- Status
- Không mở trả lời sau này.
Re: Khu phố 8888 và chém gió chuyên nghiệp và đầy văn hóa
Có những làng văn hóa oách hơn nữa nè:
http://kiemtranickanym.com/2012/04/anh-hai-huoc-viet-nam-lang-van-hoa/
em sửa tí hông thôi mấy bác lại bem em
Em thấy bình thường mà, vẫn đầy văn hóa bác ợ.choixongxu nói:chauhungvnpt nói:Cồn đó nằm tuốt bên Lào sẽ tính vào dịp khác.caty123 nói:Còn 1 cái nữa sao bác Hien không đưa lên?hienkts nói:Mời các bác lên kế hoạch đi off ở 2 cái cồn dễ thương này:
Hic thớt đầy văn hóa của Hội ta nó như thế này vậy sao????. Thôi đi nhậu vì ngồi bàn nhậu nhìn vào đây thích hợp hơn
Có những làng văn hóa oách hơn nữa nè:
http://kiemtranickanym.com/2012/04/anh-hai-huoc-viet-nam-lang-van-hoa/
em sửa tí hông thôi mấy bác lại bem em
Last edited by a moderator:
Re: Khu phố 8888 và chém gió chuyên nghiệp và đầy văn hóa
Lạm bàn về: chữ NHẪN
Em thấy ngày nay người ta dùng chữ NHẪN rất nhiều, có gia đình treo cả một chữ NHẪN to tướng ngay chổ trang trọng nhất trong nhà, hoặc trong phòng làm việc; có kẽ khắc cả chữ NHẪN theo lối chữ Tàu hoặc chữ Phạn lên thân thể; Trong giới yêu xe như anh em mình thì treo cả chữ NHẪN trong Cabin...có kẻ ở cuối xe treo thêm chữ TÂM nữa ?!
Vậy thì chữ NHẪN là gì và hiểu sao cho đúng quả là điều lý thú lắm thay!
Trong lịch sử cận đại, lối hành xử của các vĩ nhân, lãnh tụ theo chữ NHẪN là rất nhiều và đáng học hỏi. Đơn cử: Khi HCM sang Pháp đàm phán đã gửi gắm, dặn dò lại cho quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng một câu nổi tiếng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đây quả là lối vận dụng chữ NHẪN của lãnh tụ trong tình thế chỉ mành treo chuông của Quốc gia lúc bấy giờ.
Ở VN, một đất nước mà nhiều người tôn trọng những giáo lý của đạo Khổng và đạo Phật thì chữ NHẪN đang được tìm đến và vận dụng một cách rất đa dạng như một trào lưu nhằm đạt được sự đồng thuận cao của cộng đồng trong xu thế hội nhập và phát triển. Nhìn từ góc độ đó, có thể thấy ai cũng cần phải hiểu và vận dụng đúng chữ NHẪN trong bối cảnh ở thế giới phẳng ngày nay với nhiều biến động.
Cuộc sống vốn rất đa dạng và đầy những biến động, con người ngày càng chịu nhiều áp lực và những tác động từ nhiều chiều của tự nhiên và xã hội. Không phải lúc nào cảm xúc cũng là dễ chịu. Làm nhiều, cố gắng nhiều mà chẳng được bao nhiêu nhất là khi những thước đo về giá trị làm ra chưa được chuẩn hóa. Ấy là lúc người ta cần phải bình tâm, để suy nghĩ về mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình để kiềm chế cảm xúc. Theo triết lý đạo Phật THIỀN là một trong những cách tốt nhất để kiềm chế cảm xúc, để giữ cho mình thăng bằng dưới những biến động và sóng gió của cuộc đời.
NHẪN, NHẪN NẠI, KIÊN NHẪN mà không NHẪN NHỤC là cách hành xử theo chữ NHẪN vậy!
(Bài viết được biên tập và có trích dẫn một số quan điểm của đồng nghiệp)
CHÚC CÁC BÁC 01 NGÀY LÀM VIỆC VUI VẺ VÀ HIỆU QUẢ !
Mời các Bác khai sáng tiếp ạ !
Lạm bàn về: chữ NHẪN
Em thấy ngày nay người ta dùng chữ NHẪN rất nhiều, có gia đình treo cả một chữ NHẪN to tướng ngay chổ trang trọng nhất trong nhà, hoặc trong phòng làm việc; có kẽ khắc cả chữ NHẪN theo lối chữ Tàu hoặc chữ Phạn lên thân thể; Trong giới yêu xe như anh em mình thì treo cả chữ NHẪN trong Cabin...có kẻ ở cuối xe treo thêm chữ TÂM nữa ?!
Vậy thì chữ NHẪN là gì và hiểu sao cho đúng quả là điều lý thú lắm thay!
Trong lịch sử cận đại, lối hành xử của các vĩ nhân, lãnh tụ theo chữ NHẪN là rất nhiều và đáng học hỏi. Đơn cử: Khi HCM sang Pháp đàm phán đã gửi gắm, dặn dò lại cho quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng một câu nổi tiếng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đây quả là lối vận dụng chữ NHẪN của lãnh tụ trong tình thế chỉ mành treo chuông của Quốc gia lúc bấy giờ.
Ở VN, một đất nước mà nhiều người tôn trọng những giáo lý của đạo Khổng và đạo Phật thì chữ NHẪN đang được tìm đến và vận dụng một cách rất đa dạng như một trào lưu nhằm đạt được sự đồng thuận cao của cộng đồng trong xu thế hội nhập và phát triển. Nhìn từ góc độ đó, có thể thấy ai cũng cần phải hiểu và vận dụng đúng chữ NHẪN trong bối cảnh ở thế giới phẳng ngày nay với nhiều biến động.
Cuộc sống vốn rất đa dạng và đầy những biến động, con người ngày càng chịu nhiều áp lực và những tác động từ nhiều chiều của tự nhiên và xã hội. Không phải lúc nào cảm xúc cũng là dễ chịu. Làm nhiều, cố gắng nhiều mà chẳng được bao nhiêu nhất là khi những thước đo về giá trị làm ra chưa được chuẩn hóa. Ấy là lúc người ta cần phải bình tâm, để suy nghĩ về mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình để kiềm chế cảm xúc. Theo triết lý đạo Phật THIỀN là một trong những cách tốt nhất để kiềm chế cảm xúc, để giữ cho mình thăng bằng dưới những biến động và sóng gió của cuộc đời.
NHẪN, NHẪN NẠI, KIÊN NHẪN mà không NHẪN NHỤC là cách hành xử theo chữ NHẪN vậy!
(Bài viết được biên tập và có trích dẫn một số quan điểm của đồng nghiệp)
CHÚC CÁC BÁC 01 NGÀY LÀM VIỆC VUI VẺ VÀ HIỆU QUẢ !
Mời các Bác khai sáng tiếp ạ !
Re: Khu phố 8888 và chém gió chuyên nghiệp và đầy văn hóa
choixongxu nói:Đọc hoài mà chẳng hiểu Đọc hoài mà chẳng hiểu ý bác nói về vần đề gì???
Cái này Bác nhạy cảm rồi, em đang muốn khơi mào cho cái gọi là văn hóa 8888 của Thớt đấy. Em dự định tiếp theo đây em sẽ lại lạm bàn tiếp chữ khác.
Xin phép mạn đàm với Bác về chữ cho vui cửa vui nhà.
Nói chung chữ này dùng để áp dụng cho ai đó phải ráng chịu đựng đến NHỤC để âm mưu đạt 1 mục đích nào đó.....
Bác hiểu đến đây là chưa trọn vẹn rồi. Chắc là do bác nhạy cảm quá.
Trong xã hội ngày nay ít ai phải dụng đến cái chữ NHẪN này. Chữ NHÂN xem ra là thịnh hành nhất - Mình muốn người ta tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người ta. Đạo làm NGƯỜI là vậy.
Em quan sát các tiệm bán lưu niệm, các tiệm thư pháp ngày nay họ bày bán chữ Nhẫn nhiều hơn. Chữ gì thì cũng tùy tâm lý của con người từng lúc, từng độ tuổi và giai đoạn của cuộc đời.
Khổng tử dạy: Tam thập nhi lập, Tứ thập nhi bất hoặc, Ngũ thập tri thiên mệnh.
Chúng ta đều qua tuổi Nhi bất hoặc rồi, chỉ là chưa tri thiên mệnh thôi, không còn như cái thời Tam thập nhi lập nữa. Nên chữ Nhân kia lý ra con người ta phải tìm đến ở cái độ tuổi 20-30, tầm tuổi như chúng ta mà không có chữ Nhân thì ôi thôi rồi.
Để tri được thiên mệnh, lộ trình đó con người ta phải học chữ Nhẫn nhiều lắm ! Bởi con người đôi khi tưởng mình giỏi, mình tốt mà hành xử thiếu chữ Nhẫn thì dễ thất bại ê chề và thiếu bình tỉnh để rồi không tri được Thiên mệnh của đời mình là thế nào mà cứ lao vào các ảo vọng, hư danh !
.........
Đến khúc dưới đây thì bác lại quá nhạy cảm và tỏ ra cay cú quá. Vậy thì em cũng xin phép mạn đàm theo hướng suy nghĩ nhạy cảm của Bác:
Bởi vậy, bất cứ ai (hay nick name nào đó) vào đây cũng đều là NGƯỜI và xin đừng xem "họ" là âm binh, nếu ai xem "họ" là âm binh thì "họ" (số này hơi đông đấy) sẽ xem người đó là âm binh đấy. Quan hệ giữa người và người có qua có lại là vậy.
Em thích câu bôi đậm này, nhưng hình như câu này nó lại mâu thuẫn với comment của Bác trước đây !
Em vẫn đồng ý rằng đằng sau 1 cái nick là 1 con người, em cũng biết là những nick lạ xuất hiện gần đây không phải là Bác. Vậy thì cái con người đằng sau những nick lạ (nick lạ nhưng con người đằng sau chẳng lạ gì) này nếu muốn đóng góp trên tinh thần xây dựng tại sao không dùng nick thực mà đóng góp ? hay có động cơ gì thiếu trong sáng mà không giám đối diện với BĐH chi hội? chúng tôi luôn lắng nghe và làm vô vụ lợi mà! Thú thật, điều đáng buồn là: em biết rỏ ai là người đứng sau các nick lạ này.
Một lần nữa, như comment trước của em, Bác cần nhiều thông tin hơn trước khi tỏ ra cay cú!
Dạo này em thường hay làm việc suốt đêm, bây giờ cũng đã qua ngày mới rồi, nhưng thấy Bác cay cú và có phần hiểu lầm nên em mạo muội trò chuyện với Bác, nếu có gì không phải mong Bác bỏ qua.
Re: Khu phố 8888 và chém gió chuyên nghiệp và đầy văn hóa
Bữa giờ em vẫn đang cố dùng chữ "Nhẫn" một cách hợp lý nhất.
... Em không đồng quan điểm với bác Xù về ý này vì có vẻ hơi thiển cận: "Nói chung chữ này dùng để áp dụng cho ai đó phải ráng chịu đựng đến NHỤC để âm mưu đạt 1 mục đích nào đó..."
Lời dạy của Đức Khổng Tử khi được hỏi :"Hà vi nhẫn chi" và "Bất nhẫn hà như”, xin được chia sẻ để hiểu thêm về chữ "Nhẫn" này.
“Thiên Tử nhẫn chi quốc vô hại,
Chư hầu nhẫn chi thành kỳ đại.
