Hạng C
27/3/12
502
79
28
nhưng mình thấy mấy vụ tai nạn đọc trên vnexpress toàn là tài xế rời khỏi hiện trường (chắc là sợ dân vào đánh)
 
Hạng C
5/9/13
548
593
93
Rất cảm ơn những thông tin bổ ích của bác chủ ! AE OS nhiều người rất cần những thông tin như thế này, mong các bác có thêm nhiều bài đóng góp cho AE học hỏi thêm kinh nghiệm để xử lý những vụ việc tương tự.
 
Hạng B2
6/12/14
184
260
63
35
Ví dụ mình đi xe máy bị csgt kết luận mình có lỗi yêu cầu bồi thường mình có nên dt cho bảo hiểm k mấy bác.??thanks
 
Hạng D
13/8/11
1.454
764
113
Thưa các bác, các mợ. TNGT là điều không ai mong muốn, tuy nhiên khi xảy ra thì cần được xử nhanh chóng & khéo léo để giải quyết êm đẹp.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, em mạn phép đúc kết & chia sẻ để chẳng may có ai rơi vào tình huống chẳng-ai-mong-muốn thì nắm các bước và nguyên tắc xử lý theo từng giai đoạn sự vụ. Hơi dài dòng, nhưng khá quan trọng ạ.
st2.jpg

*****KINH NGHIỆM XỬ LÝ TNGT (KHÔNG thiệt hại về người)*****​
A. Các khái niệm & nguyên tắc chung:
1. Bảo hiểm dân sự (BHDS) - còn gọi là BH bắt buộc: dùng để xử lý khi phải khắc phục/bồi thường cho các bên trong TNGT. Mức bồi hoàn thông thường về dân sự là 70tr (nếu xe khách thì có mức khác)
2. Bảo hiểm vật chất (BHVC) - hay gọi là BH 2 chiều jj đó: dùng để sửa cái xe của mình sau các sự cố.
3. Nên trang bị camera hành trình trên xe, khi xảy ra sự cố hay TNGT mới thấy giá trị hữu dụng của camera hành trình.
4. Tính mạng con người quan trọng nhất, hãy luôn nhớ điểu này khi may mắn còn mạnh khoẻ mà xử lý vụ việc dù bạn có lỗi hay không.
5. Quan trọng: đi sai luật thì có CSGT xử phạt hành chính. Lỗi (nguyên nhân chính) trong TNGT không hẳn là do bạn đi chưa đúng luật.
6. Luôn giữ thái độ BÌNH TĨNH, nhã nhặn trong suốt quá trình xử lý vụ việc. Đã có CA & đơn vị BH sau lưng bạn rồi.

B. Ngay khi xảy ra TNGT:
1. Kiểm tra thiệt hại về người trước tiên. Sau đó nhanh chóng ra khỏi xe, nếu có người đi chung xe thì hỗ trợ di chuyển vào vị trí an toàn. Làm tương tự cho các xe khác trong vụ TNGT. Nếu phát hiện chảy xăng/dầu từ xe ra thì ngay lập tức tắt máy, rút chìa.
2. Gọi điện ngay cho CSGT tại khu vực xảy ra TNGT. Nếu không có số, hãy nhờ người dân gần đó báo CA.
3. Dùng biển báo hoặc bẻ cành cây để làm tín hiệu ở 2 chiều đoạn đường xảy ra TNGT nhằm cảnh báo các xe khác đang lưu thông trên đường. Đừng để xảy ra va quẹt liên hoàn sau đó.
4. TUYỆT ĐỐI không tranh cãi hay đôi co với các bên trong vụ va quẹt. Con người quan trọng hơn, còn lại để CA giải quyết. Em nhấn mạnh việc này vì phần lớn cac vụ va quẹt xong thường xảy ra cãi cự và xô xát giữa các bên.
5. Cung cấp camera hành trình và các chứng cứ khác có liên quan cho CA khi họ đến hiện trường.
6. Báo NGAY cho các bên bảo hiểm, kể cả BHDS và BHVC. Khi tường thuật cho BH, đừng nói bên nào có lỗi, chỉ báo là có sự việc xảy ra, yêu cầu đến xử lý ngay.

