3d/small/FahrerHubi_schnell.mpeg chúng ta thấy rất rõ các tình huống kẹt xe đã được tạo ra như thế nào trên Autobahn, khi lượng xe tăng cao.
- đề án mô phỏng tình hình đường xá trên 2500 km đường Autobahn Đức (trong tổng số 17000km) ở http://www.autobahn.nrw.de/olsim3_5/nrw30.html (nhấn chuột vào một điểm trên bản đồ để xem, các chấm vuông trên đường thể hiện mức độ thông/kẹt xe).
Hiểu chút ít về bản chất của kẹt xe rùi thì chúng ta sẽ "take it easy" hơn, khi chạy xe trên đường nếu có kẹt xe thì cũng không lấy gì làm căng thẳng, bởi kẹt xe cũng là một phần của giao thông, và giao thông thì là một phần của cuộc sống, hix!
Cũng hy vọng có vài bác có khả năng về toán học/vật lý sau khi đọc bài này sẽ nóng mặt và xắn tay áo lên để góp phần giải quyết vấn đề kẹt xe. Ở VN thì các Nhà khoa học của ta đã rất thông minh nên cho tới nay tốt nhất là né tránh hẳn vấn đề này. Họ đã nhường vấn đề kẹt xe hoàn toàn cho các chủ phương tiện tự thân vận động và tự giải quyết lấy khi bị kẹt xe: http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/12/817201/
Kết quả là rất nhiều người, nếu như không nói là cả cộng đồng, đã phát cuồng lên khi bị dính vào kẹt xe, thế mới ra các chấn thương tâm lý với các hậu quả nặng nề, thậm chí tới mức con người ta trở nên căm ghét giao thông, căm ghét cả xã hội và đồng loại v.v… như Nhà phê bình VH VTN đã nêu lên trong bài phỏng vấn ông ở trên.
Chủ điểm kẹt xe dưới góc độ tâm lý và khoa học vì vậy là một chủ điểm rất hay, rất thách thức và làm đau đầu rất nhiều nhà khoa học trên TG. Đây cũng là chủ điểm được rất nhiều các nhà khoa học chọn là nghiên cứu của cả đời mình. Ta cũng thử bóng bàn, sờ chân voi chút về chủ điểm kiến lửa này xem sao
A. Vấn đề chính trong kẹt xe là cung ít hơn cầu:
Khi đường xá ít hơn phương tiện, cũng như khi số nhân viên ở quầy tính tiền ít ơn nhiều so với người sắp hàng trả tiền trong siêu thị thì sẽ dẫn tới kẹt xe hoặc việc phải xếp hàng dài tại quầy siêu thị, giống như tình trang đang diễn ra trong ba ngày giáp tết này ở các siêu thị VN.
B. Các nguyên nhân khách quan, kỹ thuật và tâm lý chính gây kẹt xe:
Có thể nói chúng ta hiểu khá ít về động năng (dynamics) của kẹt xe. Tạm có thể nhấn mạnh những vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn tới việc có kẹt xe hay không như sau:
- khách quan: điều kiện đường xá, thời tiết, số lượng xe lưu thông trên đường,
- chủ quan, yếu tố tâm lý con người: hành vi lái xe của con người, defensive hay aggressive, có "năng động" đổi làn, đổi đường khi bị kẹt xe hay không, có nghe theo các phương tiện trợ giúp như traffic radio hay TMC hay không,
- việc trợ giúp của các giải quyết kỹ thuật với nhiều câu hỏi rất thú vị và còn bỏ ngỏ như làm thế nào để tạo ra làn sóng xanh tối ưu cho các xe trên đường (trong TP), đưa vào hoạt động các hệ thống đèn thông minh trong phố, biết tự điều chỉnh theo điều kiện giao thông và có khả năng cộng tác với nhau, các hệ thống dự báo và cảnh báo trung tâm v.v...