Quan lại nhẫn chi tấn kỳ vị,
Huynh đệ nhẫn chi gia phú quý,
Phu phụ nhẫn chi chung kỳ thế,
Bằng hữu nhẫn chi danh bất phế,
Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn.”
Và
“Thiên Tử bất nhẫn quốc khống hư
Chư hầu bất nhẫn tán kỳ xu
Quan lại bất nhẫn hình phạt tru
Huynh đệ bất nhẫn cát phân cư
Phu phụ bất nhẫn tình ý sơ
Tự thân bất nhẫn hoạn bất trừ.”
Bữa giờ em vẫn đang cố dùng chữ "Nhẫn" một cách hợp lý nhất.
... Em không đồng quan điểm với bác Xù về ý này vì có vẻ hơi thiển cận: "Nói chung chữ này dùng để áp dụng cho ai đó phải ráng chịu đựng đến NHỤC để âm mưu đạt 1 mục đích nào đó..."
Lời dạy của Đức Khổng Tử khi được hỏi :"Hà vi nhẫn chi" và "Bất nhẫn hà như”, xin được chia sẻ để hiểu thêm về chữ "Nhẫn" này.
“Thiên Tử nhẫn chi quốc vô hại,
Chư hầu nhẫn chi thành kỳ đại.
Quan lại nhẫn chi tấn kỳ vị,
Huynh đệ nhẫn chi gia phú quý,
Phu phụ nhẫn chi chung kỳ thế,
Bằng hữu nhẫn chi danh bất phế,
Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn.”
Và
“Thiên Tử bất nhẫn quốc khống hư
Chư hầu bất nhẫn tán kỳ xu
Quan lại bất nhẫn hình phạt tru
Huynh đệ bất nhẫn cát phân cư
Phu phụ bất nhẫn tình ý sơ
Tự thân bất nhẫn hoạn bất trừ.”
Re: Khu phố 8888 và chém gió chuyên nghiệp và đầy văn hóa
Chà, mấy ông già này đêm kg ngủ mà lo đàm đạo chữ nghĩa kg ha. Mấy bác cứ khoe chữ của mấy ông nào xa lắc xa lơ vậy. Tra cụ gồ xem chữ Nhẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kìa, nghĩa Việt dễ hiểu hơn nhiều??.
Chà, mấy ông già này đêm kg ngủ mà lo đàm đạo chữ nghĩa kg ha. Mấy bác cứ khoe chữ của mấy ông nào xa lắc xa lơ vậy. Tra cụ gồ xem chữ Nhẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kìa, nghĩa Việt dễ hiểu hơn nhiều??.
Re: Khu phố 8888 và chém gió chuyên nghiệp và đầy văn hóa
Em dẫn ra đây luôn nha Bác CHP...thấy dễ hiểu hơn... Mong các Bác sớm có dịp gặp nhau để hiểu nhau hơn...chauhungvnpt nói:Chà, mấy ông già này đêm kg ngủ mà lo đàm đạo chữ nghĩa kg ha. Mấy bác cứ khoe chữ của mấy ông nào xa lắc xa lơ vậy. Tra cụ gồ xem chữ Nhẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kìa, nghĩa Việt dễ hiểu hơn nhiều??.
NHẪN
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần.
Re: Khu phố 8888 và chém gió chuyên nghiệp và đầy văn hóa
choixongxu nói:Xin thưa với mấy bác này là đây là thớt 88888888 và chém gió chứ không phải thớt đạo văn copy của người ta đâu nhá, chúa ghét mấy thằng này tỏ ra thông thái mà copy lấy của người ta làm thành phẩm của mình.
Còn dùng cái ngôn ngữ chi chi làm cái đầu óc bã đậu của lão xù đây đọc hoài mà đíu hiểu nó nói cái gì
(Em dùng ngôn từ hơi phản cảm để tỏ ra hơi bị bức xúc, xin BDH bỏ qua cho)
- Status
- Không mở trả lời sau này.