hehehe! bác chạy nhanh quá, có thể sắp tới em cũng làm thí điểm 1 khu 3ha, có chi đi chung luôn bác nhá!canadabuon nói:bên em đang lo thủ tục 3ha ngay hòn rơm, gần padanus , tình hình chắc cuối năm mới xong thủ tục hành là chính , hy vọng triển khai đúng thời điểm.
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Chà coi bộ ÓS nhà ta ghé thăm Phan thiết nhiều quá... hôm nào lập hội đầu tư phan thiết đeeeeeeee các bác ơi,,, có gì anh em san sẽ thông tin và đi chung luôn cho vui
iconcoffee nói:Legend sea nằm phía tiến thành, khu đó còn lâu lắm mới phát triển được, theo em đã đầu tư ngoài này thì nên đầu tư khúc mũi né với những dự án như: câsa lanvada , cactus, mũi né domain, sunshine hill, Sentosa.... đông vui hơn mà có nhiều ưu thế trong việc tăng giá nữa
Em cũng nghĩ giống bác, Phan Thiết chỉ có Mũi Né là đông vui nhất. Tiến Thành còn hoang vu lắm, mà cái Legend Sea thấy CDT vẽ dự án to quá, nào là ks 5 sao, sân golf, casino ...vv em thấy nhiều khả năng ko làm nổi. San mấy cái nền bán cho các bác, sau đó chắc chạy luôn ...
@Bravia & Canada buồn : hôm nào 2 bác chủ xị lập hội ÓS PT InVest đi..... cho anh em nào đầu tư ra đó thì có thông tin... 2 bác là chủ xị... em cũng có đầu tư mà bé bé thôi... hiih... hôm nào anh em gặp bàn kinh nghiệm và có dịp thì hợp tác cùng tiến có khi hay nhỉ
ủng hộ thêm thông tin
Đầu tư đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP 2:16 PM, 14/07/2010
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo mô hình thí điểm đầu tư theo hình thức Đối tác Công - Tư (PPP).
Bộ Giao thông vận tải sẽ thẩm đinh, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Thế giới trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính và cơ chế quản lý Dự án; trên cơ sở đó xây dựng và ban hành cơ chế thí điểm thực hiện Dự án theo hình thức PPP.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư các tiểu dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn.
Được biết, Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam đang được nỗ lực triển khai cho kế hoạch thông xe vào năm 2020.
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận sẽ kết nối với hệ thống đường cao tốc Bắc Nam đang được xây dựng từ Dầu Giây đến Cần Thơ (gồm các đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ), tạo thành tuyến đường cao tốc liên tục dài gần 400km đi qua phần lớn các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, liên kết cả khu vực rộng lớn miền Trung với miền Nam.
Đầu tư đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP 2:16 PM, 14/07/2010
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo mô hình thí điểm đầu tư theo hình thức Đối tác Công - Tư (PPP).
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được áp dụng thí điểm hình thức PPP
Thủ tướng cũng chấp thuận Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh (BITEXCO) là Nhà đầu tư thứ nhất, Công ty tài chính quốc tế (IFC-thuộc thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới) là nhà đầu tư thứ hai, Nhà đầu tư thứ ba được lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế.Bộ Giao thông vận tải sẽ thẩm đinh, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Thế giới trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính và cơ chế quản lý Dự án; trên cơ sở đó xây dựng và ban hành cơ chế thí điểm thực hiện Dự án theo hình thức PPP.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư các tiểu dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn.
Được biết, Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam đang được nỗ lực triển khai cho kế hoạch thông xe vào năm 2020.
Mô hình Đối tác Công - Tư (PPP) là cho phép tư nhân (có nguồn vốn góp) được thực hiện các dự án, công trình của Nhà nước một cách rộng rãi, Nhà nước có tư cách là cơ quan đảm bảo hoặc là cơ quan góp vốn ban đầu.
Theo thiết kế, tuyến đường cao tốc sẽ có 6 làn xe, giai đoạn 1 sẽ xây dựng 4 làn xe. Quy mô tuyến đường đã được xác định theo quy hoạch là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h.
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận sẽ kết nối với hệ thống đường cao tốc Bắc Nam đang được xây dựng từ Dầu Giây đến Cần Thơ (gồm các đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ), tạo thành tuyến đường cao tốc liên tục dài gần 400km đi qua phần lớn các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, liên kết cả khu vực rộng lớn miền Trung với miền Nam.
Cái này nữa nè
( - 19/05/2010 - 7:57:57 AM) <hr/> Nếu nhìn vào các căn cứ pháp lý, có lẽ người dân Phan Thiết rất phấn khởi vì chẳng bao lâu nữa địa phương sẽ có một sân bay xứng với đô thị loại II. Càng mừng hơn nữa, bởi theo hồ sơ quy hoạch thì giai đoạn chọn vị trí Sân bay Phan Thiết đã được tỉnh và đơn vị khảo sát, lập quy hoạch nhất trí cách đây hơn một năm. Thế nhưng giờ đây, vị trí dự kiến đầu tư sân bay ban đầu dường như không còn phù hợp vì “đụng” đến 25 dự án trong khu vực…
Cuối tháng 11/2008, Công ty CP Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Hàng không (AEC) được Ban QLDA sử dụng nguồn ngân sách nhà nước- Cục hàng không Việt Nam chọn khảo sát, lập quy hoạch Sân bay Phan Thiết theo hợp đồng. Đến tháng 3/2009, Công ty Tư vấn AEC đã có Hồ sơ quy hoạch Sân bay Phan Thiết - báo cáo lần 1 (giai đoạn chọn vị trí). Trong 6 phương án đưa ra, cuối cùng đơn vị khảo sát, lập quy hoạch đã báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận và cùng nhất trí kết luận chọn phương án 3. Tọa độ địa lý cụ thể: Kinh độ 108o22’35” Đ và vĩ độ 10o19’18” B. Với vị trí hành chính nằm tại xã Hòa Thắng (Bắc Bình), Sân bay Phan Thiết trong tương lai cách trung tâm thành phố khoảng 32- 38 km. Vị trí này được đánh giá ưu điểm hơn nhờ giao thông thuận lợi mới xây dựng, tránh xa được núi Hòn Hồng 236 m và thỏa mãn yêu cầu tĩnh không. Cũng theo Công ty Tư vấn AEC, giai đoạn quy hoạch cơ bản của sân bay dân dụng Phan Thiết ở cấp 4D là phù hợp với điều kiện tình hình tại Bình Thuận. Tuyến đường bay của Sân bay Phan Thiết được dự báo trong giai đoạn 1 (đến năm 2020) có tầm bay tối đa dưới 800 km, từ Phan Thiết có thể đi đến Huế, Đà Nẵng, Phú Quốc… Còn trong giai đoạn 2 (đến năm 2030), các loại máy bay có tầm bay tối đa chở đầy khách đến 2.000 km, từ Phan Thiết đi được đến Hà Nội và Hải Phòng. Đồng thời qua dự báo của thị trường Việt Nam, sân bay dân dụng Phan Thiết cũng tính đến khả năng khai thác các loại máy bay trực thăng, máy bay Taxi phục vụ tìm kiếm cứu nguy, phục vụ ngành nông nghiệp, dầu khí… Có thể nói, Sân bay Phan Thiết sớm được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ tạo động lực cho kinh tế địa phương có bước phát triển đột phá. Đặc biệt góp phần giải quyết triệt để vấn đề giao thông phục vụ du lịch- trở ngại lớn nhất trong việc tổ chức các tour đến Bình Thuận trong nhiều năm qua… Thế nhưng, việc quy hoạch Sân bay Phan Thiết tại vị trí đã chọn trước đó lại “đụng” hàng loạt dự án nằm trong phạm vi ảnh hưởng. Qua cuộc họp vào đầu năm 2010, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thu cũng đã có kết luận về vấn đề này. Nguyên nhân dẫn đến việc chọn vị trí không hợp lý vì việc quy hoạch sân bay chồng lấn và có phạm vi ảnh hưởng đến 25 dự án trong khu vực, trong đó có nhiều dự án đã triển khai đầu tư. Do đó, để triển khai dự án Sân bay Phan Thiết thì công tác giải phóng mặt bằng sẽ rất tốn kém và làm tăng cao tổng mức đầu tư. Cùng lúc, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Tấn Thành cũng có văn bản gửi Bộ GT- VT và Cục HKVN đề nghị cho chủ trương nghiên cứu đề xuất thêm 1 phương án bố trí Sân bay Phan Thiết. Trên cơ sở đó sẽ vừa đảm bảo không di dời các dự án hiện hữu tại khu vực, hạn chế thấp nhất kinh phí đền bù và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật, thông số của sân bay… Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, vị trí Sân bay Phan Thiết đã chọn có chồng lấn một phần quy hoạch dự án của Công ty Giải thưởng lớn Hòa Thắng. Số còn lại là dự án nằm trong phạm vi khống chế tầng cao an toàn bay, tập trung hầu hết ở các dự án du lịch, riêng nhà máy phong điện có 2 dự án… Về vị trí Sân bay Phan Thiết, mới đây Bộ GT- VT đã có công văn trả lời gửi UBND tỉnh Bình Thuận do Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu ký. Vì lý do chọn vị trí sân bay không còn phù hợp như địa phương trình bày, nên Bộ GT- VT chưa thể tiến hành thủ tục phê duyệt quy hoạch theo quy định. Để có cơ sở xem xét giải quyết, Bộ cũng đề nghị UBND tỉnh có văn bản làm rõ trách nhiệm và đề xuất phương án giải quyết cụ thể… Như vậy, dự án Sân bay Phan Thiết với nguồn vốn ngân sách Nhà nước lại bị ách tắc ngay từ khâu quy hoạch trên giấy. Việc kiến nghị nghiên cứu đề xuất thêm 1 phương án vị trí sân bay của địa phương xem ra phải đợi thời gian nữa vì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp. Bởi lẽ thực tế cho thấy, vấn đề “mở cửa” bầu trời Phan Thiết không dễ tìm vị trí cho sân bay mà dung hòa được lợi ích của tất cả các dự án hiện hữu.
( - 19/05/2010 - 7:57:57 AM)
Cuối tháng 11/2008, Công ty CP Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Hàng không (AEC) được Ban QLDA sử dụng nguồn ngân sách nhà nước- Cục hàng không Việt Nam chọn khảo sát, lập quy hoạch Sân bay Phan Thiết theo hợp đồng. Đến tháng 3/2009, Công ty Tư vấn AEC đã có Hồ sơ quy hoạch Sân bay Phan Thiết - báo cáo lần 1 (giai đoạn chọn vị trí). Trong 6 phương án đưa ra, cuối cùng đơn vị khảo sát, lập quy hoạch đã báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận và cùng nhất trí kết luận chọn phương án 3. Tọa độ địa lý cụ thể: Kinh độ 108o22’35” Đ và vĩ độ 10o19’18” B. Với vị trí hành chính nằm tại xã Hòa Thắng (Bắc Bình), Sân bay Phan Thiết trong tương lai cách trung tâm thành phố khoảng 32- 38 km. Vị trí này được đánh giá ưu điểm hơn nhờ giao thông thuận lợi mới xây dựng, tránh xa được núi Hòn Hồng 236 m và thỏa mãn yêu cầu tĩnh không. Cũng theo Công ty Tư vấn AEC, giai đoạn quy hoạch cơ bản của sân bay dân dụng Phan Thiết ở cấp 4D là phù hợp với điều kiện tình hình tại Bình Thuận. Tuyến đường bay của Sân bay Phan Thiết được dự báo trong giai đoạn 1 (đến năm 2020) có tầm bay tối đa dưới 800 km, từ Phan Thiết có thể đi đến Huế, Đà Nẵng, Phú Quốc… Còn trong giai đoạn 2 (đến năm 2030), các loại máy bay có tầm bay tối đa chở đầy khách đến 2.000 km, từ Phan Thiết đi được đến Hà Nội và Hải Phòng. Đồng thời qua dự báo của thị trường Việt Nam, sân bay dân dụng Phan Thiết cũng tính đến khả năng khai thác các loại máy bay trực thăng, máy bay Taxi phục vụ tìm kiếm cứu nguy, phục vụ ngành nông nghiệp, dầu khí… Có thể nói, Sân bay Phan Thiết sớm được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ tạo động lực cho kinh tế địa phương có bước phát triển đột phá. Đặc biệt góp phần giải quyết triệt để vấn đề giao thông phục vụ du lịch- trở ngại lớn nhất trong việc tổ chức các tour đến Bình Thuận trong nhiều năm qua… Thế nhưng, việc quy hoạch Sân bay Phan Thiết tại vị trí đã chọn trước đó lại “đụng” hàng loạt dự án nằm trong phạm vi ảnh hưởng. Qua cuộc họp vào đầu năm 2010, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thu cũng đã có kết luận về vấn đề này. Nguyên nhân dẫn đến việc chọn vị trí không hợp lý vì việc quy hoạch sân bay chồng lấn và có phạm vi ảnh hưởng đến 25 dự án trong khu vực, trong đó có nhiều dự án đã triển khai đầu tư. Do đó, để triển khai dự án Sân bay Phan Thiết thì công tác giải phóng mặt bằng sẽ rất tốn kém và làm tăng cao tổng mức đầu tư. Cùng lúc, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Tấn Thành cũng có văn bản gửi Bộ GT- VT và Cục HKVN đề nghị cho chủ trương nghiên cứu đề xuất thêm 1 phương án bố trí Sân bay Phan Thiết. Trên cơ sở đó sẽ vừa đảm bảo không di dời các dự án hiện hữu tại khu vực, hạn chế thấp nhất kinh phí đền bù và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật, thông số của sân bay… Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, vị trí Sân bay Phan Thiết đã chọn có chồng lấn một phần quy hoạch dự án của Công ty Giải thưởng lớn Hòa Thắng. Số còn lại là dự án nằm trong phạm vi khống chế tầng cao an toàn bay, tập trung hầu hết ở các dự án du lịch, riêng nhà máy phong điện có 2 dự án… Về vị trí Sân bay Phan Thiết, mới đây Bộ GT- VT đã có công văn trả lời gửi UBND tỉnh Bình Thuận do Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu ký. Vì lý do chọn vị trí sân bay không còn phù hợp như địa phương trình bày, nên Bộ GT- VT chưa thể tiến hành thủ tục phê duyệt quy hoạch theo quy định. Để có cơ sở xem xét giải quyết, Bộ cũng đề nghị UBND tỉnh có văn bản làm rõ trách nhiệm và đề xuất phương án giải quyết cụ thể… Như vậy, dự án Sân bay Phan Thiết với nguồn vốn ngân sách Nhà nước lại bị ách tắc ngay từ khâu quy hoạch trên giấy. Việc kiến nghị nghiên cứu đề xuất thêm 1 phương án vị trí sân bay của địa phương xem ra phải đợi thời gian nữa vì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp. Bởi lẽ thực tế cho thấy, vấn đề “mở cửa” bầu trời Phan Thiết không dễ tìm vị trí cho sân bay mà dung hòa được lợi ích của tất cả các dự án hiện hữu.
Theo Báo Bình Thuận
bác BMW1979 có thông tin bổ ích, tôi chưa đặt cọc cái Legend sea này . Thanks bác. Lúc trước tôi có nghe vụ chuyển sân bay nhưng không biết chuyển đi đâu.
Nếu sân bay chuyển về phía bắc phan thiết thì Legend sea sẽ không còn hấp dãn nữa vì quá xa sân bay, Legend sea sẽ khó bán...... thế này thì lót dép đợi thôi........ giảm còn 1/2 giá thì ôm vào............chờ thời.....
Nếu sân bay chuyển về phía bắc phan thiết thì Legend sea sẽ không còn hấp dãn nữa vì quá xa sân bay, Legend sea sẽ khó bán...... thế này thì lót dép đợi thôi........ giảm còn 1/2 giá thì ôm vào............chờ thời.....
- Status
- Không mở trả lời sau này.