Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trong các cuộc chiến tranh thời hiện đại, vai trò của không lực rất quan trọng. Vn nhiều năm nay chuyên sử dụng máy bay Nga, và có thể trong tương lai vài chục năm tới sẽ không thay đổi.
Mục đích của topic này là cùng so sánh 1 phần nào đó khả năng của không quân Nga- Mỹ thông qua những máy bay hiện có của họ, đồng thời thông qua chiến lược của không quân 2 nước. Các bác có thông tin xin tự nhiên góp ý để topic thêm phong phú.

Đầu tiên xin giới thiệu khái quát về các thế hệ máy bay, thông tin đầy đủ các bác xem trên wiki. Mục đích để cho dễ hình dung các mốc thời gian phát triển.
Máy bay được xếp hạng là máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ tư là những chiếc được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ 1980-2010, thể hiện những khái niệm thiết kế của thập kỷ 1970. Những bản thiết kế thế hệ thứ tư bị ảnh hưởng nhiều từ những bài học có được từ những thế hệ máy bay chiến đấu trước đó. Những chiếc đại diện cho thế hệ này gồm loạt máy bay chiến đấu "mới" của Hoa Kỳ (F-14, F-15, F-16, và F/A-18) cùng những chiếc MiG-29 và Su-27 của Sô viết.
Giá thành ngày càng cao cộng với những thành công rõ ràng của những chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng như F-4 Phantom II khiến những chiếc máy bay loại này ngày càng trở nên phổ biến. Những tên lửa không đối không tầm xa, trước kia được cho là đã khiến những trận không chiến tầm gần trở thành dĩ vãng, đã được chứng minh là mang lại ít hiệu quả hơn mong đợi; vì thế các nhà thiết kế đã quay sang nhấn mạnh trên khả năng thao diễn.

Sự tiến bộ nhanh chóng của máy vi tính trong thập kỷ 1980 và 90 đã cho phép nâng cấp liên tục các ứng dụng điện tử vào máy bay trong suốt quãng đời hoạt động của chúng, các hệ thống mới được tích hợp thêm như Mạng quét điện tử tích cực (AESA), kênh điện tử số (digital avionics buses), và tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST).

Nhờ những cải tiến tăng cường tính năng, những chiếc máy bay đó và những bản thiết kế mới trong thập kỷ 1990 đã có thêm nhiều khả năng mới, thỉnh thoảng thuật ngữ thế hệ thứ 4.5 được sử dụng để chỉ những chiếc máy bay loại này. Và thuật ngữ này cũng mang chủ đích phản ánh một lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đã được tích hợp những cải tiến mang tính cách mạng như các kênh điện tử tích hợp và những yếu tố tàng hình khác.

Ví dụ đầu tiên của thế hệ này là chiếc F/A-18E/F Super Hornet, một phiên bản cải tiến của chiếc Hornet thập kỷ 1970. Chỉ riêng các tính năng khí động học căn bản vẫn giữ như cũ, các bộ phận khác đều được cải tiến: buồng lái toàn kính, radar AESA trạng thái rắn mạng pha chủ động, động cơ mới, các vật liệu khung bằng composite nhằm giảm trọng lượng và hình dạng hơi được sửa đổi để giảm diện tích phản hồi radar.

Dưới đây là giá xuất khẩu các máy bay, dùng để tham khảo cho vui. Vì việc quyết định 1 chiếc máy bay không phải chỉ có giá, còn có chi phí bão dưỡng, tần xuất bão dưỡng...Tuy giá ngày nay có biến động nhưng căn bản loại rẽ thì sẽ rẽ, loại mắc thì vẫn mắc.

MiG-29 '98 US$ 27 triệu
Sukhoi Su-27US$ 24 triệu
Sukhoi Su-30 US$ ~38 triệu (nhiều phiên bản)
Sukhoi Su-30K cho Indonesia: '98 US$ 33 triệu
Sukhoi Su-30MKK/MK2 cho Trung Quốc: '98 US$ 38 triệu
Sukhoi Su-30MKI cho Ấn Độ, phiên bản được quy định rất cụ thể: '98 US$ 45 triệu
Sukhoi Su-30MKM cho Malaysia, một biến thể của phiên bản cho Ấn Độ: '03 US$ 50 triệu
F-15 Eagle '98 US$ 43 triệu
F-16 Fighting Falcon các model cuối khoảng năm '98 US$ 25 triệu
F/A-18 Hornet E/F model '98 US$ 60 triệu
F-22 Raptor Tổng chi phí chương trình '06 US$ 338 tỷ, dựa trên số lượng sản xuất 183 chiếc (Đơn giá hiện khoảng US$ 130 triệu)
F-35 Lightning II:
F-35A US$ 45 triệu
F-35B > US$ 100 triệu '06
F-35C US$ 55 triệu

Sau đây em sẽ từng bước so sánh những máy bay của Nga-Mỹ. Sẽ rất không công bằng nếu lấy F22 ra so với Su 35. Vì vậy với những máy bay thế hệ 5, sẽ chỉ có sự phân tích tính năng và ưu thế. Chủ yếu vẫn là so sánh thế hệ 4, 4.5 giữa Sukhoi Flanker và F/A 18E/F Super Hornet, hoặc F16. ưừ đó hy vọng sẽ hiểu phần nào trường phái quân sự của 2 nước, Mỹ đi theo cuộc chiến tàng hình, Nga đi theo khả năng tác chiến tầm xa...
 
Hạng D
28/7/08
2.279
3.718
113
Em cũng chờ bác ạ! :D

Mà bác nhớ có phần về vũ khí của các máy bay này nữa bác nhé!
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
Theo e nghĩ, công năng của mỗi loại vũ khí còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và chiến lược phát triển quân sự của từng quốc gia. Theo em Giữa Nga và Mỹ có khác biệt lớn về chiến lược do đó cũng ảnh hưởng nhiều đến số lượng cũng như tính năng của mấy em đó, rất khó so sánh ( kể cả hải quân, tăng, phòng không..... )
Tuy nhiên, nếu không so sánh Nga >< Mỹ thì lấy ai so sánh bây giờ :))

41.gif
ủng hộ bài của bác SVG trước đó :D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Đầu tiên xin so sánh khái quát giửa Sukhoi Flanker và Super Hornet. Thực ra phải so sánh với Mig 29 hoặc Mig 35 mới đúng với vai trò, tính năng của F18. Tuy nhiên mục đích topic là viễn cảnh thực trong cuộc chiến, Mỹ có thể dùng máy bay hạng nhẹ ở tàu sân bay, nhưng đối phương (Nga, TQ chẳng hạn) sẽ dùng máy bay hạng nặng, xuất kích từ sân bay trong đất liền để đánh chặn.

F/A-18E/F Super Hornet là một máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công, được bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999. F/A-18E/F Super Hornet có kích thước lớn và hiện đại hơn so với F/A-18C/D Hornet.
Lý do em so sánh F18 với Klanker vì vai trò của F18 sẽ rất quan trọng trong chiến lược của hải quân Mỹ. F18 được sử dụng trên tàu sân bay. Mà cuộc chiến của Mỹ trong tương lai phần nhiều sẽ do tàu sân bay đảm trách. Nhiều người dự báo nếu có 1 cuộc sung đột lớn xảy ra trong tương lai, thì nó phải liên quan tới vùng Thái Bình Dương. Nơi có hạm đội mạnh nhất của Mỹ trú quân. Từ F 18 chúng ta sẽ tìm hiểu người thay thế - F35 sẽ có ưu thế gì trong cuộc chiến ở thì tương lai.

F18E/F dù có tên gọi giống với F18C/D nhưng nó là bản thiết kế hầu như hoàn toàn mới. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Hải quân Mỹ có 1 dự án quan trọng là máy bay A 12 Avenger II. Tuy nhiên vấn đề chi phí và kỹ thuật phức tạp làm cho kế hoạch bị hủy bỏ. Hải quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cần 1 máy bay thay thế F14 Tomcat đã cũ. Nhưng loại F 18C/D lại không có nhiều ưu thế. F 18 E/F ra đời trong hoàn cảnh đó. 1 máy bay mới hiện đại đủ sức giúp hải quân Hoa Kỳ chiếm ưu thế trên không, bảo vệ hạm đội... Tạo bước đệm để chờ F 35 hoàn thiện.

Thiết kế mới của F18 E/F làm cho nó có kích thước lớn hơn hẳn loại F18 cổ điển. Cấu trúc khung cũng như thể tích thùng nhiên liệu, cánh hay động cơ đều mới hoàn toàn. Điều đó giúp F18E/F có tầm tác chiến xa hơn, trang bị hiện đại hơn.

