Vừa qua cổng là Thèng Đèng mót ị nên tuk tuk phải chạy vào tận chỗ Happy house này ( trên bản đồ là chỗ You are here)
Mấy anh em đứng đợi....
Khu vực Elephent Tarrace
Tượng rắn 7 đầu (có rất nhiều trong khu vực Angkor)
Phía dưới là Đấu trường đấu voi ngày xưa
Mấy anh em đứng đợi....
Khu vực Elephent Tarrace
Tượng rắn 7 đầu (có rất nhiều trong khu vực Angkor)
Phía dưới là Đấu trường đấu voi ngày xưa
Last edited by a moderator:
Lối đi từ Royal Palace sang đền Baphuon
Baphuon là một ngôi đền ở Angkor, Campuchia. Đền này tọa lạc tại Angkor Thom, tây bắc của Bayon. Đền Baphuon được xây dựng dưới triều vua Udayadiyavarman II (trị vì: 1049 – 1065), nổi tiếng với tượng Phật nhập Niết bàn được chạm khắc trên bức tường đá dài 40 m. Ngôi đền được xây dựng dùng để thờ thần Shiva. Đây được xem là ngôi đền hùng vĩ nhất, vĩ đại nhất chỉ sau Angkor.
Baphuon là một ngôi đền ở Angkor, Campuchia. Đền này tọa lạc tại Angkor Thom, tây bắc của Bayon. Đền Baphuon được xây dựng dưới triều vua Udayadiyavarman II (trị vì: 1049 – 1065), nổi tiếng với tượng Phật nhập Niết bàn được chạm khắc trên bức tường đá dài 40 m. Ngôi đền được xây dựng dùng để thờ thần Shiva. Đây được xem là ngôi đền hùng vĩ nhất, vĩ đại nhất chỉ sau Angkor.
Last edited by a moderator:
Cách đây 50 năm khi lần đầu tiên phát hiện ra Baphuon, vẻ đổ nát của Baphuon đã khiến cho các nhà khoa học dẫn đến một quyết định nhằm trùng tu di tích này. Người ta quyết định để "cứu" công trình lịch sử bị tàn phá này là "phá hủy" nó. Theo kế hoạch, họ dỡ tách ngôi đền theo từng mảng, đánh số các viên đá để rồi sau đó sẽ ghép lại thành một cấu trúc vững chắc hơn. Nhưng chính việc cứu Bayphuon của các nhà khảo cổ Pháp đã vô tình hủy hoại di tích mà cho đến ngày nay là bài toán hóc búa của các đối với các nhà khoa học.
Đang tháo dở tất cả các viên đá, viên gạch để trùng tu di tích thì quân đội Khmer Đỏ đã khiến cho công việc đang thực hiện bị bỏ dang dở. Khmer Đỏ sau đó đã tàn phá hầu hết các đền đài, di tích và Baphuon trở thành đống đá vụn vô nghĩa.
Chính những con số mà các nhà khoa học đánh dấu trên các viên gạch lúc ấy đã trở thành một bí ẩn cho các nhà khoa học hiện nay trong việc trùng tu, Baphuon trở thành một trong những "trò chơi xếp hình lớn nhất thế giới".
Last edited by a moderator:
Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Campuchia. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia.
Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng mà cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi. Hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200 mét, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ.
Ngôi đền có thể do may mắn và do một phần chính do sự may mắn của lịch sử. Chính khuôn mặt từ bi của những bức tượng thần bốn mặt đó mà các vị vua sau theo Ấn Độ giáo đã tưởng lầm là khuôn mặt của thần Shiva nên tiếp tục hoàn thiện nó mà không đập bỏ. Khác với những công trình khác có sự đấu tranh về tôn giáo, vị vua trước theo Phật giáo, các vị vua sau theo Ấn Độ giáo sẽ đập bỏ toàn bộ các công trình xây dựng trước đó, và khi các vị vua sau theo Phật giáo sẽ làm việc tương tự và theo quy trình đó, toàn bộ các công trình trong quần thể Angkor Thom hoàn toàn không nguyên vẹn mà có sự đấu tranh tôn giáo gay gắt.
Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng mà cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi. Hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200 mét, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ.
Ngôi đền có thể do may mắn và do một phần chính do sự may mắn của lịch sử. Chính khuôn mặt từ bi của những bức tượng thần bốn mặt đó mà các vị vua sau theo Ấn Độ giáo đã tưởng lầm là khuôn mặt của thần Shiva nên tiếp tục hoàn thiện nó mà không đập bỏ. Khác với những công trình khác có sự đấu tranh về tôn giáo, vị vua trước theo Phật giáo, các vị vua sau theo Ấn Độ giáo sẽ đập bỏ toàn bộ các công trình xây dựng trước đó, và khi các vị vua sau theo Phật giáo sẽ làm việc tương tự và theo quy trình đó, toàn bộ các công trình trong quần thể Angkor Thom hoàn toàn không nguyên vẹn mà có sự đấu tranh tôn giáo gay gắt.
Last edited by a moderator: