Re:Khốn khổ mùa mưa
TP HCM sẽ thành đảo nếu nước biển dâng thêm 0,5 mét' “Nếu không có dự án kiểm soát triều, TP HCM sẽ chỉ còn 2 cái đảo ở những vùng cao khi nước biển dâng lên 0,5 mét nữa”, ông Hồ Long Phi, Đại học Bách Khoa TP HCM cảnh báo tại hội thảo ngày 24/6.
Nguy cơ Sài Gòn có thể biến thành đảo khi nước biển dâng cao đã từng được các chuyên gia công chính cảnh báo, thành phố cũng đã lên kế hoạch ứng phó song hiệu quả cụ thể chưa cao.
Mỗi lần mưa to, đường phố Sài Gòn ngay lập tức biến thành sông. Ảnh: Kiên Cường[/i] Tại Hội thảo quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu với ngập lụt đô thị tại TP HCM hôm 24/6, ông Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: “Nếu nước biển dâng thêm một mét thì toàn bộ diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập 90% từ 4 đến 5 tháng trong mùa mưa, còn mùa khô sẽ bị xâm nhập mặn tới 71%. Ngay cả Đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê vững chắc cũng không chịu nổi nếu nước biển dâng cao”.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, không riêng gì TP HCM, nếu nước biển dâng một mét, 20% lãnh thổ Việt Nam sẽ bị nhấn chìm và 20 triệu dân mất nhà cửa.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Dương Ngọc Hải , Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cho rằng, khí hậu nhiệt đới gió mùa hai miền tương đối thấp so với mặt nước biển là bất lợi. TP HCM là một trong 10 thành phố lớn trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề với hiện tượng nước biển dâng.
Theo các chuyên gia, TP HCM hiện đối mặt với 2 vấn đề từ thiên nhiên là triều dâng cao và lưu lượng mưa tăng khiến người dân luôn phải sống chung với ngập lụt trong nhiều năm nay. Điều báo động là mối hiểm họa này đang ngày lớn mạnh hơn.
Các số liệu của các cơ quan khí tượng thủy văn cho thấy, mực nước biển ở Vũng Tàu tăng khoảng 0,8 cm một năm, sông, kênh của TP HCM tăng đến 1,5 cm mỗi năm. Tháng 11 năm ngoái, triều cường tại Sài Gòn đạt mức1,54 m cao nhất trong 49 năm qua, một tháng sau đó, đỉnh triều lại thiết lập mức kỷ lục mới 1,55 m.
Những cơn mưa lớn có lưu lượng năm sau luôn vượt năm trước khoảng 0,8 mm. Trước đây, ở thành phố, 5 năm mới có những cơn mưa trên 100 mm thì nay chỉ 3 năm đã thấy xuất hiện, cơn mưa có lượng nước khoảng 100 mm thì hầu như năm nào cũng có.
“Trận mưa ngày 7/3 lưu lượng lên đến 117 mm, trong lịch sử chỉ có năm 1993 (lượng mưa 132 mm) là một điều thực sự đáng báo động”, ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố dẫn chứng.
Nhìn thấy thảm họa do nước biển dâng làm tăng khả năng ngập úng đô thị nhấn chìm thành phố nhưng nhiều chuyên gia cho rằng TP HCM đang có vấn đề với các dự án chống ngập hàng tỷ đô. [/b]
Theo ông Hồ Long Phi, Đại học Bách Khoa TP HCM, các thiết kế cống của những dự án chống ngập hiện nay tại TP HCM dù đang thi công và chưa đưa vào sử dụng nhưng đã dần trở nên lỗi thời. “Tình trạng biến đổi khí hậu sẽ rất nhanh chóng làm cho các thiết kế chống ngập hiện nay lạc hậu, điều gì xảy ra khi đưa vào sử dụng trong nhiều năm tới. Nếu không có dự án kiểm soát triều, TP HCM sẽ chỉ còn 2 cái đảo ở những vùng cao khi nước biển dâng lên 0,5 m nữa”, ông Phi nói.
Mặt khác, ông Phi cũng khẳng định khi tất cả dự án chống ngập hiện nay đưa vào sử dụng thì TP HCM cũng chỉ giảm được khoảng 50% điểm ngập. “Năm 1980, thành phố chỉ có 10 điểm ngập đến năm 2008 là gần 100 điểm ngập, tiền đầu tư càng lớn thì số điểm ngập càng tăng”, một đại biểu thắc mắc.
Chính đại diện Trung tâm chống ngập cũng thừa nhận hiện nay nỗ lực chống ngập của thành phố chưa đạt kết quả như mong muốn.
Trả lời câu hỏi về tính hiệu quả của các dự án chống ngập tỷ đô mà TP HCM đang xây dựng, đại diện Đại học Bách khoa lý giải phải cần có một thời gian dài để các hệ thống cống kết nối với nhau phát huy thoát nước tối đa.
Chuyên gia Trần Minh Quang cho rằng, đê và cống chủ yếu nên xem xét xây dựng ở ven biển để chống nước biển dâng theo từng giai đoạn. Qua đó, đảm bảo mục đích khống chế mực nước biển dâng, chống xâm nhập mặn, đảm bảo thoát nước và giao thông thủy.
-----------------
Kiểu này là mấy anh em mình lo dần là được rồi !!!
TP HCM sẽ thành đảo nếu nước biển dâng thêm 0,5 mét' “Nếu không có dự án kiểm soát triều, TP HCM sẽ chỉ còn 2 cái đảo ở những vùng cao khi nước biển dâng lên 0,5 mét nữa”, ông Hồ Long Phi, Đại học Bách Khoa TP HCM cảnh báo tại hội thảo ngày 24/6.
Nguy cơ Sài Gòn có thể biến thành đảo khi nước biển dâng cao đã từng được các chuyên gia công chính cảnh báo, thành phố cũng đã lên kế hoạch ứng phó song hiệu quả cụ thể chưa cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, không riêng gì TP HCM, nếu nước biển dâng một mét, 20% lãnh thổ Việt Nam sẽ bị nhấn chìm và 20 triệu dân mất nhà cửa.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Dương Ngọc Hải , Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cho rằng, khí hậu nhiệt đới gió mùa hai miền tương đối thấp so với mặt nước biển là bất lợi. TP HCM là một trong 10 thành phố lớn trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề với hiện tượng nước biển dâng.
Theo các chuyên gia, TP HCM hiện đối mặt với 2 vấn đề từ thiên nhiên là triều dâng cao và lưu lượng mưa tăng khiến người dân luôn phải sống chung với ngập lụt trong nhiều năm nay. Điều báo động là mối hiểm họa này đang ngày lớn mạnh hơn.
Các số liệu của các cơ quan khí tượng thủy văn cho thấy, mực nước biển ở Vũng Tàu tăng khoảng 0,8 cm một năm, sông, kênh của TP HCM tăng đến 1,5 cm mỗi năm. Tháng 11 năm ngoái, triều cường tại Sài Gòn đạt mức1,54 m cao nhất trong 49 năm qua, một tháng sau đó, đỉnh triều lại thiết lập mức kỷ lục mới 1,55 m.
Những cơn mưa lớn có lưu lượng năm sau luôn vượt năm trước khoảng 0,8 mm. Trước đây, ở thành phố, 5 năm mới có những cơn mưa trên 100 mm thì nay chỉ 3 năm đã thấy xuất hiện, cơn mưa có lượng nước khoảng 100 mm thì hầu như năm nào cũng có.
“Trận mưa ngày 7/3 lưu lượng lên đến 117 mm, trong lịch sử chỉ có năm 1993 (lượng mưa 132 mm) là một điều thực sự đáng báo động”, ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố dẫn chứng.
Nhìn thấy thảm họa do nước biển dâng làm tăng khả năng ngập úng đô thị nhấn chìm thành phố nhưng nhiều chuyên gia cho rằng TP HCM đang có vấn đề với các dự án chống ngập hàng tỷ đô. [/b]
Theo ông Hồ Long Phi, Đại học Bách Khoa TP HCM, các thiết kế cống của những dự án chống ngập hiện nay tại TP HCM dù đang thi công và chưa đưa vào sử dụng nhưng đã dần trở nên lỗi thời. “Tình trạng biến đổi khí hậu sẽ rất nhanh chóng làm cho các thiết kế chống ngập hiện nay lạc hậu, điều gì xảy ra khi đưa vào sử dụng trong nhiều năm tới. Nếu không có dự án kiểm soát triều, TP HCM sẽ chỉ còn 2 cái đảo ở những vùng cao khi nước biển dâng lên 0,5 m nữa”, ông Phi nói.
Mặt khác, ông Phi cũng khẳng định khi tất cả dự án chống ngập hiện nay đưa vào sử dụng thì TP HCM cũng chỉ giảm được khoảng 50% điểm ngập. “Năm 1980, thành phố chỉ có 10 điểm ngập đến năm 2008 là gần 100 điểm ngập, tiền đầu tư càng lớn thì số điểm ngập càng tăng”, một đại biểu thắc mắc.
Chính đại diện Trung tâm chống ngập cũng thừa nhận hiện nay nỗ lực chống ngập của thành phố chưa đạt kết quả như mong muốn.
Trả lời câu hỏi về tính hiệu quả của các dự án chống ngập tỷ đô mà TP HCM đang xây dựng, đại diện Đại học Bách khoa lý giải phải cần có một thời gian dài để các hệ thống cống kết nối với nhau phát huy thoát nước tối đa.
Chuyên gia Trần Minh Quang cho rằng, đê và cống chủ yếu nên xem xét xây dựng ở ven biển để chống nước biển dâng theo từng giai đoạn. Qua đó, đảm bảo mục đích khống chế mực nước biển dâng, chống xâm nhập mặn, đảm bảo thoát nước và giao thông thủy.
-----------------
Kiểu này là mấy anh em mình lo dần là được rồi !!!