Chuyên
16/6/22
634
544
93
  • Theo các chuyên gia, việc siết tín dụng bất động sản, tắc pháp lý, giá bán cao, đang khiến thị trường đứng trước đợt thanh lọc cuối năm 2022.
  • Phó tổng giám đốc một công ty bất động sản tại khu Nam TP HCM đánh giá quá trình thanh lọc thị trường sẽ diễn ra vào giai đoạn ngột ngạt nhất, là từ quý III trở đi.
Chia sẻ với VnExpress, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành dự đoán, từ nay đến cuối năm 2022, thị trường bất động sản TP HCM sẽ có sự thanh lọc mạnh mẽ. Nguyên nhân là khả năng bán hàng khó khăn hơn, việc siết tín dụng tác động đến người mua và chủ đầu tư ngày càng rõ nét hơn. Trong khi đó, giá nhà đất bị đẩy lên quá cao khiến người tiêu dùng thật sự không thể tiếp cận còn giới đầu tư lẫn đầu cơ cũng bị dội giá.

Theo ông Nghĩa, có 2 kịch bản thanh lọc thị trường có thể xảy ra trong 6 tháng cuối năm. Ở kịch bản thứ nhất, doanh nghiệp trường vốn, có nhiều tiềm lực về quỹ đất, sản phẩm đa dạng vẫn sống sót. Các doanh nghiệp yếu kém, làm ăn chộp giật bị đào thải do không đủ nguồn lực tài chính, nguồn cung bị tắc hoặc ít, khó bán hàng. Nếu kịch bản này xảy ra, đợt sàng lọc là tín hiệu tốt giúp thị trường loại bỏ các nhân tố yếu kém, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ở kịch bản thứ hai, những rào cản về tín dụng, vướng pháp lý dẫn đến dự án đình trệ, giá cao, thanh khoản yếu; khiến nhiều doanh nghiệp chết hàng loạt, chỉ còn các doanh nghiệp thuộc nhóm lợi ích sống sót do hưởng lợi từ kẽ hở chính sách. Nếu kịch bản này xảy ra quá trình sàng lọc này rất đáng lo ngại vì gây bất lợi cho thị trường bất động sản lẫn nền kinh tế. Thị trường địa ốc có thể bước vào chu kỳ khó khăn kéo dài.
Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này
Ông Nghĩa dự báo thêm, tốc độ tăng giá nhà trong thời gian qua diễn ra quá nhanh nhưng chủ yếu giới đầu cơ hưởng lợi, thu nhập của người có nhu cầu thật chưa bắt kịp tốc độ tăng giá nhà đất, dẫn đến cơ hội an cư ngày càng xa tầm với. Trên thực tế, tài sản của đại đa số người dân đều là nhà ở hoặc bất động sản, dẫn đến hiếm có trường hợp chịu giảm giá tài sản trong bối cảnh lạm phát cao.

Theo đánh giá của Công ty Lê Thành, trên bình diện chung, giá bất động sản gồm: đất, nhà và các tài sản gắn liền với đất rất khó điều chỉnh xuống do tất cả những người đang nắm giữ tài sản không chủ động hạ giá. Với những trường hợp cá biệt (đuối tài chính, cần tiền, bị áp lực trả lãi vay) có thể xả hàng với giá thấp hơn mặt bằng chung, trung bình trên dưới 10%. "Đặc điểm chung của thị trường bất động sản hơn nửa thập niên qua là quá trình tăng giá diễn ra nhanh nhưng tốc độ giảm giá diễn ra khá chậm", ông Nghĩa nhận xét.

Cũng lo ngại về đợt thanh lọc thị trường sắp tới, Phó tổng giám đốc một công ty bất động sản tại khu Nam TP HCM đánh giá, 2022 là một năm đầy thách thức cho tất cả các bên tham gia thị trường. Càng về cuối năm mức độ khó khăn sẽ càng tăng dần. Vì vậy, theo ông, quá trình thanh lọc thị trường sẽ diễn ra vào giai đoạn ngột ngạt nhất, là từ quý III trở đi.

Ông dẫn thực tế 6-18 tháng qua rất nhiều doanh nghiệp không ra được sản phẩm do tắc pháp lý, dẫn đến gặp khó khăn về nguồn cung và dòng tiền, đang rơi vào tình cảnh phải dùng đến nguồn tài chính chốt lời được trong 4-5 năm trước, tức tiêu hao nguồn lực dự trữ. Các doanh nghiệp môi giới gặp phải khó khăn chung là không có hàng bán, nợ phí, buộc phải tinh giảm nhân sự.

Từ tháng 4 đến nay, việc siết tín dụng khiến vay vốn khó khăn đã chặn mất một lượng lớn người tham gia thị trường, cộng thêm giá bán cao cũng là rào cản cực lớn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. "Các doanh nghiệp cần có chiến lược phòng thủ hợp lý để vượt qua giai đoạn sàng lọc khắc nghiệt vào cuối năm nay", ông nhận định.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam, cũng nhìn nhận việc siết tín dụng có thể dẫn đến một giai đoạn thanh lọc của thị trường bất động sản.

Theo bà, quá trình thanh lọc này sẽ giúp thị trường phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Chỉ những chủ đầu tư thật sự có nguồn lực về tài chính và phát triển bền vững mới có thể tồn tại. Trong khi đó, chủ đầu tư phụ thuộc vào vốn vay và không có quy trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn.

Về khía cạnh người mua nhà, bà Trang cho biết, việc siết tín dụng có thể làm giảm nhóm người mua đầu cơ, lướt sóng và không có nhu cầu ở thực, từ đó giúp người mua nhà có nhu cầu thực đến gần với cơ hội sở hữu nhà hơn.

Chủ đầu tư phải đối mặt với việc chi phí sử dụng đất và giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng. Điều này cũng là một khó khăn cho chủ đầu tư và tác động đến giá bán cuối cùng của sản phẩm. "Vì vậy, phân khúc nhà ở bình dân hay xã hội vẫn là một cánh cửa cho các chủ đầu tư có thể tham gia vào và góp phần cho sự phát triển của xã hội", bà Trang khuyến nghị.

Ngoài ra, chuyên gia Savills cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa nguồn vốn, tiếp cận các kênh thay thế như quỹ đầu tư, mua bán sáp nhập (M&A), liên doanh trong bối cảnh tín dụng bất động sản bị siết chặt. Việc đa dạng hóa các nguồn vốn sẽ giúp ổn định thị trường và giảm các rủi ro hệ thống.

Theo: VnExpress
 
Chuyên
16/6/22
634
544
93
Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này
Không có quan điểm đúng sai liên quan đến việc dùng tiền để mua nhà trong ngõ hay mua chung cư để sống. Bởi thực tế, mỗi lựa chọn đều có ưu, nhược điểm riêng.

Chinh (30 tuổi, Hà Nội) mới lập gia đình và quyết định mua căn nhà trong ngõ tại xã An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội với mức giá 2,3 tỷ đồng. Căn nhà 3 tầng, diện tích 32m2, nằm sâu trong con ngõ nhỏ và phải mất 50m mới có thể ra đường lớn.

Sống trong căn nhà 3 tầng, Chinh thừa nhận "có chút khổ". Vì những đứa trẻ không có sân. Nếu xuất hiện những trận mưa to như đợt vừa rồi ở Hà Nội, con ngõ nhà anh ngập trong nước. Hay trước đó vào mua nồm, căn nhà ẩm ướt, đến phơi quần áo cũng trở nên khó khăn. Cuộc sống nhà trong ngõ khác biệt hoàn toàn so với những năm anh đi thuê chung cư ở.

Tuy nhiên, vợ chồng anh vẫn chấp nhận bởi 3-5 năm sau, căn nhà trong ngõ chắc chắn sẽ tăng giá tốt hơn so với nhà chung cư. Anh Chinh chia sẻ, năm 2016, vợ chồng anh đi tìm mua, một căn 4 tầng ở Yên Nghĩa, Hà Đông đã có giá 1,3 tỷ đồng. Đến năm 2021, khi quay trở lại khu vực này khảo sát, căn nhà 4 tầng cũ được định giá 2,5 tỷ đồng, gần như gấp đôi. Anh kỳ vọng căn nhà đang ở có thể tăng giá tốt trong vòng 3 năm tới. Với nguồn tài chính eo hẹp, anh Chinh xác định, sống khổ để chờ giá tăng.

Cũng là người trẻ nhưng chị Ngọc (Bắc Từ Liêm) lại không lựa chọn như vậy. Chị quan điểm cho rằng, dù chung cư là tiêu sản nhưng cuộc sống nên phải hưởng thụ. Chị Ngọc mua căn hộ chung cư ở Bắc Từ Liêm, 3 phòng ngủ, diện tích hơn 100m2 với giá 3,5 tỷ đồng. Đây là căn nhà thứ 3 gia đình chị chuyển tới.

Trước đó, chị từng mua chung cư 2 lần và lần nào bán cũng chỉ chênh khoảng 50 triệu đồng so với giá cũ. Nếu tính về thời gian thì giá chung cư tăng 50 triệu đồng, lại chưa kể chi phí đầu tư nội thất, chị Ngọc bảo, chắc chắn là lỗ.

Nhưng gia đình chị Ngọc chỉ xác định, nâng cấp đời chung cư từ bình dân đế cao cấp, từ diện tích nhỏ đến diện tích lớn. Và chị Ngọc khẳng khái nói: "Tôi không thích mua nhà ngõ rồi cảm thấy sống vất vả. Dù biết chung cư là tiêu sản nhưng tôi thích sống tiện ích".

Thực tế, mua chung cư là tiêu sản, mua nhà đất trong ngõ là tài sản vẫn là tranh luận mà nhiều người thường đưa ra. Nhưng một chuyên gia bất động sản: ở chung cư không hoàn toàn tiêu sản và mua nhà đất trong ngõ chưa chắc là một tài sản sinh lời tốt.

Và quan điểm lựa chọn nhà chung cư hay nhà đất phục thuộc vào quan điểm từng người. Mua nhà trong ngõ là kiểu sống vì tiền còn mua chung cư là dùng tiền để sống. Mua chung cư là lựa chọn cuộc sống tiện ích, an toàn, đi lại nhanh chóng, dễ dàng. Còn người mua nhà trong ngõ, phải chấp nhận bất tiện của loại hình nhà đất, nhưng tài sản có thể tăng.

Nhưng thực tế, không phải ai mua nhà đất thì cũng sẽ "hưởng" tài sản gấp nhiều lần. Có nhiều nhà trong ngõ mất giá vì khu vực đó, giá đất không thể tăng. Thế nên, tương lai bạn có nhiều tiền hay không, có nhiều đất hay không còn phụ thuộc vào đầu óc kinh doanh, khả năng đầu tư như thế nào.

Mặt khác, nhiều người lựa chọn ở chung cư, sau nhiều năm, họ có rất nhiều tài sản như biệt thự, nhà phố. Họ lựa chọn sống chung cư, nên sức khoẻ tốt, ting thần thoải mái, làm được nhiều việc hơn. Vì cuộc sống tốt, nên họ đưa ra quyết định chính xác hơn trong sử dụng đồng tiền.

Chưa kể, một số dự án chung cư mang lại giá trị tăng đáng kể, dù không phải quá lớn. Nhìn số liệu thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản, giá chung cư trong thời gian vừa qua đều tăng.

Theo các chuyên gia, khi xác định mua nhà để ở vì mục tiêu an cư và đầu tư cần phân định rạch ròi. Nếu như đặt mục tiêu an cư lên hàng đầu thì người mua nên tính toán tới không gian sống chất lượng như chung cư. Nhưng nếu xác định đầu tư thì nên chọn sản phẩm bất động sản có tốc độ tăng giá tốt hơn như đất nền, nhà phố vì chung cư không phải loại hình tối ưu khả năng sinh lời. Tuy nhiên, có thể thuê chung cư và dành tiền đầu tư đất nền cũng là phương án nhiều người lựa chọn.

Theo: Nhịp sống kinh tế

Xem thêm:
 
Chuyên
16/6/22
634
544
93
Nhiều khu vực đất đai, dự án bất động sản tại TP.HCM bị dang dở, hay bị bỏ hoang nhiều năm không khai thác, sử dụng được vì vướng quy trình, thủ tục…
Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này

Nhiều doanh nghiệp đang bức xúc về vấn đề quy trình, thủ tục giấy tờ… khiến dự án bị kéo dài, thậm chí bỏ hoang, gây tốn kém nguồn lực.

Bỏ hoang vì vướng thủ tục

Chia sẻ tại buổi đối thoại doanh nghiệp và Sở Xây dựng TP.HCM diễn ra ngày 24/6/2022, ông Đinh Công Khương, Chủ nhiệm CLB các doanh nghiệp thép TP.HCM, cho biết mảnh đất của ông mua tại quận 7 (TP.HCM) bỏ hoang hơn 30 năm qua do không chuyển được mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở. Dù không vướng mắc gì nhưng đã 5 lần nộp hồ sơ vẫn chưa chuyển được mục đích sử dụng đất.

Ngoài khu đất của ông Khương, vẫn còn nhiều khu đất nông nghiệp bị bỏ hoang ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Ông Khương cho rằng cần có biện pháp đưa những miếng đất này vào khai thác sử dụng hiệu quả, bởi người dân thì không có nhà ở, doanh nghiệp không có kho bãi để lưu trữ hàng hóa.

Thủ tục quá phức tạp, kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp nản, bỏ đi tìm nơi khác đầu tư. Chẳng hạn, ở Bình Phước, Long An, doanh nghiệp chỉ mất vài tháng để chuyển mục đích sử dụng đất. Ông Khương cho rằng nếu chính quyền không mạnh dạn thì dân chết, doanh nghiệp chết.
Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này

Còn theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, trong vòng 3-4 năm trở lại đây số dự án đầu tư mới ở TP.HCM rất ít, gần như không có. Tại sao TP.HCM lại để “chảy máu” tư sản khi nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đi nơi khác, mà nguyên nhân chủ yếu do thủ tục đầu tư…

Không riêng các dự án nhà ở thương mại, ngay cả nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM cũng bị đình trệ nhiều năm vì vướng… chỉ tiêu ưu đãi.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho biết hiện nay trên địa bàn TP.HCM có những dự án đã có đất nhưng để trống thời gian dài. Do dự án nhà ở xã hội được tăng 1,5 lần hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng, kéo theo tăng dân số. Như vậy, khu vực dự án triển khai phải còn chỉ tiêu dân số thì mới được phê duyệt.

Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị cần phải xem xét chỉ tiêu dân số trên nguyên tắc “bình thông nhau”. Đó là, 13 triệu dân đang sinh sống tại TP.HCM thường trú ở quận huyện nào, có đóng bảo hiểm xã hội, làm việc trên địa bàn thành phố thì có quyền mua nhà ở xã hội không phân biệt quận, huyện.

“Chẳng hạn, một người ở quận 6 nên được mua nhà ở xã hội ở Bình Chánh, khi đó tổng quy mô dân số của TP không đổi, nhưng nếu áp dụng cụ thể theo địa bàn xã thì đã hết chỉ tiêu dân số để phê duyệt dự án", ông Châu nói.

Quy trình sẽ được rút ngắn

Trước hàng loạt câu hỏi và nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp thắc mắc, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho rằng từ năm 2019 đến nay, hàng loạt các nghị định, luật đã thay đổi toàn bộ các quy định trong đầu tư dự án, đặc biệt là dự án nhà ở. Các quy trình, thủ tục chưa được điều chỉnh tương thích với sự thay đổi đó.

“Nếu theo đúng quy định của pháp luật hiện nay, không có dự án nhà ở nào có thể hoàn thành thủ tục giấy tờ trong thời gian ngắn hơn 1,5-2 năm. Nhiều dự án thậm chí kéo dài trên 5 năm”, ông Khiết nói.

Trước thực trạng này, lãnh đạo TP.HCM đã có nhiều đề xuất trong việc rút ngắn quy trình thủ tục theo đúng quy định pháp luật. Sở Xây dựng cũng đang xây dựng lại các quy trình liên quan đến việc giải quyết các hồ sơ, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và xây dựng để tương thích với các luật, nghị định, thông tư.

Gần đây, HoREA đã gửi nhiều đơn kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho hơn 110 dự án bất động sản của các doanh nghiệp. Chính phủ đã thành lập tổ công tác vào TP.HCM để tháo gỡ cho từng dự án.

Về nhà ở xã hội, theo ông Khiết, thực tế các nhà dự án nhà ở xã hội không phải lo phần tiện ích công cộng, như: cây xanh, trường học. Vì nếu muốn đưa thêm 1.000 người dân về sinh sống thì cần có thêm 2.000m2 cây xanh và 210 chỗ học, tương ứng 2.100m2 đất làm trường học ở các quận nội thành phát triển như TP. Thủ Đức. Do đó, rất khó “nén” các dự án vào những khu vực đã đủ quy mô dân số .

Để tháo gỡ vướng mắc, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đang trình UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch theo hướng "bình thông nhau", trên cơ sở đảm bảo hạ tầng và tiện ích. Sở Xây dựng đề xuất vẫn phê duyệt các dự án làm tăng quy mô dân số không quá 20%.

Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho rằng đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất ở, đất thương mại dịch vụ nếu phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hằng năm, có dự án đầu tư được duyệt, không vi phạm Luật Đất đai…

Theo: VnEconomy

Xem thêm: