Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Iran trang bị cho "mèo đực" F-14 tên lửa nhái Phoenix của Mỹ

(Soha.vn) - Iran đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt các tên lửa không đối không mới Fakour 90 để trang bị cho tiêm kích F-14 Tomcat.

Chuyên gia quân sự Iran và các kỹ sư đã hoàn thành việc chuẩn bị để sản xuất hàng loạt các tên lửa chiến đấu trên không mới có tên gọi Fakour 90 để trang bị cho tiêm kích F-14 Tomcat của Không quân nước này, tashnimnews.com ngày 01 tháng 10 cho biết.

Fakour 90 được thiết kế để trang bị cho các chiến cơ F-14 của Iran.​
Phát biểu tại một hội nghị về sự phát triển của các loại tên lửa phóng từ trên không, được tổ chức tại Tehran vào thứ Ba tuần trước (01/10), Phó Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Iran Chuẩn Tướng Mohammad Hejazi khẳng định rằng các tên lửa này là tên lửa điều khiển tầm trung. Một số chuyên gia tin rằng tên lửa mới của Iran là một biến thể nâng cấp của tên lửa Mỹ AIM-54 Phoenix.
Những tên lửa Phoenix đã được sản xuất tại Mỹ kể từ năm 1966 để trang bị cho loại máy bay chiến đấu duy nhất – tiêm kích trên hạm F-14. Tên lửa có nhiều chế độ điều khiển khác nhau và có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 160 km với tốc độ 5 March.

AIM-54 Phoenix.
Ngày 25 tháng 9, Iran tuyên bố rằng đã tạo ra các biến thể hàng không của tên lửa hành trình Qader và Nasr với tầm bắn tương ứng lên tới 200 và 35 km. Những tên lửa này cũng sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu của Không quân Iran.
F-14 được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Iran (từ 1979 là Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran) trong thời kỳ cầm quyền của nhà vua Iran Mohammad Reza Pahlavi. Đó là biến thể F-14A – biến thể máy bay đánh chặn trong mọi thời tiết 2 chỗ cho hải quân Mỹ. Sự cải tiến đã thêm vào khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn. 545 chiếc F-14A đã được cung cấp cho hải quân Mỹ và 79 chiếc cho Không quân Iran.

F-14 của Không quân Iran.
Trong thời kỳ vua Shah nắm quyền ở Iran từ năm 1976 đến năm 1978, Không quân Iran đã nhận được 79 chiến đấu cơ trong tổng số 80 chiếc đặt hàng và 285 tên lửa AIM-54 A Phoenix trong tổng số 714 tên lửa đặt hàng.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran 1979 lật đổ vua Shah, chế độ của giáo chủ Ayatollah Khomeini đã dừng hầu hết các kế hoạch quân sự trước đó. Nhiều tàu chở hàng lớn đã phải nằm dưới sự giám sát, bao gồm cả những chiếc Tomcat của Iran. Chiếc Tomcat thứ 80 bị Hải quân hoãn trao cho Iran.

Các bác chém xem :D anh Iran này cũng giỏi đấy chứ
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Iran: F.14 từ 1979 đến giờ --> hơn 30 năm vẫn còn bay tốt, ặc ặc ặc
giống quan tài bay MIG 21 quá
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Đố: F-16C cần bao nhiêu thứ để dẫn đường, bắn các loại vũ khí thông minh như M61, AIM-9, AIM-120, Marverick, Harm :)...

Thôi để em trả lời đâu này luôn nhé: với M61 cần nguồn điện (electri power) và hệ thống thủy lực (hydraulic system) của máy bay điều khiển cấp nguồn hoạt động, thông qua bộ điều khiển điện tử (gun controller), AIM-9 sử dụng dẫn đường hồng ngoại thụ động, bằng HUD lock đuôi hoặc các thành phần nóng của máy bay địch, AIM-120 dùng radar của máy bay AN/APG-68 dẫn đường quán tính (giai đoạn này hầu như ko còn quan trọng chỉ đối vs AIM-7) sau đó tự động dò tìm bằng radar của nó, mà giờ thường là radar máy bay thấy rồi lock, pilot chỉ việc bắn tên lửa tự tìm mục tiêu. Marverick sử dụng giá nhắm mục tiêu (targeting pod) Sniper XR, HARM sử dụng HARM pod
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga phá thế độc tôn của "mắt thần" Mỹ</h1>(Vũ khí)- Nga hiện thua xa Mỹ về số lượng máy bay AWACS, vốn được mệnh danh là những "mắt thần" trên không, và đang tìm hướng đi nhằm cân bằng lực lượng.
Chủ đề về phát triển máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS) được làm nóng trở lại ở Nga khi mới đây Mỹ dự kiến huy động hàng loạt máy bay loại này như Boeing E-3 Sentry tham gia chiến dịch quân sự chống Syria.
Những chiếc máy bay AWACS của Mỹ đã từng chứng tỏ hiệu quả trong các cuộc chiến Nam Tư, Iraq, Afghanistan và nhiều điểm nóng khác trên thế giới.

