Hạng C
18/11/07
790
3.068
93
The Earth
Em tối ngày la liếm trong CNL, hôm nay tình cờ click vào trang chủ mới phát hiện topic tuyệt vời của bác chủ, cám ơn bác nhiều lắm ạ!
Cám ơn bác đã mang kiến thức đến cho mọi người miễn phí, nhiều khi kiến thức này có tiền cũng không mua được vì đâu có ai chỉ tận tâm, đâu có thời gian tìm tòi cho rõ ràng. Trăm lần like bác luôn!
 
Hạng C
18/11/07
790
3.068
93
The Earth
Phải nói bác chủ bỏ công ra gõ bàn phím rồi kiến hình ảnh clip tư liệu cho khớp, edit hình ảnh... ôi thôi nhiều việc cần làm không tên lắm, bác KHÔNG PHẢI DẠNG VỪA đâu :DD
 
Hạng B2
17/9/15
130
2.962
93
XXXX
Dạ vâng, sorry các bác mấy hôm nay bận chút nên chưa có thời gian viết nữa, trưa nay rỗi rỗi viết tiếp nhé các bác.
Bài 10: Hệ thống làm mát động cơ

Các bác biết rằng nhiệt độ động cơ làm việc rất nóng, ở kỳ nổ nhiệt độ trong động cơ có thể lên tới cả ngàn độ C, nhưng các bác lưu ý khoảng 30% nhiệt đốt cháy đó phục vụ cho việc chuyển hóa thành cơ năng đẩy piston, còn lại 30% nhiệt theo khí thải ra ngoài, 10% là mất do ma sát và kéo bơm nước, còn lại 30% chuyển vào hệ thống làm mát.

Bây giờ ta cùng nghiên cứu nguyên lý làm việc của hệ thống này nhé, các bác xem hình trước, xem kỹ và nhớ các bộ phận nhé.
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì


Hình 10.1 - Tổng quan các bộ phận chính hệ thống làm mát động cơ
Giờ mới các bác xem đoạn video nguyên lý làm việc, cái này e search trên youtube thấy có của bác Đạt Nguyễn Trọng có dịch ra nên e lấy đỡ, tuy nhiều chỗ bác dịch hơi sách vở và hàn lâm 1 chút nhưng cũng cảm ơn bác. Khuyến cáo các bác newbie nên xem ít nhất 2 lần đến khi hình dung đc trong đầu rồi mới đọc tiếp nhé

Ok, xong chưa các bác, vậy là nguyên lý nó cũng ko có gì phức tạp đúng ko ạ.
Tóm lại đơn giản là nước trong ÁO NƯỚC lấy nhiệt của động cơ được BƠM NƯỚC đẩy đi qua VAN HẰNG NHIỆT đến bình nước trên của LƯỚI TẢN NHIỆT, sau đó chảy xuống được QUẠT không khí làm mát, chảy xuống bình nước dưới rồi vào động cơ.

Trên bình chứa nước trên có cái VAN AN TOÀN, khi nước nóng nở ra thì áp suất tăng lên, van này mở để nước chảy vào BÌNH CHỨA MỞ RỘNG để tránh nổ đường ống dẫn.

Một điểm thêm nữa là khi lái xe trời lạnh, các bác nhấn nút A/C (Air Conditioner - Điều hòa) ở trong bảng điều khiển (người ta gọi là táp lô đấy) và vặn nút điều chỉnh sang chế độ nóng thì 1 cái van trên đường ống ra bộ làm nóng mở, quạt của bộ làm nóng này quay để thổi hơi nóng vào cho các bác ấm.

