Em thì lần đầu đi Vios G cứ quen số sàn đi D xong chuyển qua số 3
! chạy miết như vậy cả tháng trời
- các Bác cho em hỏi ngu tý số 3 trên xe Vios AT có phải là số lớn nhất không ? chạy như em thì hậu quả sau này như thế nào ??? ( sau 1 tháng ngu đó em gặp thằng bạn nó chỉ mới biết là cứ D mà phan !!!!)
chắc bác gắn cản Inox phía sau hả?Hungnonglanh nói:Cám ơn bạn nhiều , đọc xong bài của bạn mình khôn thêm nhiều rồi chứ không như lần đầu chạy thử xe AT ( Everest ) mình đã để lại hậu quả không nhỏ tí nào - Khi đến ngã tư đèn đỏ ,Do chân trái rảnh quá mò hoài không thấy chân côn nên mò qua đạp nhằm chân thắng làm em Lanos chạy sau không thắng kịp hút vào mông cái rầm , mở cửa xe chạy xuống xem thì tội cho em Lanos bị mốp nguyên cốp trước mà xe mình thì chẳng sau cả . Phải công nhận Eve cứng thật .
một nguyên tắc an toàn rất hiệu quả khi dùng số tự động là " bất kỳ khi nào chân không để ở ga thì phải chuyển hờ sang thắng (phanh)" . những trường hợp đi số tự động bị tai nạn là do luống cuống đạp thắng mà nhầm vào chân ga . chỉ cần chậm 2 giây (= thời gian chuyển từ chân ga sang thắng) là có thể được đăng báo liền.
Hình như Vios có số 4 bác à. IN-V AT cao nhất là 4 số.lamds nói:Em thì lần đầu đi Vios G cứ quen số sàn đi D xong chuyển qua số 3! chạy miết như vậy cả tháng trời- các Bác cho em hỏi ngu tý số 3 trên xe Vios AT có phải là số lớn nhất không ? chạy như em thì hậu quả sau này như thế nào ??? ( sau 1 tháng ngu đó em gặp thằng bạn nó chỉ mới biết là cứ D mà phan !!!!)
Thực ra nếu hiểu rõ AT thì sẽ không sao. Ở MT khi mới đề pa, gặp cục gạch hay dốc chút xíu, các bác nhấn mạnh chân ga cho nó qua rồi đạp côn vào số 2 chạy tiếp không sao. Nhưng cứ thói quen đó mà qua AT, khi đề pa, de gặp dốc hay gì đó, "nhấn" mạnh ga là có khả năng thành xe điên ngay vì xe sẽ chồm rất nhanh và khi đó cuống quá sẽ đạp tiếp chân ga luôn. Vì vậy đi AT phải cực kỳ chú ý chân ga, vào ga từ từ thôi, khi gặp chướng ngại, đặc biệt lúc de thì chỉ nhấp mạnh 1 phát xong buông liền và bỏ qua thắng ngay.
In nói:....
Hỏi nguyên nhân thì mới biết, em quen như số sàn,
Sửa bài - sẽ post lại sau
Last edited by a moderator:
Bài này viết sai mấy đoạn, cụ thể là đoạn này
OD -Overdrive, số vượt tốc (tăng sức mạnh động cơ cần thiết) dùng như số D. O/D trên ôtô nghĩa là chế độ (hoặc chức năng) làm cho cái ôtô đó phải hoạt động ở mức độ khỏe hơn. ----> OD chỉ đơn giản là cắt bỏ số cao nhất (OverDrive OFF). Khi chạy ở số thấp hơn thì xe khỏe hơn, vậy thôi.
Khi dừng đèn đỏ, tốt nhất là để số D và giữ phanh. Bộ torque converter trong hộp số AT cho phép sự trượt này (vì là biến mô mềm, truyền động bằng dầu hộp số chứ không phải bánh răng).
Tại sao không cần về N?
- Vì thứ nhất là khi về N, xe sẽ có thể trôi tự do (cả tiến và lùi) -> nguy hiểm. Nhất là trường hợp đường hơi dốc lên, khi xuất phát trở lại, lỡ quên không đóng số D mà buông chân phanh, chuyển sang đạp chân ga, xe không tiến (vì đang ở N) mà lại trôi lùi lại thì ăn đòn đủ.
- Thứ 2 là: mỗi thao tác chuyển số đều là một lệnh, đóng mở hàng loạt van điều áp của hộp số. Càng xài nhiều đóng mở thì càng hao mòn. Tiết kiệm tý nào hay tý đó.
OD -Overdrive, số vượt tốc (tăng sức mạnh động cơ cần thiết) dùng như số D. O/D trên ôtô nghĩa là chế độ (hoặc chức năng) làm cho cái ôtô đó phải hoạt động ở mức độ khỏe hơn. ----> OD chỉ đơn giản là cắt bỏ số cao nhất (OverDrive OFF). Khi chạy ở số thấp hơn thì xe khỏe hơn, vậy thôi.
Khi dừng đèn đỏ, tốt nhất là để số D và giữ phanh. Bộ torque converter trong hộp số AT cho phép sự trượt này (vì là biến mô mềm, truyền động bằng dầu hộp số chứ không phải bánh răng).
Tại sao không cần về N?
- Vì thứ nhất là khi về N, xe sẽ có thể trôi tự do (cả tiến và lùi) -> nguy hiểm. Nhất là trường hợp đường hơi dốc lên, khi xuất phát trở lại, lỡ quên không đóng số D mà buông chân phanh, chuyển sang đạp chân ga, xe không tiến (vì đang ở N) mà lại trôi lùi lại thì ăn đòn đủ.
- Thứ 2 là: mỗi thao tác chuyển số đều là một lệnh, đóng mở hàng loạt van điều áp của hộp số. Càng xài nhiều đóng mở thì càng hao mòn. Tiết kiệm tý nào hay tý đó.