C. Tốc độ lưu thông tối ưu và thống kê về cách xử lý kẹt xe trong thực tế:
Người ta đã tính được rằng, lưu lượng xe cao nhất mà một cao tốc thông thường có thể cho qua được là ~2500 xe/giờ. Có con số này rồi thì yếu tố quan trọng còn lại có thể quyết định việc có kẹt xe hay không là tốc độ của các xe lưu thông. Lý thuyết cũng khá đơn giản, là tốc độ này của các xe cùng đang lưu thông trên đường càng cao và càng ít chênh lệch nhau thì càng tốt. Theo một số nhà khoa học thì có những tốc độ tối ưu để giảm kẹt xe mà nếu đi chậm dưới tốc độ đó thì nguy cơ kẹt là sẽ khá cao. Có người đề nghị tốc độ này trên cao tốc là 85 km/h. Nhiều người cho rằng tốc độ này còn phải cao hơn nữa, tới 120-130km/h, - cũng là tốc độ được khuyến cáo là nên theo khi đi trên Autobahn. Theo định nghĩa Autobahn là đường cao tốc mà xe phải đi được ít nhất là 60m/h mới được phép lên. Tốc độ thông thường ở các làn là: làn trong 100-110km/h cho xe tải, làn giữa: 120-160km/h cho xe cùi, làn ngoài: 150km/h đến open end – thả giàn cho xe ngon đời mới như Mer, BMW, Audi!
Về cách xử lý của các tài xế, có một nghiên cứu đã cho các kết quả thú vị sau:
- 44% lập tức nghe theo Navisystem và đổi route của mình,
- 14% pà kon thì chỉ thích làm điều ngược lại, họ cứ làm ngược 180° những gì radio về kẹt xe khuyên bảo, với tính toán không phải là không thông minh là khi toàn thể thiên hạ nghe theo radio hướng dẫn mà đi vào đường đó thì con đường mới này rồi cũng sẽ tắc, vậy ta cứ bắt chước theo con lừa mà làm nguợc lại tất cả cộng đồng, tức là chọn con đường radio không khuyến cáo mà đi là ổn, hix,
- các nhà bảo thủ chiếm 42%: họ cứ đi theo đúng lộ trình đã định trước. Trong số này thì số siêu bảo thủ là 1.5% không bao giờ thay đổi lộ trình, bất chấp điều gì đang và sẽ xảy ra trên xa lộ. Nhiều nghiên cứu nói đây lại là cách thức tốt nhất (không làm gì là thông minh nhất, hix). Vấn đề là cũng nên nói nhỏ với nhau thôi, vì nếu đa số nghe được lại theo thì cách này sẽ không còn là phương án tối ưu nữa, khổ thế!
D. Một vài nghiên cứu hay ho:
- vài video mô phỏng (simulation) các tình huống điển hình trên Autobahn của Đại học GT Dresden, CHLB Đức: http://www.mtreiber.de/movie3d
Thí dụ trong video này http://vwitme011.vkw.tu-dresden.de/~treiber/movie3d/small/FahrerHubi_schnell.mpeg chúng ta thấy rất rõ các tình huống kẹt xe đã được tạo ra như thế nào trên Autobahn, khi lượng xe tăng cao.
- đề án mô phỏng tình hình đường xá trên 2500 km đường Autobahn Đức (trong tổng số 17000km) ở http://www.autobahn.nrw.de/olsim3_5/nrw30.html (nhấn chuột vào một điểm trên bản đồ để xem, các chấm vuông trên đường thể hiện mức độ thông/kẹt xe).
Hiểu chút ít về bản chất của kẹt xe rùi thì chúng ta sẽ "take it easy" hơn, khi chạy xe trên đường nếu có kẹt xe thì cũng không lấy gì làm căng thẳng, bởi kẹt xe cũng là một phần của giao thông, và giao thông thì là một phần của cuộc sống, hix!
Cũng hy vọng có vài bác có khả năng về toán học/vật lý sau khi đọc bài này sẽ nóng mặt và xắn tay áo lên để góp phần giải quyết vấn đề kẹt xe. Ở VN thì các Nhà khoa học của ta đã rất thông minh nên cho tới nay tốt nhất là né tránh hẳn vấn đề này. Họ đã nhường vấn đề kẹt xe hoàn toàn cho các chủ phương tiện tự thân vận động và tự giải quyết lấy khi bị kẹt xe: http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/12/817201/
Kết quả là rất nhiều người, nếu như không nói là cả cộng đồng, đã phát cuồng lên khi bị dính vào kẹt xe, thế mới ra các chấn thương tâm lý với các hậu quả nặng nề, thậm chí tới mức con người ta trở nên căm ghét giao thông, căm ghét cả xã hội và đồng loại v.v… như Nhà phê bình VH VTN đã nêu lên trong bài phỏng vấn ông ở trên.
Last edited by a moderator: