RE: Khi nào thì nên đạp phanh?
1. Các bác đã đề cập đến rùi, tui kết luận lại: phanh hay không phanh phụ thuộc vào việc đảm bảo khoảng cách an toàn tới xe trước.
Để dễ nhớ xài công thức một nửa congto met :
Khoảng cách an toàn = chỉ số đồng hồ tốc độ chia đôi tính bằng mét
Tức là nêu ta đi tốc độ 50 km/h trong phố thì khoảng cách đó là 25m. Nếu đi ngoài xa lộ 120km/h thì khoảng cách đó là 60m.
Ở VN nghe chừng khó thực thi. Để khoảng cách tới xe trước xa quá là mấy em 2B mui trần lao vào lấp chỗ trống luôn. Thôi thì các bác cứ giữ được chừng nào hay chừng ấy.
2. Vấn đề thứ 2 là luôn chú ý quan sát giao thông phía sau qua gương hậu. Cái này giúp người lái nhìn trước được những sự kiện có thể xảy ra đằng sau mình. Phanh như thế nào thì như vậy là phụ thuộc vào tình hình đướng sá ở cả đằng trước và đằng sau xe ta nữa.
Tui tham gia GT trên cao tốc ở VN và thấy rất ngạc nhiên là bác tài hầu như không bao giờ nhìn gương để quan sát giao thông phía sau. Chỉ để ý đướng sá phía trước. Trong khi tỷ lệ quan sát của dân lái xe bên Tây Âu là khoảng 70-80% thời gian cho quan sát phía trước, 20-30 thời gian cho quan sát phía sau.
Đành rằng khi gặp sự cố thì ai húc đít thì người đó có lỗi. Thế nhưng xế châu Âu cũng được dậy là phải luôn quan sát cả phía trước lẫn phía sau, tránh phanh gấp không cần thiết để các xe sau khỏi húc đít. Quả là một triết lý khác ở VN.
1. Các bác đã đề cập đến rùi, tui kết luận lại: phanh hay không phanh phụ thuộc vào việc đảm bảo khoảng cách an toàn tới xe trước.
Để dễ nhớ xài công thức một nửa congto met :
Khoảng cách an toàn = chỉ số đồng hồ tốc độ chia đôi tính bằng mét
Tức là nêu ta đi tốc độ 50 km/h trong phố thì khoảng cách đó là 25m. Nếu đi ngoài xa lộ 120km/h thì khoảng cách đó là 60m.
Ở VN nghe chừng khó thực thi. Để khoảng cách tới xe trước xa quá là mấy em 2B mui trần lao vào lấp chỗ trống luôn. Thôi thì các bác cứ giữ được chừng nào hay chừng ấy.
2. Vấn đề thứ 2 là luôn chú ý quan sát giao thông phía sau qua gương hậu. Cái này giúp người lái nhìn trước được những sự kiện có thể xảy ra đằng sau mình. Phanh như thế nào thì như vậy là phụ thuộc vào tình hình đướng sá ở cả đằng trước và đằng sau xe ta nữa.
Tui tham gia GT trên cao tốc ở VN và thấy rất ngạc nhiên là bác tài hầu như không bao giờ nhìn gương để quan sát giao thông phía sau. Chỉ để ý đướng sá phía trước. Trong khi tỷ lệ quan sát của dân lái xe bên Tây Âu là khoảng 70-80% thời gian cho quan sát phía trước, 20-30 thời gian cho quan sát phía sau.
Đành rằng khi gặp sự cố thì ai húc đít thì người đó có lỗi. Thế nhưng xế châu Âu cũng được dậy là phải luôn quan sát cả phía trước lẫn phía sau, tránh phanh gấp không cần thiết để các xe sau khỏi húc đít. Quả là một triết lý khác ở VN.