C. Tại cơ quan CSGT:
Sau khi làm biên bản hiện trường và các thủ tục khác, các bên sẽ về cơ quan CSGT để làm việc.
1. Tờ tự khai (tường thuật sự việc): có sao ghi vậy, cần nhớ biển số các xe liên quan. Nếu bạn có camera hành trình, hãy tường thuật như diễn biến trong camera.
Khi chốt tờ khai, nhớ là ghi rõ bạn điều khiển xe trong điều kiện mạnh khoẻ, tỉnh táo và có đầy đủ giấy tờ theo luật định.
2. Xe về bãi: hãy lấy TẤT CẢ vật dụng cá nhân, kể cả thiết bị ngoại vi có thể tháo rời trên xe ra. Đĩa CD cũng mất nữa chứ đừng nói là thứ khác ^^
3. TUYỆT ĐỐI không đưa ra nhận định hay quy kết lỗi thuộc về bên nào. Việc này rất quan trọng.
4. "Quyền trợ giúp": nếu bạn nghĩ có "quyền trợ giúp" hỗ trợ, hãy dùng quyền này của 1 bên thôi. Nhiều bên sẽ gây rối.

D. Thoả thuận dân sự (TTDS):
Trong các TNGT không có thiệt hại về người, CSGT thường yêu cầu các bên tự thoả thuận dân sự. ĐỪNG bước vào thoả thuận dân sự khi bạn chưa có đủ thông tin, đặc biệt là KẾT LUẬN của CSGT về nguyên nhân TNGT.
Do đó, khi được yêu cầu TTDS, bạn cần nêu rõ quan điểm là sẽ thoả thuận theo kết luận của CSGT. Trừ 1 số trường hợp va quẹt nhẹ, hư hại không bao nhiêu thì tự xử luôn cho nhanh. Ở đây em nói về thiệt hại xe cộ khá nặng.
1. Để TTDS cần có báo giá chính thức, của hãng hoặc của 1 garage trung lập. Cần lôi kéo đơn vị BHDS của mình vào việc xem xét các báo giá này.
2. Đề nghị CSGT hỗ trợ và cho biết kết luận nguyên nhân tại nạn trước khi bạn ngồi xuống TTDS với các bên liên quan. Nên nhớ: Nếu bạn không có lỗi trong TNGT thì BHDS không bồi hoàn cho bạn dù bạn có đồng ý bồi thường cho bên kia.
3. TTDS khi CSGT kết luận "lỗi hỗn hợp": nếu rơi vào ca này thì ngoài việc bị phạt hành chính thì TTDS bạn nên dựa vào nguyên tắc 50-50 theo thiệt hại từng xe. VD: lỗi hỗn hợp của cả xe A&B, xe A thiệt hại là 4đ, xe B thiệt hại 6đ. Vậy A đền cho B là 3đ, B đền cho A 2đ, bù trừ qua lại là A đền cho B 1đ.
4. Việc TTDS sẽ được CSGT yêu cầu mời làm việc 3 lần, do đó cứ bình tĩnh để có được kết luận nguyên nhân TNGT rồi mới thoả thuận.

E. Chốt hồ sơ vụ việc:
1. "Cảm ơn" là văn hoá ở VN, chuyện này tuỳ bạn hiểu và áp dụng. Rất có thể vụ việc sẽ kéo dài và khi chốt hồ sơ, nó rơi vào những lúc "hết giờ làm việc"
2. Các đơn vị BH phải "song hành" cùng mình khi xử lý vụ việc. Cần hỏi rõ các thủ tục & giấy tờ liên quan để tránh việc không claim được BH sau này.

Em tạm chốt ở đây, nhiều khía cạnh khác có liên quan nhưng không tiện viết và cũng không biết diễn đạt thế nào.
Chỉ mong chia sẻ chút ít kinh nghiệm & mong là không ai phải xài tới.

Chỉ hữu ích khi thật sự công minh theo quy định của pháp luật. Nếu xài Luật khác thì thua toàn tập!