iLike nói:Thang máy của cao ốc 30 tầng được chia làm 2 loại: loại đi từ tầng 1 đến tầng 2, 3, 4, ….15, và loại có thể đi từ tầng 1 xuyên qua 15 tầng sau đó dừng các tầng 16, 17, 18, …. 30. Tại sao người ta lại chia vậy? phải chăng họ muốn giảm thời gian tiêu tốn trong thang máy cho người đi lên xuống các tầng cao, tránh cho họ phải dừng thang khi qua các tầng thấp? Và thực hiện vận hành như vậy cũng làm giảm chi phí trong điều kiện số người đi thang máy đủ đông để chia nhiều loại thang
Thêm ví dụ khác từ Đại lộ Đông Tây (HCM), một con đường 12km (hiện tại) làm giảm thời gian trung bình giữa Bình Chánh – Sài Gòn từ 45’ xuống 12 phút. Nguyên nhân nào làm cho tốc độ trung bình đường Đông Tây cao hơn các đường khác: Chính là Tăng diện tích mặt đường và giảm các nút giao cắt đồng cấp.
Nhân chuyến đi xuyên qua đường hầm Hải Vân hè vừa rồi, nhận thấy ban quản lý Hầm Hải Vân áp dụng một phương pháp rất hiệu quả để giảm tải cho đường hầm vốn chỉ có hai làn ngược xuôi: KHÔNG LƯU HÀNH XE GẮN MÁY VÀ XE THÔ SƠ => Tăng lưu lượng xe do tối đa hóa tốc độ chung trong cùng làn giao thông
Trên đường về SG, suy gẫm về tình hình đường Quốc Lộ 1 (và cũng là tình hình chung của đường xá Việt Nam):
1. Chỉ vài cái xe máy, cái chạy tốc độ 40km/h cái chạy tốc độ 60km/h, mà mất hẳn một làn trong dành cho xe máy (thậm chí xe máy còn lạng lách lấn làn ngoài để đi tốc độ 80km/h gây nguy hiểm cho phương tiện khác, nhưng đây chỉ là cá biệt và không được cho phép nên em không đề cập nữa), xe tải đi tốc độ 60km/h không dám đi vào lane trong, vì lách ra lách vào cũng dễ gây tai nạn nên cứ đủng đỉnh đi làn ngoài, xe khách và xe du lịch muốn giữ tốc độ 80km/h phải tìm cách vượt xe tải, vượt phải thì gây nguy hiểm cho xe máy, vượt trái thì nguy cơ đấu đầu xe ngược chiều (đây là nguyên nhân chính cho hang loạt tai nạn thảm khốc vài năm trở lại đây)
2. Thị trấn thị tứ tràn ra đường quốc lộ, chỉ vài năm sau khi di dời đường cũ ra đường tránh thì lại trở lên đông đúc và lại tiếp tục dời đường. Đường QL1 mà cứ khoảng 10-15km một thị trấn, 5km gặp một thị tứ or một khu đông dân cư cần giảm tốc độ xuống 50km/h (từ SG đi Phan Thiết mà bác chạy tốc độ bình quân 80km/h thì tốn bao lâu? 2.5h thôi, nếu là 100km/h thì bác chỉ tốn có hơn 2h. Thực tế hiện nay thì bác phải chạy 5-6 tiếng lận, thật là mất thời gian và tiền của xã hội cho việc lưu thông châm)
=> Cần tách riêng hai khái niệm: đường làm ra để xe chạy liên tỉnh và đường để phát triển kinh tế xã hội từng khu vực.
Từ đó chợt nảy ý tưởng: Cấm lưu hành xe máy và xe thô sơ trên đường Quốc Lộ 1 để đẩy nhanh giao thông Bắc Nam và những tỉnh nằm dọc đường QL1. Làm như vậy tức là ta biến hơn 2,000km QL1 trở thành đường cao tốc như SG-TL, cũng có được 2 làn đường cho mỗi chiều lưu thông, cũng có hai cấp tốc độ 60-80 & 80-100 không phân biệt xe du lịch hay xe tải, xe buýt …
- Có thể bác sẽ đặt câu hỏi: Vậy giải quyết vấn đề xe máy như thế nào? Xin thưa, hãy làm như Hầm Hải Vân, xe máy muốn di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh nọ qua đường QL1, hãy mua vé xe tải để chở xe và người thì đi xe bus
- Vâng, lại có bác hỏi: Nhà tui ngay mặt đường QL1 tui phải đi như thế nào nếu không cho xe máy tham gia giao thông? Nếu đi phương tiện khác ngoài ôtô, các bác vui lòng đi đường khác (đường nào thì tự mỗi tỉnh, thành, thị trấn, thị tứ tự đầu tư cho dân địa phương mình đi …). Làm được như vậy thì sẽ không còn cảnh lập chợ buôn bán trên đường QL1, không còn cảnh chòm xóm rủ nhau ra mặt đường QL1 để xây nhà mặt tiền buôn bán. Chấm dứt cảnh thị tứ, thị trấn lấn chiếm đường QL và tương lai thị tứ sẽ nằm trong xóm làng chứ không phải trải dài men sát “trục lộ cao tốc”.
- Thế nào cũng có bác đặt vấn đề: Toàn dân đi xe máy, cấm sao được mà cấm, mất lòng dân là mất tất cả! Vấn đề chính nằm ở đây, tuyên truyền để toàn dân ủng hộ trước mắt thì áp dụng trên đường QL1, sau đó thì nhân điển hình ra đường liên tỉnh. Giảm tai nạn giao thông, tăng tốc độ lưu thông là hai điểm chính cần nhấn mạnh khi thúc đẩy tuyên truyền một cách có hệ thống
- Hệ thống kiểm soát dựa trên hệ thống kiểm soát hiện có,
- So sánh với việc thực hiện dự án đường tàu siêu tốc Bắc Nam, em thiết nghĩ việc này rẻ hơn rất nhiều, hiệu quả không bằng nhưng chắc chắn cải thiện rất lớn. Thử hình dung đi từ SG tới Hà nội chỉ mất 20 tiếng đường bộ, bác thấy khả thi và đáng làm không
Mời các bác ném đá để em hoàn thiện trước khi đi đăng ký bản quyền cái ý tưởng này ạ
Chào bác,
Em là người làm khoa học, nghiên cứu về xây dựng cơ bản, thuần túy về lý thuyết và học thuật, chưa ứng dụng ngay được; nhưng phải nói ý tưởng của bác rất hay. Thông thường, công việc của em cũng phản biện rất nhiều ý tưởng nhưng em thấy chưa đâu vào đâu cả, Bác dựa vào khái niệm sự vận hành thang máy để suy ra em thấy sự chặt chẽ của nó; Nếu em là người phản biện những ý tưởng này thì chắc chắn được đánh giá cao và động viên nghiên cứu chi tiết hơn nữa.
Ah, nhưng bác làm nghề gì vậy, sao có ý tưởng hay thế...
Chúc bác khỏe.