So sánh về thông số.
F18E/F

Wing area: 500 ft² (46.45 m²)
Empty weight: 30,600 lb (13,900 kg)
Loaded weight: 47,000 lb (21,320 kg) (in fighter configuration)
Max takeoff weight: 66,000 lb (29,900 kg)
Powerplant: 2× General Electric F414-GE-400 turbofans
Dry thrust: 14,000 lbf (62.3 kN) each
Thrust with afterburner: 22,000 lbf (97.9 kN) each
Maximum speed: Mach 1.8+ (1,190 mph, 1,900 km/h) at 40,000 ft (12,190 m)
Range: 1,275 nmi (2,346 km) clean plus two AIM-9s
Combat radius: 390 nmi (449 mi, 722 km) for interdiction mission

Su 27Pu/Su 30:

Wing area: 62.0 m² (667 ft²)
Empty weight: 17,700 kg (39,021 lb)
Loaded weight: 24,900 kg (54,900 lb)
Max takeoff weight: 34,500 kg (76,060 lb)
Powerplant: 2× AL-31FL low-bypass turbofans
Dry thrust: 7,600 kgf (74.5 kN, 16,750 lbf) each
Thrust with afterburner: 12,500 kgf (122.58 kN, 27,560 lbf) each
Maximum speed: Mach 2.0 (2,120 km/h, 1,320 mph)
Range: 3,000 km (1,620 nmi) at altitude

Sukhoi 30 là phiên bản nâng cấp từ Su 27. Với nhiệm vụ mới, đòi hỏi tác chiến điện tử và nâng tầm bay xa hơn. Su 30 đã ra đời với 2 phiên bản là Su 30UB dùng để huấn luyện và Su 30PU nâng cao tính tăng tác chiến chỉ huy, có vai trò như 1 máy bay chỉ huy AWACS nhỏ.
Ngày nay Su 30 xuất khẩu với các tên gọi như Su 30MKI, MKV, MKM... chữ cái sau cùng đại diện cho tên nước. Có cả chục tên gọi, các bác có thể tìm hiểu thêm trên mạng.

Tới đây vẫn chưa nói lên được điều gì :D

Su 30MKI
000-Su-30K-1A.jpg




F 18
800px-FA-18_Super_Hornets_of_Strike_Fighter_Squadron_31_fly_patrol%2C_Afghanistan%2C_December_15%2C_2008.jpg
 
DNT
Hạng D
22/10/05
1.083
76
83
Phải đánh nhau mới biết được cứ dọa dẫm nhau trên web thì cũng chẳng ăn thua!
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
DNT nói:
Phải đánh nhau mới biết được cứ dọa dẫm nhau trên web thì cũng chẳng ăn thua!

Bác nói đúng quá nhưng mà ............ e hổng mong nó xảy ra
39.gif
. E sợ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
viktor nói:
Em cũng chờ bác ạ! :D

Mà bác nhớ có phần về vũ khí của các máy bay này nữa bác nhé!

Dĩ nhiên vũ khí sẽ là phần quan trọng nhất, vì tính năng máy bay xét theo 1 góc độ nào đó chỉ là hỗ trợ thôi. Chẳng hạn Su 30 có 1 chiêu quỷ khóc thần sầu đó là ngóc đầu lên rồi lộn ngược mà giang hồ gọi là rắn hổ mang- Pugachev Corba, do phi công thực hiện đầu tiên là Pugachev.
Tuy nhiên khi chiến đấu thực chúng ta mới biết sự cơ động của Nga, công với tầm rađa dài hơn có ăn khả năng tác chiến điện tử của Mỹ hay không (sau này công thêm tính năng tàng hình).

Máy bay Su 27 được xem là khởi đầu cho 1 kỷ nguyên mới của không quân Nga vì nó có khả năng cơ động rất tốt, bên cạnh đó hệ thống điện tử được xem khá hoàn thiện so với Mig 29 cùng thời kỳ (đó là lý do Mig bị tụt lại mặc dù trong vài thập niên 60-80s Mig mới là trụ cột không quân LX). Tuy nhiên nói về cuộc cách mạng trong thiết kế máy bay, Mỹ mới là nhà tiên phong. F 16 ra đời trước Su 27 đã có bước đột phá với thiết kế bất ổn định.
Lý do để xem nó là bước đột phá chính là nhờ bất ổn định máy bay mới có tính cơ động cao. Nó trái ngược với máy bay chở khách ngày nay.
Trước kia máy bay chiến đấu chủ yếu điều khiển bằng cơ, càng ổn định càng dễ điều khiển. Tuy nhiên nhờ tiến bộ khoa học mà việc thiết kế thay đổi. Máy tính đảm nhiệm vai trò điều khiển tính ổn định của máy bay. Không có máy tính thì phi công không còn thời gian để chiến đấu nửa.
Nhờ máy tính liên tục đưa ra tín hiệu để cân bằng máy bay giúp phi công dễ dàng điều khiển hơn. Nhở đó nguyên lý phi đối xứng được ứng dụng trong thiết kế. Su 27 được thiết kế phi đối xứng cả trục dọc và ngang ở góc mũi máy bay, giúp nó có những động tác nhào lộn ngoạn mục. Trong khi đó F16 thiết kế kiểu bất đối xứng theo trục dọc, giúp nó lật cánh dễ dàng.

Câu hỏi nhiều người đặt ra là vì sao Mỹ là nhà tiên phong trong thiết kế lại không chế tạo 1 máy bay thật cơ động, lượn như chim...Vì sao Nga lại theo đuổi mục tiêu là tính cơ động (những cuộc show hàng ở triển lãm chẳng phải chú trọng hết vào tính năng này hay sao). Chẵng lẽ Mỹ đang đi sai đường? Rất có thể...Mục đích bài viết chính là để trả lời những câu hỏi đó.

@ Bác củ cải lần này phải suất chiêu nhé.
Những điều bác nói hoàn toàn đúng. Vì khác nhau về chiến lược dẫn tới khác nhau về tính năng máy bay. Chúng ta cùng suy đoán đâu mới là chiến thuật hợp lý.
Có lẽ không thể trả lời được vì hiện tại 2 cường quốc vẫn theo đuổi mục tiêu của riêng mình. Câu trả lời có lẽ chỉ xuất hiện chính xác nhất là lúc Nga hoàn thành công nghệ tàng hình plasma, khi đó Mỹ sẽ chịu thua cuộc. Nhưng hiện nay Mỹ không tin vào tiềm năng của công nghệ này, họ theo đuổi công nghệ riêng.
Nhưng có 1 điểm chung đó là trong cuộc chiến tương lai, ai tàng hình tốt hơn người đó sẽ chiến thắng. 1 cuộc cách mạng nửa sẽ phải diễn ra, đi kèm đó là máy bay không người lái. Mỹ chưa phải đã thành công với F22, Nga chưa phải đã thất bại với plasma.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
DNT nói:
Phải đánh nhau mới biết được cứ dọa dẫm nhau trên web thì cũng chẳng ăn thua!

Hihi...đánh trực tiếp thì cũng có, nhưng chỉ thỉnh thoảng và trận chiến lại không cân xứng. Chẳng hạn từng có trận máy bay Su 27 bắn hạ Mig 29. Trong khi phi công Su 27 là phi công chính hãng (lính đánh thuê Nga). Nên kể ra cũng hơi bất xứng rồi. Kể thêm israel và khối Arap thì sẽ nhiều trận hơn, tiếc rằng tiêu chuẩn huấn luyện phi công của Israel lại quá cao, so với khối Arập thì cũng bất xứng nốt.

Ở đây có vài kết quả của Mỹ ở Iraq và Kosovo.
Các bác để ý tên lửa AIM 120 nhé. Nó chỉ có tầm 95km và dài nhất 130km (gọi là tên lửa tầm trung). Những bài sau sẽ đề cập tới những loại này. Mỹ hiện không có tên lửa tầm dài cỡ 300km như Nga. Vì sao như vậy?

AIM-120 COMBAT SUCCESS (US DoD)

Date Target Shooter Missile Location
27 Dec 92 MiG-25 F16 AIM 120A Iraq
17 Jan 93 Mig 23 F16 AIM 120A Iraq
28 Feb 94 Galeb F16 AIM 120A Bosina
24 Mar 99 Mig 29 F16 AIM 120B Kosovo
24 Mar 99 Mig 29 F15 AIM 120C Kosovo
24 Mar 99 Mig 29 F15 AIM 120C Kosovo
26 Mar 99 Mig 29 F15 AIM 120C Kosovo
26 Mar 99 Mig 29 F15 AIM 120C Kosovo
4 May 99 Mig 29 F16 AIM 120A Kosovo
 
Last edited by a moderator: