Vậy các bác cho em hỏi bao lâu thì mình phải kiểm tra nước bình vậy ? Vì em mới thay bình, cái củ của em sử dụng trên 2 năm rồi mà em chưa hề châm ,nên em thay cái mới luôn . Vì xe em ít đi,mong các bác chỉ giúp ,xin cám ơn.
Vụ này khi đi bảo dưỡng em toàn phải yêu cầu kiểm tra nước bình. Nếu không thì không thấy làm. Khi yêu cầu thì thấy mấy em cũng vui vẻ làm, hụt thì châm thêm, không thấy tính thêm phí
Thanks bác nhé!4P nói:Bác Jangnhut ơi, Zậy bác ghé em đi, em châm cho bác đầy luôn nhé ! bảo đãm đề phát nổ luôn
Kiểm tra và châm nước em thấy cũng nhanh và đơn giản, nếu phần này không có trong mục bảo dưỡng thì em góp ý với các bác Ford là nên thêm vào, có thể thêm chút chi phí cũng được. Trước giờ em toàn giao phó toàn bộ vấn đề kỹ thuật cho việc bảo dưỡng nên không để ý đến vấn đề này.
Sau này em cũng phải tự kiểm tra định kỳ cho chắc ăn.
Mỗi lần em vô bảo trì đều nhờ xem nước bình và đo thử Điện thế (miến phí ), heheheheheh
Jangnhut nói:Chào các bác!
Xe em luôn luôn bảo dưỡng và thay nhớt trong hãng đúng định kỳ 5-6k km, nhưng hôm trước em lại nằm đường với lý do là hết bình.
Từ SG về CM, em ghé Tiền Giang ăn, vừa đậu vào tắt máy thì bv kiu dời chổ khác, em đề lại thì không lên, nghe tiếng đề thì biết là do bình yếu. May mắn cho em là tìm được bình gần đó để câu vào đề, anh kia mở ra coi thì trong bình không còn 1 giọt nước, phải lấy nước suối đổ vào. Trong khi đó em mới bảo dưỡng cách đây hơn 1 tháng.
Vậy các bác làm ở Ford cho em hỏi việc kiểm tra ắc-quy có nằm trong ds các việc làm khi bảo dưỡng không? Vì trước giờ em nghĩ kiểm tra bình ắc-quy luôn có mỗi khi bảo dưỡng.
Thank!
Kiểm tra ntn vậy các bác?
Focus 1.8AT
Focus 1.8AT
Ruby0903 nói:Xe em cũng bảo dưỡng định kỳ nhưng em cũng thường (1 - 2 tuần) tự k.tra acquy, các loại nước làm mát, nc rửa kính... không ỷ y được, dễ tèo giống bác chủ
1. Kiểm tra các vết nứt trên vỏ bình. Kiểm tra quanh cọc bình vì nơi này thường chịu lực lớn khi tháo hoặc gắn cáp bình. Cần thay bình nếu thấy có bất kỳ vết nứt nào.
2. Kiểm tra vết nứt hoặc gãy của cáp nối. Thay cáp nối nếu cần thiết.
3. Kiểm tra sự đóng ten của các cọc bình và axit bẩn bám trên nắp bình.
Làm sạch các cọc bình và nắp bình bằng nước sạch. Dùng vật thích hợp loại bỏ các hoen gỉ cứng bám trên cọc bình..
4. Kiểm tra cọc bình có đủ cứng hay không và cáp nối có lỏng không.
Siết nhẹ nếu thấy cần.
5. Tháo các nắp thông hơi trên bình ra và kiểm tra mức dung dịch trong bình. Châm thêm nước vào các hộc nếu thấy cần để đủ mức quy định. Cho phép châm nhiều nước nhưng không được châm axit vào . Chỉ nên châm bằng nước cất và không được châm bằng nước máy vì sẽ làm giảm tác dụng của bình.
6. Kiểm tra mắt chỉ thị. Mắt đỏ nghĩa là bình phóng rất yếu hoặc dung dịch bị cạn. Mức dung dịch sẽ còn đủ và bình chỉ sạc được 25% nếu có một ít màu xanh nhạt.
2. Kiểm tra vết nứt hoặc gãy của cáp nối. Thay cáp nối nếu cần thiết.
3. Kiểm tra sự đóng ten của các cọc bình và axit bẩn bám trên nắp bình.
Làm sạch các cọc bình và nắp bình bằng nước sạch. Dùng vật thích hợp loại bỏ các hoen gỉ cứng bám trên cọc bình..
4. Kiểm tra cọc bình có đủ cứng hay không và cáp nối có lỏng không.
Siết nhẹ nếu thấy cần.
5. Tháo các nắp thông hơi trên bình ra và kiểm tra mức dung dịch trong bình. Châm thêm nước vào các hộc nếu thấy cần để đủ mức quy định. Cho phép châm nhiều nước nhưng không được châm axit vào . Chỉ nên châm bằng nước cất và không được châm bằng nước máy vì sẽ làm giảm tác dụng của bình.
6. Kiểm tra mắt chỉ thị. Mắt đỏ nghĩa là bình phóng rất yếu hoặc dung dịch bị cạn. Mức dung dịch sẽ còn đủ và bình chỉ sạc được 25% nếu có một ít màu xanh nhạt.