Hạng B2
1/12/20
203
804
93
52
Lượng xe đăng kiểm sụt giảm nghiêm trọng, trong khi giá dịch vụ kiểm định đã không đổi 10 năm qua khiến nhiều trung tâm đăng kiểm lao đao.

Không còn tình trạng xe xếp hàng dài, hàng loạt trung tâm đăng kiểm kêu lỗ, nguy cơ đóng cửa


Lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi tháng

Không còn tình trạng xe xếp hàng dài chờ, đăng kiểm viên tranh thủ từng phút để kiểm định xe như cách đây chừng 2 tháng, tại hầu hết trung tâm đăng kiểm trên cả nước hiện nay luôn trong tình cảnh vắng vẻ.

15h chiều Trung tâm Đăng kiểm 1701D (Thái Bình) đã hết khách. Khoảng sân rộng hàng nghìn m2 trống hoác.

Cổ phần hoá từ năm 2020, thời điểm đó, Trung tâm Đăng kiểm 1701D gần như phải đầu tư trang thiết bị hoàn toàn mới để theo kịp với tiến bộ khoa học, đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cho người dân.

Kinh phí đầu tư ban đầu gần chục tỷ đồng, vẫn chưa kịp hoàn vốn. Để duy trì vận hành, ông Phạm Văn Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đăng kiểm 1701D cho biết, mỗi tháng, đơn vị này phải trả tiền thuê đất khoảng 100 triệu đồng, tiền điện (tính theo giá điện kinh doanh) khoảng 50 triệu đồng, lương cho 25 nhân viên (bao gồm cả đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ, bảo vệ, tạp vụ) trung bình 250 triệu đồng, chưa kể tiền lãi ngân hàng, tiền khấu hao thiết bị máy móc, tổng chi khoảng 500 triệu đồng.

“Phải kiểm định ít nhất 100 xe/ngày mới đủ trang trải chi phí hoạt động, chưa tính lãi. Thế nhưng, kể từ ngày 3/6, khi Thông tư 08/2023 có hiệu lực, cho phép tự động giãn chu kỳ kiểm định xe không kinh doanh vận tải đến 9 chỗ ngồi, lượng xe đến trung tâm lập tức giảm từ 80 xe mỗi ngày xuống chỉ còn 20-30 xe, khiến đơn vị rơi vào cảnh thu không đủ chi, từ tháng 7/2023 đến nay, mỗi tháng ước chừng lỗ khoảng 150 triệu đồng”, ông Thanh cho hay.

Không còn tình trạng xe xếp hàng dài, hàng loạt trung tâm đăng kiểm kêu lỗ, nguy cơ đóng cửa


Đăng kiểm viên và nỗi lo cơm áo gạo tiền

“Hơn tháng nay, vợ chồng tôi phải gửi hai con nhờ ông bà ngoại nuôi bởi thu nhập bấp bênh”, anh T - một đăng kiểm viên tại Trung tâm Đăng kiểm ở Hà Nội chia sẻ với PV.

Anh cho biết, do lượng xe kiểm định giảm, doanh thu không đảm bảo, từ tháng 7/2023, trung tâm đăng kiểm nơi anh làm việc buộc phải cho nhân viên nghỉ luân phiên, cắt giảm chi phí. Điều này, đồng nghĩa với việc, mỗi tháng, số tiền anh T đưa về cho vợ lo sinh hoạt gia đình chỉ còn khoảng 5-6 triệu đồng. Trong khi đó, vợ anh - một nhân viên văn phòng, lương mỗi tháng cũng vỏn vẹn 8-9 triệu đồng.

“Con lớn của tôi năm nay vào cấp 3, tuần trước, hai vợ chồng phải đi vay mượn mới có tiền mua điện thoại, xe máy điện chuẩn bị hành trang cho con đến trường. Nếu tình trạng này kéo dài, có lẽ tôi không thể gắn bó với ngành”, anh T quay mặt, che đi đôi mắt dần đỏ hoe.

Nhiều đăng kiểm viên khác cũng như anh T đang chật vật để trang trải cuộc sống với mức lương chỉ còn 5-6 triệu đồng/tháng ở Hà Nội, nhiều gia đình phải gửi con về quê cho ông bà, số khác phải sử dụng đến cả tiền tiết kiệm để lo toan sinh hoạt bởi chỉ riêng tiền thuê nhà đã chiếm gần hết số lương ít ỏi, chưa kể còn trăm khoản khác phải lo.

Lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm tư nhân ở Hà Nội cho biết, từ tháng trước, đã có 3 đăng kiểm viên xin nghỉ không lương, số còn lại làm cầm chừng, nghỉ luân phiên bởi quá vắng xe.

“Anh em đăng kiểm viên rất tâm lý, nhiều người bày tỏ ý định muốn nghỉ việc sau những áp lực từ cuộc khủng hoảng sai phạm trong ngành, lại thêm việc thu nhập bấp bênh do ế ẩm. Có đăng kiểm viên chưa lập gia đình, đơn vị hỗ trợ bố trí chỗ nghỉ, sinh hoạt ở trung tâm để tiết kiệm tiền thuê nhà”, vị lãnh đạo này kể và cho biết, ông rất trăn trở làm sao để giữ người, bởi có thể chỉ khoảng 3 tháng nữa, nhu cầu của người dân sẽ tăng cao trở lại khi hết thời hạn giãn chu kỳ kiểm định.

Không còn tình trạng xe xếp hàng dài, hàng loạt trung tâm đăng kiểm kêu lỗ, nguy cơ đóng cửa


“Đến lúc đó, số đăng kiểm viên nghỉ không lương, rồi cả đăng kiểm viên đang nhận chỉ với 1/2 mức lương như hiện nay có lẽ cũng khó trụ lại, thậm chí, nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc có khi phải đóng cửa do không thể cầm cự”, lãnh đạo trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội xót xa nói.

Tại Thái Nguyên, ông Trần Ngọc Hiếu, Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 2007D cũng cho biết, dù không mất chi phí đi thuê đất nhưng với lượng xe kiểm định mỗi ngày chỉ còn từ 20 – 30 xe, đơn vị này cũng không đủ chi phí để trả lương cho nhân viên. Thậm chí, do vắng xe, phải nghỉ cả thứ bảy để tiết kiệm chi phí.

Cấp thiết tăng giá kiểm định

Lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nhấn mạnh: Khó khăn lớn nhất của các trung tâm đăng kiểm hiện nay là tài chính. Khi Thông tư 02/2023 có hiệu lực quy định miễn đăng kiểm lần đầu ô tô mới đã khiến doanh thu các đơn vị đăng kiểm bị sụt giảm mạnh.

“Trước đây, mỗi tháng đơn vị kiểm định khoảng 200 ô tô mới, giá dịch vụ kiểm định khoảng 50 - 60 triệu đồng, có đơn vị kiểm định 600 xe mới (chủ yếu là ô tô con) mang về khoản thu 150 triệu đồng. Nhưng đến nay chỉ còn con số 0 tròn trĩnh. Trong khi đó, vẫn phải chi phí trả lương cho nhân viên, đăng kiểm viên thực hiện lập hồ sơ phương tiện, in ấn, cấp tem kiểm định cho người dân”, vị lãnh đạo này nói và cho biết: Cần thiết bổ sung mức giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện cho ô tô mới để các đơn vị đăng kiểm có thêm khoản thu chi trả lương cho nhân viên thực hiện công tác này.

Bên cạnh đó, 10 năm qua, giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới chưa thay đổi trong khi các yếu tố cấu thành lên giá dịch vụ đều đã tăng, đặc biệt là chi phí tiền lương, chi phí điện, nước và nhiều chi phí khác.

“Việc tăng giá dịch vụ kiểm định là biện pháp căn cơ, quan trọng, gần như là biện pháp cuối cùng, nếu không các trung tâm đăng kiểm không thể hoạt động nổi trong bối cảnh hiện nay", ông Hoan nhận định.

Không còn tình trạng xe xếp hàng dài, hàng loạt trung tâm đăng kiểm kêu lỗ, nguy cơ đóng cửa


Đồng quan điểm, ông Trần Nguyên Sinh, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 2908D (Hà Nội) cho biết, đến thời điểm hiện nay doanh thu đơn vị đã giảm tới 80%.

"Doanh nghiệp đăng kiểm đang gồng mình vượt qua khó khăn nhưng không thể kéo dài lâu, nếu không có kinh phí rất khó giữ đăng kiểm viên. Việc tăng giá kiểm định thực sự rất cấp thiết”, ông Sinh nói.

Một lãnh đạo trung tâm đăng kiểm khác cho rằng, trường hợp còn vướng mắc trong điều chỉnh giá dịch vụ kiểm định, trước mắt, nên ban hành giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện cho ô tô mới bởi đây là khoản thu chính đáng, để san sẻ gánh nặng chi phí với các trung tâm, dù chỉ là một phần nhỏ. Song song với đó, tiếp tục có biện pháp để tăng giá dịch vụ kiểm định một cách nhanh nhất.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch đầu tư, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, sản lượng kiểm định so với cùng kỳ của các trung tâm đăng kiểm hiện nay chỉ đạt 50%-60% công suất. Việc thực hiện chính sách miễn kiểm định lần đầu và giãn chu kỳ kiểm định nhiều loại xe là lý do lượng xe đi kiểm định ít, doanh thu các trung tâm đăng kiểm sụt giảm. Trong khi đó, các chi phí khác đều tăng khiến các trung tâm đăng kiểm gặp khó khăn.

Từ đầu năm 2023 khi Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng phương án tăng giá dịch vụ kiểm định, Bộ GTVT, Bộ Tài chính đều ủng hộ nhưng đề nghị mức tăng vừa phải trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Phương án tăng 26-28% được các bộ nhận định là hợp lý để các trung tâm đăng kiểm bù đắp chi phí tối thiểu.

Hiện Cục Đăng kiểm đang tính phương án đề xuất Bộ GTVT ban hành mức giá cụ thể về dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo Luật Giá hiện hành với mức tăng từ 26-28%. Đến ngày 1/7/2024 khi Luật Giá (sửa đổi) có hiệu lực sẽ quy định ban hành giá tối đa.

 
9/5/16
4.095
4.268
113
Bình Phước
Có mỗi cái dịch vụ thôi mà kêu la ca thán. Thời buổi thị trường rồi, cái nhu cầu tăng thì giá tăng, nhu cầu hạ thì giá hạ. Ở đâu là kêu ca là không có khách mà đòi tăng giá vậy. Bao nhiêu năm trời đem cái xe mới kính coong ra đo đo sờ sờ lấy tiền, giờ không được thì than với thở. chỉ riêng một tỉnh vùng núi thôi, đã 1 tháng đăng ký hơn 500 xe mới, chưa kể xe cũ tới hạn..., rồi bôi trơn xe cũ mỗi xe du lịch 2 xị, tải 5 xị đến 1 vài chai...Lúc đó ngập ngụa lên thì không thấy than thở gì.