Ok xong, có bác nào chưa hiểu nguyên lý ko, chưa thì xem kỹ lại nhé, còn nếu xem kỹ mà vẫn chưa hiểu thì đệch, thôi kệ bà đi, lỡ rồi cứ đọc nốt hết bài này đã, tối về nhà máu nó mới lên đc đến não hiểu cũng chưa muộn. :)))

* Bây giờ ta cùng xem các bộ phận trong thực tế ra sao nhé *
1. Áo nước
Hệ thống làm mát này chủ yếu là làm mát phần xilanh/piston thôi, nên trên thân máy người ta thiết kế các rãnh, ống bao quanh thân máy để chưa nước gọi là ÁO NƯỚC, như thế này
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 10.2 - Áo nước

2. Bơm nước
2510026901A.jpg


Hình 10.3 - Bơm nước
Bơm nước thì cũng chẳng có gì phức tạp cả, chắc ko cần giải thích gì nhiều, cái bơm này được dẫn động từ trục khuỷu lên thông qua 1 cái dây đai.

3. Van hằng nhiệt
Nguyên lý thì như giới thiệu trong video ở trên rồi, hình ảnh thực tế các bác xem video ở dưới nhé. Chỉ lưu ý các bác là tuyệt đối ko bỏ cái van này đi nhé, e thấy nhiều bác, nhiều thợ bảo van này khí hậu việt nam nóng ko cần dùng, vứt xừ nó đi cho nước chạy nhanh và động cơ luôn luôn được mát. Sai lầm chết người.

Chúng ta cần hiểu rằng khi mởi khởi động, động cơ cần phải nóng càng nhanh càng tốt với 2 mục đích:
- Làm bốc hới nhiên liệu phun vào nhanh nhất có thế
- Làm dầu bôi trơn loãng ra nhanh hơn để bảo vệ các chi tiết

Khi nhiệt độ máy chưa đủ, đồng nghĩa là nước làm mát chưa đủ nóng (dưới 80-90 độ C), thì van hằng nhiệt đóng, ko cho nước làm mát đi qua lưới tản nhiệt để làm mát. Điều này giúp động cơ nóng càng nhanh càng tốt. Khi nước > 90 độ thì van này mở, nước đc làm mát.

Và khi bỏ van này đi, nước được làm mát ngay từ khi khởi động, thân máy mát, nhiên liệu phun vào ko bị hóa hơi hết, thứ nhất là đọng giọt và chảy xuống dưới các te qua các rãnh xec măng của piston, làm dầu bôi trơn bị biến chất, các chi tiết ko đc bôi trơn hoàn hảo dể bị mòn, hỏng, gãy...Thứ 2 là hao xăng tốn của. Thời gian đầu ko sao, những mỗi ngày một chút một chút thì các bác biết hậu quả rồi đấy.

4. Lưới tản nhiệt và quạt gió
n3unep.jpg


Hình 10.4 - Lưới tản nhiệt
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 10.5 - Quạt gắn phía sau lưới tản nhiệt


Cái này hay lắp ở đầu xe đó, nên giữ lưới này luôn sạch sẽ để tản nhiệt cho tốt nhé các bác.
Các bác lưu ý quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ ra nhưng tốc độ quay của nó không phải lúc nào cũng bằng tốc độ quay của trục khuỷu bởi nó có 1 bộ ly hợp quạt (nhiều bác gọi ly tâm, nói chung là ly biệt), trước khi tìm hiểu nguyên lý bộ ly hợp này thì ta cùng xem tại sao lại phải có cái này.

Nếu ko có bộ ly hợp quạt, quạt lúc nào cũng quay cùng tốc độ với trục khuỷu, tuy nhiên, lúc nước làm mát chưa nóng, xe chay chậm mà quạt cứ quay vù vù thì vừa ồn lại vừa làm trục khuỷu kéo thêm tải cái này, mệt, tốn xăng. Ở tốc độ cao, (các bác phi đến nhà con e 100km/h), mà quạt nó vẫn quay theo trục khuỷu thì chỉ có là thiên nga gãy cánh mà thôi. Hoặc giả sử có quay đc thì nước nó mát quá mức cần thiết, động cơ nó mát quá cũng dở...haha. Nói chung cái này giúp để khi nước nóng thì nó quay nhanh, nước nguội thì nó quay chậm ko phụ thuộc vào trục khuỷu.

Thôi kệ bà nó đi, xem mợ này nó hoạt động sao

Cuối cùng, để có 1 cái nhìn tổng quan và thực tế hơn, mời các bác cùng tập làm quen với hệ thống nước làm mát qua video cách súc rửa và châm nước cho hệ thống làm mát

Hết bài 10 /HV (Còn nữa)
Xem bài tiếp theo Bài 11 - Hệ thống cung cấp nhiên liệu
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
24/9/15
4
1
3
57
Ok, vậy là các bác đã có một cái hình dung khá là cơ bản về động cơ biết nguyên lý hoạt động của nó, biết cái trục cam, xu pap, piston, xéc măng, xilanh, trục khuỷu, bánh đà là cái gì, hình thù ra sao, nằm ở đâu trong máy, và nó có chức năng tác dụng gì. Nếu chưa nhớ thì đọc kỹ lại mấy bài ở trên ngay. Vậy là giờ ra Gara hay về nhà chém gió với vợ được rồi. He, nói đùa thế chứ èo mẹ, đàn ông đi xe mà ko hiểu về xe thì vứt, lỡ đi trên đường hư xe đứng khóc bù lu bù loa vợ con nó cười cho...haha

Bài 8 (phần 1) - Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ

Nói thật các bác ngày xưa e chả hiểu éo gì về dầu với mè, đi thay dầu thợ hỏi có thay dầu trợ lực, dầu phanh, dầu hộp số ko hay chỉ thay dầu động cơ thôi. Èo mẹ, chả hiểu nó khác nhau thế éo nào và thời gian bao lâu thì nên thay mấy cái dầu đó nhưng cũng tỏ vẻ ta đây bảo thôi, đang có việc gấp, thay dầu động cơ đc rồi. Ô, sao càng viết bài ngôn ngữ của e càng trở nên giang hồ thế nhở, biến chất vãi. Thôi các bác thông cảm, con người mà, ai đầu tiên chả giả nai, sau rồi quen mùi rồi thì lộ rõ nguyên hình...khà khà. Nói chứ ngoài đời e hiền khô, trên diễn đàn chém tí cho zui thôi. Các bác thông cảm nhé.

Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông. :))) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc "ấy con em" mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.

Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh...còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.

Bây giờ ta cùng tìm hiểu nguyên lý dầu động cơ hoạt động trong động cơ ra sao nhé. Đầu tiên là xem cái lỗ để cho dầu vào nằm ở đâu đã:
Dau-oto-1-1718-1428564777-8830-1434615597.jpg

Hình 8.1 - Thay dầu động cơ
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.

Giờ ta cùng xem xét cái nguyên lý làm việc của dầu động cơ nhé, xem nó chảy trong động cơ ra sao. Trước tiên xem kỹ hình này và nhớ tên các bộ phận chính. Cái đường đỏ đỏ để dần dầu từ các te đến các bộ phận. Thực tế ở thân máy, nắp máy người ta thiết kế các ống dẫn sẵn, trên trục cam, trục khuỷu, piston đều có các cái lỗ nhỏ nhỏ thông nhau, đó chính là đường ống dẫn dầu đấy.
View attachment 344396
Hình 8.2 - Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video

Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
- Trục cam, các vấu cam.
- Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
- Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
- Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

Mỏi tay vãi, làm hớp bia đã.
Bài tiếp theo ta sẽ cùng xem các bộ phận bơm dầu, các te... trong thực tế hình thù nó ra làm sao nhé.
Hết bài 8 (phần 1)/ HV - Còn nữa...
Xem bài tiếp tại đây Bài 8 (Phần 2)
 
Tập Lái
24/9/15
4
1
3
57
Ờ , giọng văn dễ nuốt thật , bao nhiêu điều phức tạp về kỹ thuật mà anh viết thành ra đơn giản...Hay lắm.
Càng đọc , càng thích , nhất là giọng văn , hay hay là .
 
Tập Lái
24/9/15
4
1
3
57
Sặc, các bác làm e như đang sống trên đỉnh cao của danh vọng vậy. Ha ha.
Nói chơi chứ e chân thành cảm ơn tất cả những lời động viên các bác, bài e mới viết tới trang 5 thôi mà các pác cảm ơn tới tận trang 12 rồi, nãy giờ e ngồi đọc từng lời bình luận của mỗi bác mà rớt nước mắt, thấy có nhiều bác đăng ký tài khoản diễn đàn vì bài của e làm e vui lắm, vui ko phải vì diễn đàn có thêm thành viên mà vui vì e đã góp đc chút ít công sức nhỏ nhoi trong công cuộc phòng chống tệ nạn vặt gà tại các "Gà ra" xe hơi. Hôm trước giờ e bận quá ko có thời gian viết nữa, các pác làm e "áp nực" quá, phải chiến tiếp thôi.

Các bác lưu ý, vì nhiều comment nhiều trang quá nên để các bác khỏi phải lần mò từng trang theo dõi bài viết của e, e sẽ cập nhật đường link bài mới nhất tại bài 1 trang 1 của e, các bác cứ click vào đó nhé.

Cái hệ thống bôi trơn này e muốn các bác phải hiểu chi tiết và có hình dung đc trong thực tế luôn, sau này nhìn cái động cơ ngoài đời biết chỗ nào là các te, chỗ nào lọc dầu, chỗ nào là bơm dầu...nên e rất mong các bác cứ đi từ từ với e, đừng nóng vội nhé. Người ta học cả nửa năm, năm trời mới hiểu, ae ta học thế này là quá siêu tốc, ko phải gọi là quá thần tốc rồi đấy.

Bài 8 (Phần 3) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
(E đổi lại tên từng phần cho các bác dễ theo dõi chứ cứ 8.1 8.2 nhìn hoa mắt vãi)
Chu trình 2: Dầu bôi trơn đi từ lưới lọc dầu (lược dầu) -> Bơm dầu
(Các bác lưu ý, ở phần 2 e bổ sung thêm 1 số hình ảnh, các bác xem lại cho dễ hình dung hơn)
Giờ ta tìm hiểu cái bơm dầu nhé, đây là hình em nó trong thực tế
View attachment 345925
Hình 8.9 - Bơm dầu

Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.

Tháo em bơm ra xem nào
View attachment 345961
Hình 8.10 - Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy

E biết đến giờ nhiều bác vẫn đang thắc mắc ko biết trong máy nó có thiết kế hệ thống dẫn dầu bằng cách gắn thêm các ống như ông nước ko thì xin thưa là ko, người ta chế tạo thân máy dày nhô vào nhô ra lung tung để thiết kế thêm mấy cái ống nằm trong dẫn dầu luôn. Xem thêm phát ảnh nữa cho dễ hình dung
View attachment 345964
Hình 8.11 - Hướng đi của dầu

Các bác sẽ thấy là dầu được bơm hút từ các te lên qua lỗ dầu rồi đi vòng vòng trong thân máy ra cái lọc dầu như trên đấy. Rồi, quày lại các bơm dầu nào, xem em nó tháo rời ra nhé
View attachment 345966
Hình 8.12 - Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)
Đè ra, lột đồ e nó...
View attachment 346106
Hình 8.13 - Eo ơi, em í lõa thể
Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm...Hê hê...Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi
View attachment 345970
Hình 8.14 - Van an toàn của bơm dầu
Ok, đến đây các bác hình dung ra được chưa, ko được thì nghỉ bà đi, đàn ông gì mà lột hết đồ đến thế rồi mà đứng mặt nghệt ra thế thì vứt...Đùa chứ, tiếp nhé các bác, xem nguyên lý hoạt động của em bơm dầu nào
Internal_gear_pump.gif

Hình 8.15 - Hoạt động bơm dầu
Cũng đơn giản thôi nhở, giờ các bác xem cái nguyên lý van an toàn nhéView attachment 346058
Hình 8.16 - Nguyên lý van an toàn bơm dầu động cơ
Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.

Thôi, hôm nay học từng đó đã, hẹn các bác chu trình tiếp theo trong bài 8 nhé.
Hết bài 8 (phần 3)/ HV - Còn nữa...
Xem bài tiếp theo tại đây Bài 8 (Phần 4)