Việc sở hữu quá ít máy bay AWACS so với Mỹ khiến Nga có thể gặp bất lợi trong những tình huống cụ thể.
Ở thời điểm hiện tại, Nga khó có thể chạy đua với Mỹ về số lượng nên chiến lược hiệu quả nhất là tập trung về chất lượng với việc sản xuất mẫu máy bay AWACS mới hiện đại hơn.

images1273771_A_50_Nga_baodatviet.vn.jpg
Máy bay AWACS A-50 của Nga
Nga hiện có tất cả 22 (có số liệu cho rằng chỉ còn 16 chiếc) máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không A-50 vốn được chế tạo từ thời Liên Xô cũ.
Mới đây, Không quân Nga đã nhận thêm 2 chiếc phiên bản nâng cấp A-50U và dự kiến chiếc thứ 3 sẽ được bàn giao vào cuối năm 2013. Tập đoàn Vega cho biết đang chờ ký hợp đồng cung cấp chiếc thứ 4 cho quân đội Nga và chiếc này đang trong giai đoạn lắp ráp.

Theo Phó Tổng công trình sư của tập đoàn Vega, ông Vartan Shakhgedanov, sự khác biệt cơ bản giữa A-50U và những chiếc A-50 thông thường là phiên bản nâng cấp được thay thế các thiết bị analog bằng các thiết bị kỹ thuật số.
Điều này sẽ giúp máy bay tăng cường khả năng phát hiện, bám mục tiêu và dẫn bắn cho các phương tiện vũ khí khác nhau.
images1273780_boeing_e_3_sentry_baodatviet.vn.jpg
Máy bay AWACS Boeing E-3 Sentry của Mỹ
Các chuyên gia Nga cho biết việc sử dụng máy bay AWACS sẽ giúp Nga tăng cường (nói cách khác là lấp khoảng trống) trường radar của nước này bởi trường radar của Nga hiện đang được thiết lập theo dải. Những năm qua, Nga cũng đã tăng cường các hoạt động huấn luyện máy bay AWACS để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau.
Từ năm 2011 đến nay, các máy bay AWACS của Nga đã thực hiện 150 chuyến bay huấn luyện và các nhiệm vụ đặc biệt, dẫn bắn hơn 1.000 lần cho không quân tiêm kích và cường kích tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không.
Những chiếc A-50 của nga dù được chế tạo từ cuối những năm 70 song hiện vẫn tỏ ra rất hữu dụng.

Theo kế hoạch, Nga sẽ từng bước hiện đại hóa phi đội AWACS với những chiếc A-50U được trang bị các tổ hợp kỹ thuật vô tuyến và hệ thống kỹ thuật số hiện đại hơn. Các chuyên gia Nga còn ví von, với cách làm này những chiếc A-50U của Nga có được “tuổi thanh xuân thứ hai”.
images1273773_A_50U_Nga_baodatviet.vn.jpg
Máy bay AWACS A-50U của Nga
Nhờ ứng dụng công nghệ mới và thay thế các thiết bị chuyên dụng, máy bay mới sẽ nhẹ hơn và tăng cường đáng kể tầm hoạt động cũng như thời gian trực chiến trên không.
Tại vị trí điều khiển tự động hóa của các sĩ quan trên máy bay được trang bị các màn hình tinh thể lỏng giúp thể hiện rõ ràng tình hình trên không trong khu vực tác chiến. Những màn hình này cũng cho phép phản ứng một cách linh hoạt trước mọi thay đổi và thậm chí cung cấp các số liệu tham khảo cần thiết để thao tác hiệu quả.

Việc nâng cấp đã thay đổi đáng kể các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay như tăng tầm phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển; tăng số lượng đối tượng có thể bám cùng lúc; nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin cũng như khả năng dẫn bắn tự động cho tiêm kích tấn công các mục tiêu trên không ở các tốc độ và độ cao khác nhau trong điều kiện có nhiễu.
images1273776_A_50_33_Nga_baodatviet.vn.jpg
Một chiếc A-50 mang số hiệu 33 của Nga
Các máy bay A-50 đã và đang được sản xuất tại tổ hợp nghiên cứu kỹ thuật hàng không Tagn (TANTK) mang tên Beriev. A-50 được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải Il-76MD với tầm bay 7.500 km và tốc độ tối đa 800 km/h. A-50 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 400 km; phân biệt các loại mục tiêu trên không, trên mặt đất và theo dõi đồng thời tối đa 300 đối tượng.

Hiện tại, TANTK đang hợp tác với tập đoàn Vega sản xuất phiên bản A-50U. Một trong những điểm đáng chú ý của phiên bản mới là được trang bị các tổ hợp radar hiện đại như Smel-M và Shmel-2, giúp tăng tầm bắt và bám mục tiêu.

A-50U có thể phát hiện các máy bay ném bom từ khoảng cách 650 km, tiêm kích từ khoảng cách 300 km, các mục tiêu mặt đất như đoàn xe tăng từ khoảng cách 250 km.

TANTK và tập đoàn Vega cũng đang nghiên cứu chế tạo máy bay AWACS hiện đại mang tên A-100 Premier trên nền tảng Il-476 (Il-76MD-90A) với động cơ PS-90A-76. Các chỉ số kỹ chiến thuật của A-100 sẽ được tăng cường gấp đôi so với A-50U khi được trang bị hệ thống dẫn đường kĩ thuật số, hệ thống điều khiển kỹ thuật số, anten mảng pha chủ động.
Tháng 8/2011, Tư lệnh Không quân nga Alexandr Zelin cho biết, chiếc A-100 đầu tiên sẽ được hoàn thành trước năm 2016. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định thời hạn này có thể bị chậm một năm.
images1273777_Il_76MD_90A_baodatviet.vn.jpg
Mẫu A-100 sẽ được chế tạo trên nền tảng siêu vận tải cơ Il-76MD-90A (Il-476)
Về nguyên tắc, A-100 là mẫu máy bay AWACS mới của Nga có thể vừa thực hiện các nhiệm vụ cấp chiến thuật-chiến dịch, vừa làm các nhiệm vụ chiến lược. Khi chế tạo mẫu máy bay này, Nga đã tính tới việc tăng cường hiệu quả tác chiến cả trong thời bình và trong thời chiến, trong giai đoạn bị đe dọa và trong thời gian tác chiến.
Máy bay đã được ứng dụng các giải pháp liên quan tới kỹ thuật tính toán hiện đại, các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực lý thuyết điều khiển tối ưu, nhận biết, phân loại và xử lý tín hiệu về không gian-thời gian.

А-100 chuyên dụng để phát hiện, nhận biết, phân loại và xác định tọa độ cũng như bám các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không, các loại phương tiện tấn công bằng tên lửa phi chiến lược của đối phương; chuyển các thông tin tình báo về các trạm chỉ huy các cấp, trong đó có các điểm điều khiển hỏa lực trên chiến hạm, các tổ hợp tên lửa phòng không mặt đất; điều khiển các loại máy bay tiêm kích, cường kích, ném bom, không quân đặc biệt và cả máy bay không người lái.
images1273778_E_2C_Hawkeye_baodatviet.vn.jpg
Máy bay E-2C Hawkeye của Hải quân Mỹ
Trong khi Nga hiện chỉ sở hữu từ 18-24 chiếc AWACS thì Mỹ đang có khoảng 100 chiếc loại này. Hai loại AWACS chính của Mỹ là Boeing E-3A/B Sentry (32 chiếc) và E-2C Hawkeye (55 chiếc) chưa kể các phiên bản cũ của hai loại này.
E-3 Sentry là máy bay AWACS của Không quân Mỹ, được nghiên cứu phát triển trong khoảng thời gian tương tự như A-50 của Nga (bắt đầu chuyển giao từ năm 1977). Trong khi đó, E-2C Hawkeye do hãng Northrop Grumman chế tạo cho Hải quân Mỹ từ cuối 1950, đầu 1960 và bắt đầu chuyển giao vào năm 1964.

E-2C Hawkeye có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn A-50 của Nga khi có tốc độ tối đa 650 km và tầm bay chỉ đạt 2.700 km.
Mỹ hiện đã nâng cấp E-2 Hawkeye thành phiển bản mới nhất là E-2D với khả năng tiếp dầu trên không nhằm tăng cường thời gian bay (từ 4,5-5 tiếng hiện nay), được trang bị radar mới tăng tầm phát hiện mục tiêu (từ 640 km hiện nay) và khả năng phối hợp tác chiến với các loại vũ khí khác.

E-3 Sentry có tính năng tốt hơn và được đánh giá tương đương A-50 của Nga. E-3 Sentry có tốc độ tối đa 855 km/h, tầm bay 7.400 km và có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách đến 650 km.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.525
113
ko hiểu sao máy bay của Nga hay có cái nộng bên dưới mũi và nữa dưới mũi lại bọc kính, có người nói bọc kính để navigator biết đường bay bên dưới.. lỡ ban đêm thì sao thấy đường?
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga chế tạo sở chỉ huy bay siêu đắt</h1>(Lực lượng vũ trang)- Nga tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sở chỉ huy trên không, xây dựng trên cơ sở máy bay hành khách Tu-214.
Sở chỉ huy đặc biệt này được chế tạo theo đơn đặt hàng của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) và được đánh giá là chiếc máy bay phi quân sự đắt giá nhất mà Tập đoàn chế tạo hàng không Kazan (KAPO) từng sản xuất. Giá thành của sở chỉ huy bay này là gần 2,7 tỷ rúp (khoảng 83,5 triệu USD).
Nga hiện cũng có hai “sở chỉ huy bay” trên cơ sở Tu-214 (Tu-214PU) dành cho Tổng thống. Tuy nhiên, giá mỗi chiếc Tu-214PU chỉ là trên 1,6 tỷ rúp (khoảng 51 triệu USD).
images1274281_Tu_214_VPU_baodatviet.vn.jpg
Đây là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc Tu-214VPU
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên được thực hiện ngày 23/9 song mới được công bố cho báo chí. Chiếc máy bay kiêm sở chỉ huy của FSB này được đặt tên là Tu-214VPU (các chữ cái sau viết tắt của cụm từ sở chỉ huy trên không). Máy bay mang số hiệu 523 và có số đăng ký RA-64523.

Tu-214VPU được chế tạo theo một hợp đồng ký kết vào tháng 12/2011. Theo lộ trình, các cuộc thử nghiệm để phê duyệt chiếc máy bay này sẽ kết thúc trước ngày 31/12/2013. Chỉ riêng giai đoạn này, FSB dự kiến chi trên 115.000 rúp (3.555 USD).
Ngoài ra, tham gia chế tạo Tu-214VPU trong giai đoạn 2 còn có hãng Tupolev theo một hợp đồng ký hồi tháng 4/2012 có trị giá 209 triệu rúp (6,4 triệu USD).
images1274283_Tu_214_khoang_lai_baodatviet.vn.jpg
Khoang lái của một chiếc Tu-214 hiện đại
Cố vấn của Chủ tịch KAPO, ông Vasil Kayumov, thì việc chuyển giao máy bay cho khách hàng hiện là ưu tiên hàng đầu của tập đoàn.

Các đặc điểm kỹ thuật của Tu-214VPU hiện chưa được tiết lộ, song có nhiều ý kiến nhận định tên gọi “sở chỉ huy trên không” cho thấy máy bay sẽ được sử dụng để chuyên chở các lãnh đạo của FSB và được trang bị các thiết bị liên lạc đặc biệt.

Máy bay Tu-214 là phiên bản của Tu-204 do hãng Tupolev sản xuất. Tu-214 được phát triển từ năm 1992 và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1996. So với Tu-204, Tu-214 có tải trọng lớn hơn và tầm bay xa hơn.
images1274285_Tu_214VPU_Nga_2_baodatviet.vn.jpg
Chiếc Tu-214 được cho là dùng để chuyên chở lãnh đạo FSB
Tải trọng thương mại của Tu-214 là trên 25.000 kg và tầm bay đạt 7.200 km. Với những cải tiến liên tục, phiên bản Tu-214D tiết kiệm nhiên liệu hơn, được bổ sung thêm 3 thùng nhiên liệu giúp tăng tầm bay tối đa của máy bay lên 9.200 km.

Về thông số kỹ thuật, Tu-214 dài 46,2 m, có sải cánh 42 m và cao 13,9 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 59 tấn, mang được 32 tấn nhiên liệu. Với hai động cơ TRDD PS-90A, máy bay có tốc độ hành trình 810-850 km, có thể chở được 210 hành khách hoặc 25.200 kg tấn hàng hóa.

Cho hỏi máy bay chỉ huy của Mỹ là gì nhĩ ? E-3 à !
 
Tập Lái
4/8/13
15
1
0
grenade nói:
ko hiểu sao máy bay của Nga hay có cái nộng bên dưới mũi và nữa dưới mũi lại bọc kính, có người nói bọc kính để navigator biết đường bay bên dưới.. lỡ ban đêm thì sao thấy đường?
Cái nọng dưới mũi tiếng Tây gọi là chin radome
Thứ này dùng để nhét radar thời tiết Groza ( weather radar IL-76MD ) còn bản tiếp dầu IL-78 gỡ bỏ , bản A-50 thì gắn 1 radar quét mặt đất Koopol ( ground mapping radar ) , bản vận tải IL-76TD cũng gở bỏ
Không lực Nga vs Mỹ


Dưới mũi bọc kính cho navigator office có thể quan sát được phía dưới máy bay và tiếp dầu
Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ


IL-76TD bay đêm nhìn dưới chỗ kính
Không lực Nga vs Mỹ


 
Last edited by a moderator: